Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNgừa nguy cơ đột quỵ do nắng nóng

Ngừa nguy cơ đột quỵ do nắng nóng


Nắng nóng gay gắt dễ gây say nắng, say nóng hoặc đột quỵ. Theo Bộ Y tế, nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, đặc biệt với những người có nguy cơ cao như: người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai; những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức; người mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, hen phế quản, đái tháo đường…

Các sự cố về sức khỏe do nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng. Mức độ nhẹ có biểu hiện mệt mỏi, khát nước, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, chuột rút. Nặng hơn là biểu hiện đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, và có thể tử vong.

Ngừa nguy cơ đột quỵ do nắng nóng - Ảnh 1.

Khoảng thời gian nắng nóng gay gắt nhất là từ 10 – 16 giờ

SƠ CỨU ĐÚNG CÁCH

Người gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp. Với mức độ nhẹ, cần chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió. Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát. Đặt khăn thấm nước mát tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể.

Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như: nước oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10 – 15 phút, các biểu hiện sẽ giảm dần.

Nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng, cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển, thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI TRỜI QUÁ NÓNG

Để dự phòng các tác hại do nắng nóng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian nắng nóng gay gắt nhất (từ 10 – 16 giờ). Đặc biệt cần uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.

Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài, bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng trước khi đi ra ngoài trời.

Với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng, cần sắp xếp thời gian làm việc vào những lúc trời mát hơn như sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút.

Cần lưu ý hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể, đặc biệt là vùng vai, gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.

Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung muối và khoáng chất như oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc. Cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng các loại nước này.

Thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như: sử dụng mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống quạt thông gió phù hợp. 

Say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt do tiếp xúc với nhiệt độ môi trường tăng cao và/hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức, vượt quá khả năng điều hòa của trung khu điều nhiệt dẫn đến rối loạn mất khả năng kiểm soát thân nhiệt. Say nóng có thể phát triển thành say nắng (sốc nhiệt).

Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (trên 40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp do tác động của nắng nóng và/hoặc các hoạt động thể lực quá mức.

Say nóng thường gặp về buổi chiều có nhiều tia hồng ngoại, kết hợp với làm việc ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém. Trong khi đó, say nắng thường vào thời điểm giữa trưa trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại, kết hợp làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém.

(Nguồn: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư)



Source link

Cùng chủ đề

Lọc máu có phòng ngừa được đột quỵ?

Theo bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Mạch máu Việt Nam, các thông tin cho rằng phương pháp lọc máu có thể ngừa đột quỵ, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, giảm béo là không có cơ sở khoa học.Về chuyên môn, lọc máu là phương pháp lọc huyết tương với hai quả lọc, dành cho người bệnh nặng như tăng lipid máu cao nguy cơ tắc mạch máu, bệnh đa u tủy xương chứ không...

Vấn đề tiêu hóa ít ngờ tới làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

Táo bón dù là vấn đề sức khỏe hết sức thông thường nhưng nếu kéo dài có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn đối với sức khỏe. Một nghiên cứu mới đây phát hiện táo bón có thể làm tăng đáng...

Nguy cơ đột quỵ khi thời tiết nắng nóng cao điểm

Nắng nóng cao độ sẽ là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh hoặc khiến nhiều bệnh khác tăng nặng, trong đó có đột quỵ, nên người dân cần chú ý bảo vệ sức khỏe. Nỗi lo đột quỵ Nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân trong đó có bệnh đột quỵ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ đột quỵ và...

Nắng nóng gia tăng diện rộng, miền Bắc 38 độ C

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 9-10/8, nắng nóng tiếp diễn và gia tăng trên diện rộng ở miền Bắc, bao gồm khu vực Tây Bắc Bộ. Riêng nam Sơn La, Hòa Bình và đồng bằng Bắc Bộ, nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%. Tại Hà Nội, trang Accuweather dự báo khu vực có thể ghi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cách ăn chay giúp giảm huyết áp

Một trong những điều quan trọng nhất với người bị huyết áp cao là phải kiểm soát được huyết áp. Vì áp lực bên trong mạch máu tăng cao suốt thời gian dài sẽ dễ gây tổn thương thành mạch máu, tăng nguy...

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh việc chống lại chính sách kiềm tỏa của Mỹ. ...

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Bộ trưởng TT-TT: ‘Số người dùng 1.000 mạng xã hội Việt Nam cộng lại bằng Facebook, TikTok’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội, số người dùng cộng lại bằng hoặc cao hơn các mạng xã hội như Facebook, TikTok... Mạng xã hội không tuân thủ có thể bị dừng hoạt động Sáng 12.11, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) nêu tình trạng quảng cáo không đúng gây hiểu nhầm, thậm chí có thể...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cùng chuyên mục

Cách ăn chay giúp giảm huyết áp

Một trong những điều quan trọng nhất với người bị huyết áp cao là phải kiểm soát được huyết áp. Vì áp lực bên trong mạch máu tăng cao suốt thời gian dài sẽ dễ gây tổn thương thành mạch máu, tăng nguy...

Công tác định hướng dư luận xã hội trong lĩnh vực y tế cần nỗ lực nhiều hơn nữa

(ĐCSVN) - Công tác nắm bắt dư luận xã hội trong bất cứ bối cảnh nào cũng luôn đi trước một bước, để tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội cũng còn những khó khăn. Do đó, cần kịp thời có các giải pháp khả thi để tiếp tục đổi mới công tác định hướng dư luận xã hội, góp phần...

Những trường hợp nào tuyệt đối không nên ăn ổi kẻo “lợi bất cập hại”?

Những người nào ăn ổi là ''lợi bất cập hại''? Những người có hệ tiêu hóa yếu: quả ổi rất giàu vitamin C và fructose, khiến cơ thể khó hấp thụ quá nhiều vitamin C hoặc fructose, có thể dẫn đến đầy hơi. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tin rằng có tới 40% số người đang mắc phải tình trạng kém hấp thụ fructose thì hầu hết đều bị hấp thụ kém hiệu quả trong ruột non....

Hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí, cứu sống bệnh nhi từ Campuchia

Theo bác sỹ Nguyễn Trí Hào, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim rất hiếm gặp. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ tiếp nhận một đến hai trẻ mắc bệnh này. Ngày 12/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh thông tin vừa phẫu thuật khẩn cấp và huy động hỗ trợ chi phí hơn 100 triệu...

Cứu sống bệnh nhi Campuchia bị bệnh tim hiếm gặp

Ngày 12/11, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi người Campuchia bị màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng. ...

Mới nhất

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Báo chí Trung ương và Hà Nội nhiệm kỳ 2024-2029

(NADS) - Sáng nay, ngày 12 tháng 11 năm 2024, tại Hà Nội, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Báo chí Trung ương và Hà Nội đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024-2029 ...

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh...

Vietjet nhận giải thưởng lớn về công nghệ số

Vietjet vừa được vinh danh tại Giải thưởng ASOCIO DX Award ghi nhận các sáng kiến và giải pháp công nghệ số trong việc xây dựng hệ sinh thái số và cải thiện trải nghiệm người dùng. ...

Thủ tướng nêu rõ hướng phát triển điện hạt nhân, tạo các tiền đề để phát triển

Thủ tướng cho biết, trong tháng 10, kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội hơn tháng 9; tính chung 10 tháng kết quả đạt được tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đồng...

Cần đổi mới, tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để báo chí phát triển, thời gian tới, cần hoàn thiện Luật Báo chí và các luật có liên quan. Đồng thời, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. ...

Mới nhất