Trang chủNewsNhân quyềnNgọc Hồi - vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo...

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Với quyết tâm xây dựng huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum phát triển nhanh, bền vững, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện qua các nhiệm kỳ nhận diện được tiềm năng, lợi thế, cơ hội ở từng giai đoạn, qua đó triển khai những đột phá, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, khơi thông và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên vùng đất ngã ba Đông Dương.

Ngọc Hồi - vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới
Chào cờ chủ quyền quốc gia tại cột mốc Ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia (Nguồn: UBND huyện Ngọc Hồi)

Cuộc trò chuyện đầu tháng 9/2024 với Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi Nguyễn Chí Tường diễn ra trong không khí cởi mở và gần gũi trên vùng đất “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe”. Với phong thái chân thành, thẳng thắn, người đứng đầu chính quyền huyện đã phác họa, khái quát về con đường phát triển trên vùng biên giới Kon Tum.

Khơi thông tiềm năng, gặt hái thành tựu

Ngọc Hồi có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị quan trọng với đường biên giới trên 64km giáp với Lào và Campuchia, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa đặc trưng, giàu bản sắc với trên 57% đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Xơ Đăng và Giẻ Triêng. Nơi đây là ngã ba Đông Dương, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây của khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam.

Sở hữu vị trí đắc địa cùng lợi thế phát triển kinh tế đa dạng, những năm qua, Ngọc Hồi tập trung đẩy mạnh chủ trương xúc tiến, thu hút đầu tư, khơi thông tiềm năng, lợi thế, tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội với những kết quả và bước tiến vững chắc, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế tăng trưởng, phát triển đúng hướng, hiệu quả. Sản xuất công nghiệp đạt nhiều thành tựu, thu hút thêm nhiều dự án mới vào các khu, cụm công nghiệp.

Dấu ấn nổi bật sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII nhiệm kỳ 2020-2025 là các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành đúng tiến độ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; diện tích các loại cây trồng như cà phê, cao su, mắc ca, cây ăn quả, cây dược liệu, rừng trồng mới… đạt và vượt kế hoạch.

Trong đó, nông nghiệp công nghệ cao được ứng dụng vào sản xuất, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể, thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ phục hồi tích cực, kinh tế tập thể và hợp tác xã tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả, công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng thực hiện bài bản, chặt chẽ, đồng bộ.

Ngọc Hồi khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới
Huyện Ngọc Hồi và huyện Tà Veng, tỉnh Rattanakiri (Campuchia) thường xuyên trao đổi, hợp tác phát triển. (Nguồn: UBND huyện Ngọc Hồi)

Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Y Lan, năm 2023 và 8 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị sản xuất đạt 9.403 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch và 114% so với năm trước. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023 đạt gần 422 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 52 triệu đồng/năm. Huyện có 12 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đạt kết quả tích cực. Công tác phát triển du lịch tiếp tục được chú trọng với trên 8.000 lượt khách đến với huyện. Toàn huyện có 166 doanh nghiệp đang hoạt động, 38 tổ hợp tác và hợp tác xã. Đến tháng 8/2024, có 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 24/27 trường học đạt trường chuẩn quốc gia.

Đặc biệt, công tác cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư chuyển biến rõ nét. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, huyện, thị xã ngày càng tăng và luôn đứng đầu trong nhóm các huyện, thành phố tỉnh Kon Tum.

Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh Kon Tum và Đại hội VII Đảng bộ huyện Ngọc Hồi, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định xây dựng đạt chuẩn huyện nông thôn mới và đô thị loại IV. Đến nay đã đạt cơ bản các tiêu chí huyện nông thôn mới, đang làm thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận trong năm 2024, “về đích” trước 1 năm và là huyện đầu tiên của tỉnh Kon Tum “về đích” nông thôn mới; còn tiêu chí đô thị loại IV, đã đạt cơ bản các tiêu chí về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng, cảnh quan đô thị.

Ngọc Hồi - vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới
Xã Đắk Ang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. (Ảnh: Nguyễn Văn Chiến)

Vững vàng như cây rừng giữa đại ngàn

Nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Châu Ngọc Lân cho rằng, trong ký ức của nhiều người dân Ngọc Hồi, cảnh nghèo khó năm xưa vẫn còn rõ lắm, giờ nhắc lại không phải để chạnh lòng, mà càng thêm trân quý nghị lực, quyết tâm của lớp lớp các thế hệ sau hơn 30 năm thành lập huyện.

Người dân trên vùng đất ngã ba biên giới này luôn kiên cường, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng, đi qua những tháng ngày gian khó nhất của cuộc chiến tranh và trong sự nghiệp dựng xây, kiến thiết quê hương. Trải qua bao thăng trầm vẫn vững vàng như cây rừng giữa đại ngàn, can trường chống chọi với thiên nhiên để tồn tại, đi lên phía trước. Đó chính là nền tảng, gốc rễ, là động lực để Đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc huyện Ngọc Hồi bồi đắp thêm ý chí, nuôi dưỡng khát vọng đổi thay.

Ông A Xem, người dân tộc Xơ Đăng, nguyên Trưởng ban Dân vận Huyện ủy không giấu được niềm vui. “Xưa, cái nghèo, cái khó cứ đeo bám bà con buôn làng ông, bởi cách làm nông nghiệp lạc hậu, năng suất rất thấp nên khó cứ chồng lên khó.

Giờ thì khác nhiều rồi, không ai còn nhắc chuyện khó nữa, bà con giúp nhau làm ăn, phát triển kinh tế. Từ vùng quê nghèo khó thế mà xã mình đã cán đích nông thôn mới lâu rồi, đó là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người dân chung tay góp sức. Đoàn kết là sức mạnh mà”, ông khảng khái.

Bày tỏ tự hào về sự phát triển vượt bậc của vùng quê bao đời gắn bó, già làng A Lào, 86 tuổi ở thôn Đắk Răng, xã biên giới Bờ Y bộc bạch: “Trọn đời sinh sống ở vùng đất này, tôi đã chứng kiến sự đổi thay của huyện được thể hiện rõ nét nhất ngay ở sự thay đổi trong cuộc sống của người dân, trong đó có gia đình tôi. Những năm qua, huyện dành nhiều công sức tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, không ngừng nâng cao đời sống, mang lại no ấm cho người dân”.

Điều này không chỉ góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng bộ, chính quyền, mà còn tạo được sự đồng thuận, củng cố khối đại đoàn kết; tạo khí thế mới, động lực mới, sức mạnh mới để Ngọc Hồi vững bước.

Nằm bên dãy Tây Trường Sơn hùng vĩ, bao đời nay, từ trong hoang sơ, lạc hậu, đồng bào các dân tộc nơi đây chống chọi với muôn vàn gian nan, thử thách, nhưng họ đã vượt lên, đã chiến thắng và xác lập trường tồn vị trí chủ nhân của vùng đất đại ngàn. Ngày nay, cuộc sống của người dân đã đổi thay vượt bậc. “Nhờ Đảng, Nhà nước chăm lo đầu tư, dẫn dắt đồng bào mình làm ăn, dân làng mình đã thay đổi tư duy phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc”, ông Kring Ding, dân tộc Giẻ Triêng ở thôn Tà Poóc, xã Đắk Nông, chia sẻ.

Ngọc Hồi - vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới
Lễ hội cồng chiêng, múa xoang của dân tộc Brâu, huyện Ngọc Hồi. (Ảnh: Nguyễn Văn Chiến)

***

Hôm nay, trên vùng quê biên giới Ngọc Hồi, từ thị trấn Plei Kần đến các xã Đắk Ang, Đắk Dục, Đắk Kan, Đắk Nông, Đắk Xú, Pờ Y, Sa Loong, từ những bản làng định cư lâu đời tới những khu tái định cư đều trải dài một màu xanh của cao su, cà phê, cây trái… bạt ngàn, xanh thẳm; ở đâu cũng có thể nhận ra vùng đất đang vươn mình vững mạnh, đầy triển vọng. Những thành quả đó được dựng xây bằng bàn tay, khối óc, bằng tâm huyết, vươn tới không ngừng.

Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Chí Tường bày tỏ: “Trong quá trình dựng xây và phát triển, bài học lớn nhất được rút ra chính là phải có định hướng đúng đắn, phù hợp, cộng với nhiệm vụ, giải pháp triển khai phải đúng trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn, nhất là phải có chiến lược riêng trong khai thác tiềm năng, lợi thế riêng có. Đặc biệt phải khơi dậy được trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và khát vọng đổi mới, sự đoàn kết, đồng lòng, hợp sức của người dân, tất cả vì cuộc sống của Nhân dân”.

Những thành tựu giành được từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã minh chứng cho các chủ trương, đường hướng đúng quy luật, hợp lòng dân; từ quyết tâm, tư duy, tầm nhìn dài hạn, một mô hình quản trị chắc tay của đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, biết dựa vào dân để đi lên; kiến thiết, dựng xây vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ngoc-hoi-vung-dat-nga-ba-bien-gioi-vuon-minh-tao-khi-the-moi-dong-luc-moi-285837.html

Cùng chủ đề

Canada công bố kế hoạch tăng cường an ninh biên giới với Mỹ

Reuters hôm qua đưa tin 4 bộ trưởng Canada ngày 17.12 công bố một kế hoạch an ninh biên giới mà họ đã trình bày với chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. ...

Hải Phòng khởi công xây cây cầu thứ 6 bắc qua sông Cấm

Chiều 18/12, UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận với tổng mức đầu tư hơn 6.235 tỷ đồng. ...

Huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về quy hoạch và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/12/2024. Huyện Gia Lâm đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Khai thác triệt để nguồn lợi từ nhà, đất

Lần đầu tiên, TP HCM công bố thu ngân sách vượt qua 500.000 tỉ đồng. Con số trên thuyết phục hơn bất cứ dẫn chứng nào khi "định nghĩa" về đầu tàu kinh tế TP HCM ...

Canada tăng ngân sách an ninh biên giới sau lời dọa tăng thuế của ông Trump

Chính phủ Canada đề xuất 1,3 tỉ CAD (913,05 triệu USD) cho an ninh biên giới sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế lên Ottawa. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.

Nga đáp trả các nước không thân thiện, BRICS sắp thêm 2 quốc gia đối tác, sẽ có ngân hàng vàng miếng tại Đông...

Nga gia hạn mức thuế cao đối với hàng xa xỉ từ các nước không thân thiện, Trung Quốc nói Mỹ “sai lầm”, BRICS sắp có thêm hai quốc gia đối tác, Indonesia đã sẵn sàng thành lập ngân hàng vàng miếng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu CH Czech công bố kế hoạch đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sev.en Global Investments (CH Czech) đã công bố kế hoạch đầu tư chiến lược tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Czech.

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Cùng chuyên mục

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Mới nhất

Hội thảo khoa học “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”

Sáng 19-12, Trường Sĩ quan Lục quân 2 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”. Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS, TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; Thiếu tướng,...

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay. Có thể nói, những điểm sáng đáng mừng này cho thấy ngành thép nước ta đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, với nhiều thách thức còn đang hiện hữu, ngành thép...

Xác lập và từng bước hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam là đội quân cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QĐND Việt Nam luôn là một Quân đội kiểu mới, mang bản chất...

Giá xăng RON 95 tăng lần thứ 2 liên tiếp, lên 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành hôm nay (19/12) được điều chỉnh tăng lần thứ 2 liên tiếp, lên mức 21.000 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay. So với kỳ điều...

Cuộc hẹn 17 năm của tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

(Dân trí) - Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM từ những bước chuẩn bị đầu tiên đến đầu tư xây dựng nay đã hoàn thành, sẵn sàng đón hành khách sau 17 năm chờ đợi. 12 năm xây dựng, 5 lần lùi kế hoạch hoàn thành, 1 năm cuối cùng chạy nước rút là những cột mốc...

Mới nhất