Trang chủDestinationsHà NộiNgủ trong ô tô thế nào cho an toàn?

Ngủ trong ô tô thế nào cho an toàn?


(HNMO) – Vụ việc đáng tiếc xảy ra hôm nay (2-6) tại huyện An Lão (Hải Phòng), khi 3 người có dấu hiệu bị ngạt khí trong xe ô tô, trong đó 1 người đã tử vong, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thói quen ngủ trong ô tô không đúng cách.

Trên lý thuyết, ngủ trong ô tô là an toàn.

Với bất kỳ người dùng ô tô nào, việc chợp mắt trong xe là điều không lạ, nhưng cần biết những lưu ý quan trọng để tránh thói quen này có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng.

Ngủ trong ô tô có an toàn không? 

Về cơ bản, ngủ trong ô tô là an toàn. Thiết kế xe nguyên bản không kín khí hoàn toàn, cho phép ôxy có thể thoải mái lưu thông qua khoang lái, giúp người bên trong thở dễ dàng ngay cả khi mọi cánh cửa đều đóng. Theo một nghiên cứu của Trung tâm thông tin sinh học quốc gia Hoa Kỳ, không khí trong xe sẽ được “làm mới” sau mỗi 1-3 tiếng, kể cả khi động cơ tắt và cửa kính đóng hoàn toàn. Các tài liệu chỉ ra, phải có ít nhất 8-9 người trong xe 5-7 chỗ mới bắt đầu xảy ra tình trạng thiếu ôxy. 

Tránh “sát thủ vô hình”

Mặc dù vậy, thiếu ôxy không phải nguy cơ khi ngủ trong ô tô đóng kín cửa, mà khí CO (carbon monoxide) trong khí thải mới là sát thủ thực sự, gây ra nhiều vụ tử vong đáng tiếc. Cho dù xe ô tô của bạn thuộc loại gì, thì nguy cơ ngộ độc CO luôn hiện hữu, đặc biệt là khi bạn ngủ trong xe ô tô.

Điều đáng sợ ở chỗ, CO là chất khí không màu, không mùi, không vị, vì thế, con người không thể nhận ra đã hít phải thứ khí độc này cho đến khi quá muộn. Khi lượng CO trong máu vượt mức an toàn, người hít khí này có thể bị chóng mặt hay khó thở tạm thời. Một khi bị nhiễm ở mức cao, tử vong là khó tránh. 

Cần hạn chế tối đa việc ngủ trên xe đỗ trong phòng kín.

Nên tắt điều hòa khi ngủ 

Việc tắt điều hoà nhiệt độ trong xe khi ngủ sẽ giúp tránh rủi ro nếu khí thải bị rò rỉ từ đường ống xả. Điều này xảy ra khá thường xuyên trên các xe đã cũ. Nếu nhiệt độ ngoài trời và trong xe chênh quá lớn, bạn có thể hé kính để tạo trạng thái cân bằng trước khi nghĩ tới việc nổ máy và bật điều hòa. Với xe điện, việc bật điều hòa khá an toàn do đặc thù thiết kế chỉ sử dụng điện, nhưng cần lưu ý để tránh cạn kiệt pin, khiến xe không thể di chuyển sau đó.  

Tránh làm cách âm, chống ồn sai nguyên tắc cho xe

Ngày nay, việc các chủ xe phun phủ gầm hay làm cách âm, chống ồn cho “xế cưng” không hiếm, nhưng làm thế nào cho đúng cách thì ít người biết. Trên ô tô thực tế có nhiều lỗ thoáng và các thiết kế khe hở để thoát nước, nhưng phần lớn những chi tiết này đều sẽ bị lấp kín nếu kỹ thuật viên dán/phun các lớp cách âm, chống ồn không có kiến thức chuyên môn cao. 

Các lớp chống ồn có thể che kín lỗ thoát nước, thông khí… trên xe.

Tránh ngủ trên xe đỗ trong phòng kín 

Một điều ít người để ý là dù ô tô không kín khí, gara xe trong các hộ gia đình lại thường khá kín, và không có đường thoát cho khí thải nếu người dùng vừa nổ máy, vừa ngủ trong xe. Khi khí thải tràn ngập trong phòng, nó sẽ lọt ngược vào khoang lái, nguy cơ cao gây ra những hệ luỵ đáng tiếc. Vì thế, hãy bảo đảm nơi đỗ xe thông thoáng không khí trước khi chìm vào giấc ngủ. 

Chú ý tư thế ngủ

Hầu hết ô tô hiện nay đều cho phép chỉnh ghế vào các tư thế phù hợp với giấc ngủ, tránh các chấn thương ngoài ý muốn có thể xảy ra. Đơn cử, trên một số dòng xe Honda với Magic Seat, ghế của xe thậm chí có thể mở thẳng hàng để tạo thành một chiếc giường hoàn hảo. Cần tham khảo hướng dẫn sử dụng kèm theo xe để biết cách thiết lập phù hợp nhất.

Chiếc “giường” khá thoải mái trên Honda Jazz.

Thông báo với người khác về việc bạn ngủ trong xe 

Việc ai đó biết bạn đang ngủ trên xe sẽ giảm rủi ro đáng kể. Họ có thể thỉnh thoảng kiểm tra tình trạng của bạn, và xử lý các sự cố nếu phát sinh. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc đặt hẹn giờ trước khi chìm vào giấc ngủ trên chiếc “xế cưng” của mình. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Thanh niên Thủ đô tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Kinhtedothi - Chương trình được tổ chức nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên thanh niên về an toàn khi tham gia giao thông; nâng cao kiến thức, ý thức tuân thủ Luật giao thông đường bộ góp phần giảm thiểu những vi phạm và tai nạn giao thông. Ngày 24/11, Thành đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chùm...

tuyên truyền triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 25/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Kế hoạch này nhằm tổ chức triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ kịp thời, đồng bộ, thống nhất và đạt hiệu quả. Xác định cụ thể các nội dung công việc,...

Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 27/6/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.  Để triển khai thi hành kịp thời, thống nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật nhằm xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông

Theo kế hoạch, trong 2 ngày (từ 23 đến 24/5), Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trật tự ATGT 2024 cho Chủ tịch,...

Tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh

Chương trình có sự góp mặt của Thiếu tá Hoàng Văn Bình - Phó Đội trưởng đội CSGT đường bộ số 6, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Vũ, Thượng uý Nguyễn Văn Chiến cùng 1.550 người là cán bộ,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Bài đọc nhiều

“Chợ cóc” lấn chiếm hè đường

(HNMO) - Vỉa hè thành nơi bày bán hàng hóa, lòng đường thành nơi để xe đạp, xe máy... là vi phạm thường xuyên diễn ra tại khu vực xung quanh chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), đặc biệt là tại khu...

Ngăn ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em

(HNM) - Bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em vẫn đang là một vấn đề gây nhức nhối. Đáng lo ngại hơn là tính chất các vụ bạo lực ngày càng nghiêm trọng, có thể diễn ra bất cứ nơi nào,...

Sôi động các chương trình giao lưu đặc biệt Việt Nam

(HNMO) - Tối 14-4, chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 và lễ khai mạc không gian "Sắc màu Việt Nam", lễ hội “Dạo chơi nước Pháp” đã...

Đà Nẵng phấn đấu kinh tế số đạt 20% GRDP vào năm 2025

(HNMO) - Tối 26-5, Hội thảo Chuyển đổi số với chủ đề “Dữ liệu số - Thách thức và định hướng” do UBND thành phố Đà Nẵng kết thúc sau nửa ngày thảo luận sôi nổi. Theo đó, thành phố xác định chuyển...

FUJIFILM Việt Nam ra mắt ”Giải pháp trí tuệ nhân tạo CAD EYE ™ ứng dụng cho nội soi đường tiêu hóa trên”

Ngày 22-4-2023, tại Hội nghị nội soi toàn quốc lần thứ 7 diễn ra tại Quảng Ninh, Công ty Fujifilm Việt Nam đã cho ra mắt “Giải pháp trí tuệ nhân tạo CAD EYE ™ ứng dụng cho nội soi đường tiêu...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Chén trà sen – tinh hoa ẩm thực Hà Nội

Trà sen Hà Nội, đặc biệt là trà sen Tây Hồ, từ lâu đã được xem như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu nhẹ của trà quyện với hương thơm ngát của hoa sen đã tạo nên một thức uống vô cùng đặc biệt, mang đậm nét truyền thống và tinh tế của người Hà Nội.

Mới nhất

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Điện thăm hỏi về ảnh hưởng của cơn bão Chido tại quần đảo Mayotte

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi đến các nhà lãnh đạo Pháp khi được tin cơn bão Chido gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại quần đảo Mayotte. Được tin cơn bão Chido đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về...

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ...

Bình Định chi hơn 93 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo tháp Dương Long

(CLO) Tỉnh Bình Định vừa có quyết định tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long (ở huyện Tây Sơn, Bình Định),...

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ...

Mới nhất