1. Ngôi trường nổi tiếng nào ở TPHCM có lịch sử thành lập ở Hà Nội?
- Trường THPT Trưng Vương
- Trường THPT Gia Định
- Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
Trường THPT Trưng Vương là ngôi trường có lịch sử đặt biệt. Trường Trưng Vương được thành lập từ năm 1917 tại Hà Nội. Năm 1954, Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, một bộ phận Ban giám học và học sinh Trưng Vương rời Hà Nội vào miền Nam. Trong khi chưa có cơ sở học chính thức, Trường Trưng Vương tạm tổ chức các hoạt động dạy và học tại Trường Gia Long (nay là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai). Mỗi trường tổ chức hoạt động dạy và học vào một buổi khác nhau. Năm 1957, Trường nữ Trung Học Trưng Vương chính thức về tại số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiện Trường THPT Trưng Vương ở Hà Nội đã 107 tuổi, còn ở TPHCM ngôi trường mang tên này đã có 67 năm xây dựng và phát triển.
2. Trường nào sau đây từng có tên nà Nữ sư phạm
- THPT Nguyễn Thị Minh Khai
- THPT Trưng Vương
- THPT Marie Curie
Trường THPT Trưng Vương trải qua một quá trình dài thành lập và phát triển. Năm 1917, trường được thành lập tại Hà Nội với tên gọi trường Nữ Sư phạm. Đây là lúc có người Việt đầu tiên tham gia học tại trường. Sau trường được đổi tên là trường Nữ Trung Học (College de Jeunes filles) tọa lạc tại phía nam Hồ Hoàn Kiếm trên con đường Đồng Khánh. Năm 1948, tên trường được đổi tên là Nữ Trung học Trưng Vương.
Năm 1954, Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, một bộ phận Ban giám học và học sinh Trưng Vương rời Hà Nội vào miền Nam. Trong khi chưa có cơ sở học chính thức, Trường Trưng Vương tạm tổ chức các hoạt động dạy và học tại Trường Gia Long (nay là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai). Mỗi trường tổ chức hoạt động dạy và học vào một buổi khác nhau. Năm 1957, Trường nữ Trung Học Trưng Vương chính thức về tại số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm này trường chưa có lớp Đệ Nhất, các nữ sinh năm cuối phải qua Trường Chu Văn An để học và thi tú tài. Năm 1958, Trường có đầy đủ các cấp lớp học từ Đệ Thất đến Đệ Nhất.
Để đậu vào học tại Trường Trưng Vương, các nữ sinh phải trải qua kỳ thi tuyển đầu vào rất khó. Nữ sinh Trưng Vương nổi tiếng với nét duyên dáng, thanh lịch, luôn đạt giải cao trong các hội thi về văn chương, nữ công gia chánh toàn quốc. Nơi đây cũng là một trong những cơ sở đấu tranh cách mạng của phong trào học sinh – sinh viên đô thị.
Sau năm 1975, trường tiếp tục hoạt động và là Trường Nữ Trung Học thêm ba năm. Năm 1979, Trường Trưng Vương chính thức trở thành trường cấp III, là trường Trung học Phổ thông Trưng Vương ngày nay.
3. Ngôi trường nào từng mang tên học giả Trương Vĩnh Ký?
- Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
- Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa
- Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
Trường được thành lập năm 1927 với tên ban đầu là Trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký. Tên gọi này được Pháp đặt ra nhằm ghi danh của Trương Vĩnh Ký, một học giả Việt Nam. Nhưng năm 1928 trường mới khai giảng năm học đầu tiên với 200 học sinh. Từ ngôi trường này, các thế hệ học sinh – thanh niên yêu nước đã châm ngòi cho cách mạng chống Pháp, chống Mỹ như: bãi khóa, đình công, biểu tình. Một trong những tấm gương chói lọi là anh Trần Văn Ơn đã anh dũng ngã xuống trong cuộc xuống đường chống Pháp ngày 9/1/1950 tạo nên làn sóng biểu tình dâng cao khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, đòi bảo vệ quyền lợi cho học sinh. Ngày 9/1 đã đi vào lịch sử dân tộc khi được chọn là ngày Truyền thống học sinh, sinh viên toàn quốc.
Cũng trong mái trường này, tuy trong lòng chế độ thực dân Pháp, đã sản sinh nhiều nhà giáo, nhà cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: GS Nguyễn Văn Chì, GS Phạm Thiều, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, GS -Viện sĩ – Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Ông Mai Văn Bộ, Ông Huỳnh Văn Tiểng, Nhà bác học Trần Đại Xường , GS-Bác sĩ Trịnh Kim Ảnh, GS-Bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, GS- TS- Nhạc sĩ Trần Văn Khê, GS- TS Nguyễn Ngọc Trân…
Năm học 1976 – 1977 trường vinh dự mang tên cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Hồng Phong.
4. Giáo sư – Viện sĩ – Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa từng là học trò trường nào?
- Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
- Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Giáo sư – Viện sĩ Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 ở xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông được biết đến với danh hiệu “ông vua” vũ khí, là người có công lớn trong việc xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Ông nguyên là Cục trưởng Cục Quân giới – Bộ Quốc phòng (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) kiêm Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới – Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự).
Năm 1946, Giáo sư – Viện sĩ Trần Đại Nghĩa cùng các cộng sự bắt tay nghiên cứu chế tạo súng và đạn chống tăng Bazooka để bộ đội Việt Nam có vũ khí chống xe tăng và lô cốt Pháp.. Sau đó, ông tiếp tục nghiên cứu chế tạo súng không giật (SKZ) cỡ 60mm.
Trong lịch sử Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong giới thiệu, trong mái trường này, tuy trong lòng chế độ thực dân Pháp, đã sản sinh nhiều nhà giáo, nhà cách mạng, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: GS Nguyễn Văn Chì, GS Phạm Thiều, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, GS – Viện sĩ Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, GS -Viện sĩ – Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Ông Mai Văn Bộ, Ông Huỳnh Văn Tiểng, Nhà bác học Trần Đại Xường , GS-Bác sĩ Trịnh Kim Ảnh, GS-Bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, GS- TS- Nhạc sĩ Trần Văn Khê, GS- TS Nguyễn Ngọc Trân.
5. GS Trần Đại Nghĩa là hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học nào?
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Ngày 6/3/1956, Bộ trưởng Giáo dục quốc gia Nguyễn Văn Huyên ký Nghị định số 147/NĐ về việc thành lập Trường Đại học Chuyên nghiệp Bách khoa (Đại học Bách khoa Hà Nội ngày nay). Thiếu tướng, Giáo sư, kỹ sư vũ khí Trần Đại Nghĩa được bổ nhiệm làm hiệu trưởng.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/ngoi-truong-noi-tieng-nao-o-tphcm-nhung-co-lich-su-thanh-lap-tai-ha-noi-2328089.html