Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ăn tối giờ nào là tốt nhất cho sức khỏe?; 4 nguyên nhân gây đau nhức cơ thể dù không bị sốt; Cắt giảm tinh bột dẫn đến đau đầu, giảm sút trí nhớ…
Ngủ trưa quá lâu khiến nguy cơ béo phì cao hơn
Theo các chuyên gia, thời lượng giấc ngủ trưa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cách cơ thể chúng ta hoạt động.
Trong một nghiên cứu chuyên sâu về mối liên hệ giữa giấc ngủ trưa và các vấn đề chuyển hóa của cơ thể được công bố trên tạp chí khoa học Obesity (Béo phì) mới đây, nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha phát hiện ra rằng thời lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.
Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành trên hơn 3.000 người Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng những người thường xuyên có giấc ngủ trưa dài hơn 30 phút thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 2% so với những người không ngủ.
Ngoài ra, những người thường xuyên có giấc ngủ trưa dài hơn 30 phút cũng có nguy cơ béo phì cao hơn 23% và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa (làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch) cao hơn 40% so với nhóm không ngủ.
Dữ liệu sức khỏe của nhóm người tham gia có thời gian ngủ trưa ngắn hơn 30 phút lại cho thấy khả năng giảm đến 21% nguy cơ hình thành bệnh cao huyết áp. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 21.6.
Ăn tối giờ nào là tốt nhất cho sức khỏe?
Ăn tối sớm có thể mang lại nhiều lợi ích bất ngờ ngoài việc giảm cân. Ăn sớm không chỉ cung cấp cho hệ thống tiêu hóa đủ thời gian để đốt cháy calo, nó cũng tác động tích cực đến hoóc môn tạo cảm giác no, giảm cả đường huyết, cholesterol, huyết áp cao và cả bệnh tim.
Nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ) đã kiểm tra những bệnh nhân bị thừa cân hoặc béo phì và so sánh những điều xảy ra cho cơ thể giữa việc ăn tối lúc 17 giờ chiều so với ăn tối muộn hơn.
Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn tối lúc 17 giờ chiều là tốt nhất để mang lại lợi ích sức khỏe tối đa.
Một nghiên cứu gần đây, được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, cho thấy những người ăn tối sớm, vào khoảng 18 giờ, có lượng đường trong máu thấp hơn gần 20% và quá trình đốt cháy chất béo tăng 10% so với ăn tối muộn, ngay cả khi tiêu thụ bữa tối như nhau. Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Chenjuan Gu, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhấn mạnh: Những tác động này xảy ra ở người khỏe mạnh, thậm chí còn rõ hơn ở người béo phì hoặc tiểu đường. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 21.6.
4 nguyên nhân gây đau nhức cơ thể dù không bị sốt
Đau nhức cơ thể và sốt là 2 triệu chứng bệnh đi kèm nhau rất phổ biến, đặc biệt là bệnh cúm do virus gây ra. Nhưng trong nhiều trường hợp, người bệnh dù đau nhức cơ thể nhưng lại không bị sốt. Tùy từng trường hợp mà có cần đến bác sĩ kiểm tra hay không.
Đau nhức cơ thể nhưng không bị sốt có thể do những nguyên nhân sau:
Căng thẳng. Căng thẳng có thể gây đau nhức khắp cơ thể. Tuy nhiên, cơn đau nhức này khác với cơn đau nhức do bệnh tật gây ra. Nếu nguyên nhân do căng thẳng thì vị trí thường bị đau nhức nhất là cổ, vai và lưng. Những vị trị ít phổ biến hơn khác là chân, bụng hoặc ngực.
Những cơn đau nhức cơ thể do bệnh tật thì tình trạng đau nhức thường đến nhanh, lan khắp người với cường độ cao và thường tập trung vào một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn vài giờ hay vài ngày.
Trong khi đó, đau nhức do căng thẳng sẽ đến một cách từ từ. Căng thẳng liên tục và mạn tính dễ dẫn đến tình trạng căng cơ kéo dài. Nếu phát hiện cơ thể đau nhức do căng thẳng thì hãy thử các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền hoặc yoga. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!