Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNgữ liệu đề thi ngữ văn nằm ngoài SGK không làm khó...

Ngữ liệu đề thi ngữ văn nằm ngoài SGK không làm khó học sinh


Ngữ liệu học và thi khác nhau

Tại Công văn 3935/BGDĐT năm 2024 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 – 2025 do Bộ GD&ĐT ban hành, Bộ GD&ĐT một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) làm đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn nhằm giúp học sinh làm quen với định hướng đề thi chuyển cấp.

Thực tế, điều này đã không còn lạ với các học sinh học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Học sinh tham dự kỳ thi lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Học sinh tham dự kỳ thi lớp 10 năm học 2024 – 2025.

Trước đó, tháng 7/2022, trong Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học thì tránh dùng lại các văn bản đã học trong SGK làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Thực hiện văn bản trên, từ năm học 2022 – 2023 đến nay, việc kiểm tra định kỳ, thường xuyên môn ngữ văn được thực hiện đúng hướng dẫn. Như vậy, năm nay là năm thứ 3, các đơn vị, nhà trường không sử dụng ngữ liệu quen thuộc trong SGK để đưa vào đề kiểm tra, đánh giá.

Các thầy cô thừa nhận, ban đầu, việc đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn là khó khăn, thách thức rất lớn đối với cả thầy và trò bởi nếu đọc một văn bản lạ lẫm, học sinh chưa từng nghe thì các em sẽ khó hiểu được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm; từ đó không dễ dàng khi phân tích, cảm thụ tác phẩm để có bài viết tốt.

“2 năm trước em từng rất lo lắng khi nghe thông tin về đổi mới dạy và kiểm tra đánh giá ngữ văn vì đây vốn không phải sở trường của em. Vậy nhưng, được học chương trình mới dưới sự hướng dẫn của thầy cô, em dần hình thành được tư duy và biết cách làm bài văn theo cảm nhận của mình một cách độc lập” – Bùi Duy Anh, học sinh lớp 9 tại Cầu Giấy cho biết.

Nỗ lực của cả thầy và trò

Tinh thần đổi mới trong dạy, học và kiểm tra đánh giá với môn ngữ văn đã được thầy cô thông điệp, nhắn nhủ học sinh ngay khi vừa nhận được hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Thầy và trò cùng đồng hành và nỗ lực trong dạy và học theo chương trình mới.
Thầy và trò cùng đồng hành và nỗ lực trong dạy và học theo chương trình mới.

Theo cô Trần Thanh Mai – giáo viên dạy ngữ văn Trường THCS Chu Văn An, huyện Thanh Trì, Hà Nội, ngữ văn là môn học có thay đổi mạnh mẽ nhất trong chương trình mới, đó là học sinh được học và thi với những ngữ liệu hoàn toàn khác nhau.

Trước đây, học sinh chỉ cần hiểu kiến thức, hiểu nhân vật là làm được bài nhưng giờ phải hiểu mỗi thể loại được khai thác dưới góc nhìn như thế nào mới có thể viết bài văn tốt. Chương trình cũ, các kiến thức trong tác phẩm học sinh đã được học và ôn đi ôn lại còn chương trình mới thì học sinh phải nắm được tư duy và cách làm.

Nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình dạy là làm sao để học sinh yêu thích môn văn, tránh nói nhiều, dạy ôm đồm mà phải bám sát yêu cầu của chương trình. Thầy cô chủ yếu tập trung vào hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, dạy học sinh viết văn; tư duy cấu trúc bài văn, tư duy hành văn, lập ý tưởng dàn ý và nắm chắc kỹ năng, cách viết để không còn tình trạng văn mẫu hay học thuộc.

Cô Trần Thanh Mai cũng cho hay, không phải đến bây giờ các thầy cô mới hướng dẫn cho học sinh những nội dung này mà ngay khi tiếp xúc SGK mới, Sở GD&ĐT có nhiều buổi hướng dẫn, tập huấn để trong đề kiểm tra định kỳ từ lớp 6, học sinh đã được làm quen với ngữ liệu mới hoàn toàn.

Mặt khác, trong chương trình SGK mới của môn ngữ văn có phần đọc mở rộng. Việc học sinh đọc ngữ liệu mới không có trong sách trở thành hoạt động thường xuyên được quy định trong chương trình. Giáo viên thường xuyên khuyến khích học sinh đọc mở rộng thông qua CLB đọc sách, phiếu đọc, dự án đọc… để các em làm quen với ngữ liệu mới. Do vậy, phụ huynh có thể yên tâm vì các con không quá bỡ ngỡ về điều này.

Cô Nguyễn Thị Nga – giáo viên ngữ văn tại quận Thanh Xuân chia sẻ, đa số học sinh rất hào hứng với hướng triển khai môn ngữ văn theo Chương trình mới. Lý do bởi, quá trình học đỡ nặng mà các em có cơ hội được sáng tạo nhiều hơn.

Điều này được thể hiện rõ qua kết quả các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ của học sinh. Nhiều em thực sự có cách viết và tư duy vượt ngoài sự mong đợi của giáo viên; các em biết đưa dẫn chứng thực tế hay lồng ghép cả nội dung của các môn học khác vào bài viết một cách chính xác, sinh động và thuyết phục. Theo cô Nga, đó là thành công của việc đổi mới dạy, học cũng như kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo chương trình mới.

Để giáo viên có định hướng dạy học và triển khai đề kiểm tra đánh giá các môn học theo chương trình mới, nhất là với học sinh khối 9, Sở GD&ĐT vừa tổ chức tập huấn cho giáo viên các bộ môn, trong đó có giáo viên ngữ văn. Tham gia lớp tập huấn, các giáo viên đã được hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và thu nhận nhiều kiến thức hữu ích; từ đó tự tin, vững vàng hơn trong việc thực hiện mục tiêu của chương trình là phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ngu-lieu-de-thi-ngu-van-nam-ngoai-sgk-khong-lam-kho-hoc-sinh.html

Cùng chủ đề

Điểm mới của kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố

Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội, kỳ thi chọn học sinh giỏi TP các môn văn hóa lớp 9 cấp THCS năm học 2024 - 2025 sẽ diễn ra ngày 18/1/2025. Nếu như năm học trước, kỳ thi có 11 môn (ngữ văn, lịch sử, địa lý, toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngoại ngữ, giáo dục công dân, khoa học), thì năm nay, kỳ thi được tổ chức chỉ với 7 môn thi...

đúng yêu cầu, định hướng của Chương trình mới

Việc Bộ GD&ĐT sớm công bố cấu trúc đề thi tham khảo tạo thuận lợi cho kế hoạch dạy - học và quá trình ôn luyện của học sinh. Các thầy cô Hệ thống Giáo dục Học mãi nhận định: "Nội dung các câu hỏi trong đề thi tham khảo có nhiều yếu tố mới mẻ, xuất hiện nhiều câu hỏi ứng dụng thực tiễn, thực hành, bám sát tinh thần của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018".  Đề...

Bộ GD&ĐT chính thức công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho tổ chức kỳ thi, đồng thời giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh chủ động trong hoạt động ôn tập, dạy và học, ngay từ đầu năm học, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, chuẩn bị từ sớm,...

Học sinh áp lực bởi phương án bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10

“Chúng em không muốn môn thứ 3 là bốc thăm” Bốc thăm môn thứ 3 tại kỳ thi lớp 10 là phương án đề xuất của Bộ GD&ĐT trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT sẽ xin ý kiến rộng rãi. Mục đích của việc này nhằm đưa ra một số tiêu chí khung để thực hiện thống nhất cho các địa phương trên cả nước và tránh...

Xây dựng quy chế tuyển sinh vào lớp 10, tốt nghiệp THPT với 3 nguyên tắc

Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ đang khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT dựa trên 3 nguyên tắc, quan điểm cốt lõi. Trong đó, ông nhấn mạnh: “Không gây áp lực, không gây tốn kém cho phụ huynh học sinh, học sinh và xã hội.” Đây là tinh thần chỉ đạo xuyên suốt trong Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2023  về đổi mới căn bản toàn diện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm check in “vườn địa đàng” tại Phú Quốc có thể được gỡ vướng?

Kinhtedothi - Ông Trần Văn Lương thuê 30.000m2 đất, đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng một khu vườn sinh vật cảnh theo mô hình sử dụng đất kết hợp đa mục đích. Tuy nhiên, việc xây dựng này đang gặp phải trở ngại. Làm đẹp vùng đất bỏ hoang Ông Trần Văn Lương (ngụ Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, đặc...

Tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Công điện số 138/CĐ-TTg về việc thực hiện Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý. Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công...

Điều chỉnh Quyết định giao đất để thực hiện Dự án Long Việt Riverside

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6504/QĐ-UBND về việc điều chỉnh một số nội dung ghi tại Quyết định số 2321/QĐ-UBND ngày 10/7/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về giao đất để thực hiện Dự án khu nhà ở ven sông Long Việt- Long Viet Riverside tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh. Theo Quyết định, điều chỉnh một số nội dung ghi tại Quyết định số 2321/QĐ-UBND ngày 10/7/2008 của UBND tỉnh...

Hà Nội: tạo điểm khác biệt từ phong trào “Sáng – Xanh – Sạch

Kinhtedothi- Chiều 20/12, Thường trực Thành ủy-HĐND-UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Quý IV/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến. Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội. Đồng chủ trì hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông; Phó...

Phân công soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành 20 luật, nghị quyết

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1610/QĐ-TTg ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành 17 luật, 3 nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 8. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phân công các Bộ, ngành, cơ quan liên quan chủ trì soạn thảo 130 văn bản quy định chi tiết thi hành 17 luật,...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Tỉnh nào trồng nhiều cao su nhất cả nước?

Đây là tỉnh trồng nhiều cao su nhất nước ta hiện nay với diện tích khoảng hơn 244.000ha. ...

Người trẻ “kiệt sức” vì vỏ bọc hoàn hảo

Ngày nay, việc nhiều người trẻ đang nỗ lực xây dựng cho mình một "vỏ bọc hoàn hảo" khá phổ biến. Họ "biến" mình thành người thành công, hạnh phúc và được ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sống trong...

Từ năm 2025, điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học

(ĐCSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6-8m2 (tùy từng cấp học), thay vì 8-10m2 như quy định hiện hành. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật...

Cần lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy học vị

Theo GS Vũ Hà Văn, đóng góp lớn nhất hiện nay của Quỹ Đổi mới sáng tạo VINGROUP không chỉ là tài trợ hơn 900 tỉ đồng cho khoa học Việt Nam mà lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy...

Đánh giá kết quả triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

(ĐCSVN) - Nhiều chuyên gia giáo dục ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà ngành giáo dục đã đạt được trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời đề nghị cần tiếp tục công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là phụ huynh và học sinh để hiểu rõ về tính ưu việt, vượt trội, sự cần thiết thực hiện Chương trình. Ngày 20/12, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ...

Mới nhất

Tăng số ca bệnh nhân bị đột quỵ do thời tiết lạnh

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. So với năm...

Tổ hợp tên lửa do Việt Nam sản xuất trưng bày tại triển lãm quốc phòng mạnh cỡ nào?

Một trong những khí tài quân sự hiện đại do chính Việt Nam nghiên cứu và sản xuất được trưng bày khu vực ngoài trời Triển lãm quốc phòng quốc tế chính là tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. ...

Phát minh mới giúp giải quyết nỗ lo vi nhựa trong môi trường

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển thanh công một loại nhựa phân hủy sinh học không chứa vi nhựa, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ bền, đồng thời đảm bảo yếu...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Mới nhất