Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNgười bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi...

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?


Bệnh nhân lấy thuốc có bảo hiểm y tế tại bệnh viện quận 1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bệnh nhân lấy thuốc có bảo hiểm y tế tại bệnh viện quận 1, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Đề xuất này được dư luận ủng hộ vì lợi cả đôi đường: giảm gánh nặng hệ thống y tế, thuận lợi cho người dân (nhất là người dân các tỉnh lẻ).

Tuổi Trẻ trích dẫn ý kiến của người bệnh, ý kiến ngành y tế về vấn đề này:

– Ông NGUYỄN ĐỨC HÒA (phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam):

Đề xuất dựa trên ý kiến chuyên môn

Ông Nguyễn Đức Hòa

Ông Nguyễn Đức Hòa

Đề xuất này dựa trên ý kiến chuyên môn, với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thường ổn định, việc thay đổi thuốc không cần thiết phải hằng tháng. Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đã triển khai kê đơn thuốc 3 tháng/lần đối với một số bệnh mạn tính và không có phát sinh biến chứng.

Vì vậy Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho nhóm bệnh nhân này đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày, thay vì 30 ngày theo quy định hiện nay.

Việc tăng thời gian kê đơn giúp lợi cả đôi đường cho bệnh nhân và bệnh viện. Bệnh nhân kéo dài thời gian tái khám, bệnh nhân không mất công đi lại, thời gian, chi phí… Bên cạnh đó, giảm tải cho bệnh viện trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân mạn tính đã điều trị ổn định.

Từ năm 2023, chúng tôi đã 2 lần gửi văn bản đề xuất bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị về thời gian kê đơn thuốc. Tôi mong muốn Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất, áp dụng càng sớm càng tốt.

– Ông N.V.D. (55 tuổi, TP.HCM, mắc bệnh tiểu đường nhiều năm):

Giảm bớt áp lực cho người bệnh

Tôi mắc bệnh từ nhiều năm nay và đã được điều trị ổn định nhưng hằng tháng phải gác công việc đến bệnh viện khám lại để có đơn thuốc. Trong khi đó đa phần các thuốc được kê đơn hằng tháng đều giống nhau, trường hợp từ 3-6 tháng phải xét nghiệm lại mới điều chỉnh thuốc.

Tôi đề nghị nên phát thuốc cho những bệnh nhân bị bệnh mạn tính trong vòng 60 ngày, như thế sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt áp lực.

– Ông PHẠM VĂN NHÂN (65 tuổi, tỉnh Ninh Bình):

Linh hoạt với người bệnh không có điều kiện đi xa

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?- Ảnh 3.

Tôi mới phát hiện bị tiểu đường, tăng huyết áp khoảng 3 năm nay, hằng tháng tôi phải đến bệnh viện để tái khám kê lại đơn thuốc. Thế nhưng do lớn tuổi, con cháu không ở gần nên tôi thường phải tự đi bộ rồi đón xe khách đến bệnh viện tỉnh cách nhà 40km để bác sĩ kê đơn thuốc.

Đến bệnh viện người bệnh đông đúc, chen chúc nhau, rất khổ cho bệnh nhân tuổi cao sức yếu như chúng tôi. Tôi rất mong có thể kéo dài thời gian kê đơn thuốc để người bệnh đỡ vất vả.

– Ông NGUYỄN THÀNH TÂM (giám đốc Bệnh viện quận 1, TP.HCM):

Tùy từng bệnh mạn tính xem xét điều chỉnh

Ông Nguyễn Thành Tâm

Ông Nguyễn Thành Tâm

Tùy một số loại bệnh mạn tính các bác sĩ có thể linh hoạt để thay đổi thời gian kê đơn cho người bệnh. Với người bệnh mới phát hiện bệnh thời gian kê đơn thuốc nên tối đa là 30 ngày để các bác sĩ nắm bắt tình hình, làm thêm các xét nghiệm…

Đối với các trường hợp bệnh đã điều trị lâu, ổn định có thể tăng thời gian kê đơn thuốc cho người bệnh trên 30 ngày, đặc biệt là các trường hợp như: nhà xa, đi du lịch, không thể tái khám thường xuyên tại bệnh viện…

Tuy nhiên một số loại bệnh mạn tính có nhiều yếu tố nguy cơ rất dễ gây biến chứng, trở nặng, do đó không được chủ quan mà nên đến bệnh viện để các bác sĩ đánh giá lại.

Ví dụ một số bệnh mạn tính như lipid máu thời gian tái khám nên 1-2 tuần hoặc mỗi tháng để được xét nghiệm, các bác sĩ đánh giá, điều trị thêm hoặc bớt liều thuốc cho bệnh nhân.

– TS TRẦN THANH TÙNG (phó trưởng bộ môn dược lý, Trường đại học Y Hà Nội):

Có thể thực hiện sớm

TS Trần Thanh Tùng

TS Trần Thanh Tùng

Bệnh mạn tính cần điều trị thuốc kéo dài, sau giai đoạn đầu kê đơn nhằm tìm loại thuốc và liều lượng phù hợp trong vòng 15-30 ngày, bác sĩ đánh giá lại và có thể kê đơn cho bệnh nhân lĩnh thuốc trong 60 ngày.

Thực hiện được điều này sẽ tiết kiệm nhân lực y tế, giảm tải cho bệnh viện, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian, chi phí cho người mắc bệnh mạn tính. Bộ Y tế nên sớm nhất trí thực hiện quy định kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính lên 60 ngày.

– Bà TRẦN THỊ OANH (phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội):

Bệnh viện giảm thu, nhưng cần nhìn xa hơn

Bà Trần Thị Oanh

Bà Trần Thị Oanh

Tôi ủng hộ việc kê đơn 2 tháng/lần cho bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính đã ổn định thay vì 1 tháng/lần như hiện nay. Với đề xuất 3 tháng/lần thì thời gian quá dài, tôi nghĩ là không nên.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng cá thể từng bệnh nhân để quyết định cấp thuốc 2 tháng hay 1 tháng/lần. Việc chỉ định cần đảm bảo sức khỏe và tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh.

Nhiều bệnh viện lo ngại thời gian cấp thuốc lên 2 tháng/lần sẽ giảm nguồn thu từ việc thăm, khám. Tôi cho rằng việc giảm thu này sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến các bệnh viện, thậm chí nhìn xa hơn bệnh viện sẽ được lợi khi quản lý bệnh tốt, tạo được uy tín với người bệnh.

Nếu cấp thuốc 2 tháng/lần, nghĩa là lượt thăm khám của bác sĩ sẽ giảm đi một nửa, như vậy bác sĩ sẽ có nhiều thời gian tư vấn, tầm soát kỹ hơn, tương tác với bệnh nhân nhiều hơn.

Bên cạnh đó việc giảm nguồn thu từ số lượt thăm khám nhưng số tiền này vẫn là tiền nằm trong quỹ bảo hiểm y tế và có thể sử dụng trong những nội dung khác. Bệnh viện có thể sử dụng hiệu quả nguồn quỹ hơn như làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn cho các bệnh nhân tiến triển thay vì những xét nghiệm bình thường để quản lý bệnh hằng tháng.

– Ông NGUYỄN TRỌNG KHOA (phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế):

Cần cân nhắc kỹ lưỡng

Ông Nguyễn Trọng Khoa

Ông Nguyễn Trọng Khoa

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 do giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã triển khai cấp thuốc ngoại trú 3 tháng/lần. Tuy nhiên để điều chỉnh hoàn toàn thì cần cân nhắc giữa mặt lợi và nguy cơ. Mặt lợi là người dân giảm được thời gian đi lại, bệnh viện giảm gánh nặng.

Kéo dài thời gian kê đơn cũng có thể dẫn đến nguy cơ người bệnh lâu không được thăm khám, không theo sát được diễn biến bệnh có thể gây ảnh hưởng việc điều trị. Chúng tôi đang cân nhắc nghiên cứu đề xuất này và sẽ có điều chỉnh văn bản, thông tư hướng dẫn về thời gian kê đơn.

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?- Ảnh 8.

Thời gian kê đơn thuốc điều trị mạn tính tại các nước

Ở phần lớn quốc gia trên thế giới, thời gian kê đơn thuốc điều trị mạn tính nằm trong khoảng từ 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nước cân nhắc việc kéo dài thời gian kê đơn thuốc.

Tại Úc, tháng 4-2023, cơ quan hữu quan nước này chấp thuận việc kê đơn thuốc lên đến 60 ngày cho 320 loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc được áp dụng chủ yếu nhằm điều trị bệnh tim, huyết áp cao, béo phì…

Với sự thay đổi này, Chính phủ Úc ước tính mỗi bệnh nhân sẽ tiết kiệm lên đến 180 AUD/năm (2.900.000 đồng). Trong vòng bốn năm, cả nước có thể tiết kiệm lên đến 1,6 tỉ AUD.

Tại Thái Lan, từ năm 2016, Bệnh viện quân y Phramongkutklao tiến hành thí điểm cho tất cả bệnh nhân được kê đơn thuốc 3 tháng (90 ngày).

Nghiên cứu công bố hồi tháng 5-2023 bởi đội ngũ khoa học tại bệnh viện này và ĐH Chulalongkorn cho thấy việc cho tất cả bệnh nhân được kê đơn thuốc 90 ngày đã góp phần tăng tỉ lệ chấp hành đơn thuốc của người bệnh.

Tại Anh, bộ y tế không đặt ra giới hạn cứng nào mà chỉ quy định thời lượng của mỗi đơn thuốc “cân bằng giữa sự thuận tiện cho bệnh nhân và tình trạng bệnh lý lâm sàng, việc tiết kiệm chi phí và sự an toàn của người bệnh”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Không mua bảo hiểm y tế học sinh bị đình chỉ, mời phụ huynh

TRUNG QUỐC - Một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Trung Quốc), gây xôn xao khi thông báo với phụ huynh không mua bảo hiểm y tế rằng con họ sẽ bị đình chỉ học. Sáng 30/10, cô Lôi, một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Tứ Xuyên, Trung Quốc), đăng lên nhóm lớp nội dung: "Phụ huynh chưa điền đơn mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho...

Cả nước có gần 94 triệu người tham gia bảo hiểm y tế

Cụ thể, số người tham gia BHXH đạt 19,365 triệu người, tăng 11,39%. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 15,560 triệu người, tăng 9,2%. Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 93,937 triệu người, tăng 3,16%. Số tiền thu BHXH, BHTN, BHYT đến hết tháng 10/2024 tăng 12,81% so với cùng kỳ năm 2023. Giám đốc BHXH Hà Nội Phan Văn Mến cho biết, riêng tại Hà Nội các chỉ tiêu, nhiệm...

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng...

Tin tức sáng 6-11: Giá USD ‘chợ đen’ tăng vọt; Lộ diện ‘ngôi sao’ tăng giá trên sàn chứng khoán

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội thảo luận về các nhóm chính sách lớn sửa Luật Đầu tư công; 10 tháng đầu năm, thu bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế tăng gần 13% so với cùng kỳ; Việt Nam đạt kỷ lục 9 triệu tài khoản chứng khoán... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuyển chọn nữ quân nhân: Cao trên 1,60m, ngoại hình cân đối, sắc diện sáng

Nữ công dân từ đủ 18 đến 25 tuổi, cao lấy từ 1,60m trở lên, ngoại hình cân đối, quân dung tươi tỉnh, chưa lập gia đình, chưa có con… là một số yêu cầu của Bộ Quốc phòng khi tuyển chọn nữ quân nhân nhập ngũ năm 2025. ...

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Tôn vinh nhà giáo xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 2 năm 2024 được TP.HCM tổ chức như một sự ghi nhận và tôn vinh những giáo viên, nhà quản lý xuất sắc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thêm chính sách phát triển nhà giáo*...

Quảng Ninh xử lý hơn 30 trường hợp khai thác IUU bất hợp pháp

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã xử phạt hơn 30 trường hợp vi phạm có liên quan đến khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nộp ngân sách nhà nước hơn 700 triệu đồng. ...

Về Bến Tre nhận học bổng Tiếp sức đến trường, tới sớm… 3 tiếng

900 triệu đồng học bổng Tiếp sức đến trường sẽ được báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm trao cho tân sinh viên nghèo hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre sáng nay 10-11, tại hội trường lớn UBND tỉnh Bến Tre. ...

Giao xe máy cho trẻ: Quyết định cân não

Giữa áp lực thời gian và nỗi lo an toàn, nhiều phụ huynh đứng trước lựa chọn khó khăn: giao xe máy cho con đi học hay tiếp tục vất vả đưa đón? * Cô Hà Thị Kim Sa (chủ tịch hội đồng trường kiêm hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hồng Hà, TP.HCM):Đầu tư xe đưa đón học sinhDịch vụ đưa...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

4 mẹo chọn thực phẩm ăn sáng ngăn đường huyết tăng

Chọn thực phẩm giàu chất xơChất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, dẫn đến phản ứng đường huyết diễn ra chậm hơn. Chúng ta không nhất thiết phải ăn ít carbohydrate vào bữa sáng, hãy chọn những loại carbohydrate có nhiều chất xơ như quả mọng, bánh mì nướng nguyên cám, quả bơ và đậu...Thêm proteinCác nguồn protein như trứng, sữa chua Hy Lạp hoặc thịt nạc làm chậm quá trình tiêu hóa để giảm lượng...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Vẫn còn “điểm nghẽn” trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Đó là nhận định của Bộ Y tế về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện nay. Đó là nhận định của Bộ Y tế về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện nay. Hiện nay, việc mua sắm, đấu thầu thuốc, thiết...

4 điều các chuyên gia khuyên làm khi khó ngủ

Mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ… là những dấu hiệu rối loạn có hại sức khỏe. Dưới đây là 4 mẹo mà các chuyên gia y tế đề ra, được chính họ thực hiện mỗi khi có vấn đề trong việc duy trì...

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.

Omega-3 có những tác dụng gì?

Omega-3 là loại axit béo không no, rất cần thiết cho cơ thể và gồm 3 loại chủ yếu là EPA, DHA và DPA. Loại axit béo không no này không quá xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi Omega-3 có tác dụng gì và uống Omega-3 thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.Omega-3 có tác dụng gì với sức khoẻ?Omega-3 trở thành thực phẩm tốt...

Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân bất ngờ từ chế độ ăn

Bác sĩ điều trị cho bà Tống giải thích: "Tình trạng của bà có liên quan đến chế độ ăn kiêng tiêu cực mà bà thường áp dụng mỗi ngày". ...

Mới nhất

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Tôn vinh nhà giáo xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 2 năm 2024 được TP.HCM tổ chức như một sự ghi nhận và tôn vinh những giáo viên, nhà quản lý xuất sắc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. ...

“Phát triển khối đại học công lập và khối ngoài công lập là bình đẳng”

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong phát biểu nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Đại học Duy Tân và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ...

Sáng 10/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự quá tải, phải ra khuyến cáo

Thống kê tới hơn 9 giờ sáng 10/11, đã có khoảng 10.000 người dân, du khách đổ về Bảo tàng tham quan. Đến thời điểm hiện tại, khoảng hơn 1.500 xe ôtô các loại đã không còn chỗ đỗ.Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón kháchBảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút...

Quảng Ninh xử lý hơn 30 trường hợp khai thác IUU bất hợp pháp

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã xử phạt hơn 30 trường hợp vi phạm có liên quan đến khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nộp ngân sách nhà nước hơn 700 triệu đồng. ...

Mới nhất