Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.Những năm qua, đồng hành cùng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Họ được ví như những “cột mốc sống” trong công tác bảo vệ biên giới.Các cấp ủy, chính quyền các cấp và đồng bào các dân tộc tỉnh Hậu Giang cần phát huy tính tự lực, tự cường, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng và chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong Quyết tâm thư, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và các sự kiện chính trị, lịch sử lớn của đất nước. Đây là ý kiến đề nghị được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, phát biểu tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra sáng nay 1/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang.Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.Những năm qua, đồng hành cùng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Họ được ví như những “cột mốc sống” trong công tác bảo vệ biên giới.Hiện nay, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặt biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I : 2021-2025, nhiều nông dân và Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu tự nhiên. Đây đang là một trong những hướng đi mới, hứa hẹn mở lối phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi đã tăng cường công tác tuyên truyền về TH-HNCHT, đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong trường học. Từ đó, nâng cao nhận thức cho học sinh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng để lấy vợ, lấy chồng.Từ đầu năm đến nay, với việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, duy trì việc làm cho người lao động; kết nối cung – cầu lao động, giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động, người lao động tìm được việc làm phù hợp, toàn tỉnh Cao Bằng đã thực hiện hỗ trợ tạo việc làm cho 13.574 lao độngBản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng nay (1/11), Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV – năm 2024 chính thức được khai mạc. Tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có: Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo vụ DTTS và vụ Công tác dân tộc địa phương thuộc Ủy ban Dân tộc.Phước Trung là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bác Ái (Ninh Thuận), với hơn 90% dân cư là đồng bào DTTS, chủ yếu dân tộc Raglay. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào Raglay trên địa bàn ngày càng được nâng cao, hàng trăm hộ đã vươn lên thoát nghèo, góp phần vào sự khởi sắc của địa phương.Thuận Châu là huyện có số xã nhiều nhất của tỉnh Sơn La, địa bàn rộng, trong đó có tới 24/29 xã khu vực III, với 271 bản đặc biệt khó khăn; đồng bào DTTS chiếm trên 94% dân số của huyện. Trong nhiều năm qua, huyện Thuận Châu đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1: Từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Tính đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Nghĩa Lộ huy động trên địa bàn đạt 543.815 triệu đồng, bằng 99,3% kế hoạch năm; giải ngân 2.324 lượt khách hàng với số tiền 122.959 triệu đồng, dư nợ đạt 542.565 triệu đồng, bằng 99,36% kế hoạch, tăng 48.729 triệu đồng so với đầu năm. Tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,87%. Chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%.Hùng Lợi là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), với tổng số 1.730 hộ dân, 7.839 nhân khẩu. Kinh tế – xã hội của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 50% dân số, đời sống người dân trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn.
Vùng đất giàu bản sắc văn hóa
Với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống nên huyện Ngọc Hồi, có một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng, phong phú, độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của các DTTS, thể hiện ở các loại hình, như: Lễ hội, cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, ẩm thực, trang phục, đan lát…
Bà Y Lan, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Ngọc Hồi cho biết: Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa luôn được Đảng ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Trong đó, huyện đã ban hành nhiều đề án, chương trình, kế hoạch mang tính chiến lược, lâu dài, như: Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng truyền thống các dân tộc thiểu số huyện Ngọc Hồi, giai đoạn 2020 – 2025”; Kế hoạch “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2021 – 2025”… Trên cơ sở đó thì các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả.
Riêng triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719, UBND huyện Ngọc Hồi đã chỉ đạo, giao Phòng Văn hóa – Thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bảo đảm đồng bộ.
Từ năm 2022 đến nay, huyện đã hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại 8 thôn vùng đồng bào DTTS; hỗ trợ tổ chức thi đấu các môn thể thao truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện; xây dựng mô hình văn hóa truyền thống tại thôn Giang Lố 1, xã Sa Loong…
Ông A Luông (dân tộc Xơ Đăng), già làng thôn Giang Lố 1, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi chia sẻ: Do tác động của nhiều yếu tố nên một thời gian dài các giá trị văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng nơi đây bị mai một. Năm 2023, triển khai Dự án 6, Chương trình MTQG 1719, huyện có hỗ trợ cho thôn 1 bộ cồng chiêng và mở 1 lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang. Với sự hỗ trợ đó thì thôn đã thành lập được 01 đội cồng chiêng, múa xoang. Nhưng vui hơn hết, là bà con trong thôn đã nâng cao nhận thức, biết giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và động viên con em mình tích cực tham gia tập đánh cồng chiêng và múa xoang.
Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, công tác bảo tồn văn hóa trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đã đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 33 nhà rông; bảo tồn lưu giữ được 65 bộ cồng chiêng; tổ chức phục dựng lại 08 nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS; bảo tồn được các loại nhạc cụ, nghề truyền thống của đồng bào DTTS…
Ông A Chốt (dân tộc Xơ Đăng), thôn Đăk Vang, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi cho biết: Ngày xưa, thanh niên đến người già trong làng đều biết đan nia, rổ, rá, mẹt. Ngày nay thì ít dần, tôi cũng cố gắng giữ nghề truyền thống này và dạy lại cho con mình, các cháu trong làng. Cũng mong muốn thể hệ trẻ biết yêu quý, giữ lại nghề truyền thống của dân tộc.
Ngoài các DTTS tại chỗ, trên địa bàn huyện Ngọc Hồi còn có các DTTS ở vùng Tây Bắc cùng sinh sống, như dân tộc Tày, Mường, Thái… mỗi dân tộc đều có nét đẹp truyền thống riêng… góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo ở huyện biên giới Ngọc Hồi.
Phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống
Nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum, tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Campuchia, nơi có ngã ba Đông Dương, Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đường Hồ Chí Minh đi qua và nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Vì vậy, huyện Ngọc Hồi đã lựa chọn 02 làng, gồm: Làng Đăk Răng, xã Đắk Dục và làng Đăk Mế, xã Pờ Y xây dựng thành du lịch cộng đồng.
Làng Đăk Mế, xã Pờ Y hiện có hơn 170 hộ, gần 600 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Brâu sinh sống. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, các giá trị văn hóa truyền thống của người Brâu đã được gìn giữ và phát huy.
Hiện người Brâu còn lưu giữ được nhiều bộ chiêng Tha, nghề dệt thổ cẩm, rượu cần men lá và mới đây nhất là, được tỉnh quan tâm đầu tư sửa chữa lại nhà rông văn hóa truyền thống của làng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để người Brâu phát triển du lịch cộng đồng.
Ông Thao La (dân tộc Brâu), làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi cho biết: Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư toàn diện cho người Brâu về đời sống vật chất và tinh thần. Riêng về văn hóa thì đã được đầu tư làm nhà rông, nghề dệt thổ cẩm, phục dựng lại các lễ hội truyền thống. Hiện làng đã thành lập được đội cồng chiêng, múa xoang. Mỗi khi có khách du lịch đến, thì bà con sẽ tham gia trình diễn, mong muốn lớn nhất là để du khách biết đến những giá trị văn hóa độc đáo của người Brâu chúng tôi.
Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, huyện và sự nỗ lực của đồng bào Gié Triêng trong quá trình gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, năm 2024, làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi đã được UBND tỉnh Kon Tum ra Quyết định công nhận là Làng du lịch cộng đồng.
Ông A Quá (dân tộc Gié Triêng), làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi chia sẻ: Làng có 110 hộ, 348 nhân khẩu, trong đó 99% dân số là người Gié Triêng sinh sống từ lâu đời. Hiện làng còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, như: Cồng chiêng, múa xoang; làm rượu cần; dệt thổ cẩm; chế tác các loại nhạc cụ; đan lát, dụng cụ phục vụ sản xuất, sinh hoạt gia đình…
Chúng tôi vẫn luôn nỗ lực gìn giữ lại nguyên bản những giá trị văn hóa đặc sắc của người Gié Triêng, bởi đó không chỉ giúp thế hệ trẻ tự hào về văn hóa dân tộc, mà còn giới thiệu đến với du khách gần xa.
Ông Bloong Hâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi cho biết: Việc công nhận Làng du lịch cộng đồng Đắk Răng, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, dịch vụ, hình thành điểm tham quan du lịch đáp ứng các yêu cầu phục vụ khách tham quan; thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Với những giải pháp cụ thể và nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, tin rằng huyện Ngọc Hồi sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống hiện có của đồng bào DTTS. Phấn đấu xây dựng huyện Ngọc Hồi trở thành một địa chỉ du lịch đặc sắc thu hút du khách thập phương.
Nguồn: https://baodantoc.vn/ngoc-hoi-kon-tum-bao-ton-van-hoa-gan-voi-phat-trien-du-lich-1730447974807.htm