Trang chủNewsThế giớiNgoại trưởng Ukraine tuyên bố ‘gắt’, Anh có Bộ trưởng Quốc phòng...

Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố ‘gắt’, Anh có Bộ trưởng Quốc phòng mới



Quan chức Mỹ tin tưởng vào tiến độ phản công của Ukraine, quan chức EU ra tuyên bố ‘lạ’ về Gabon … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(08.31) Ông Grant Shapps sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Anh. (Nguồn: PA Media)
Ông Grant Shapps sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Anh. (Nguồn: PA Media)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Nga tiếp tục nhắm vào các trung tâm chỉ huy Ukraine: Ngày 30/8, trong báo cáo hàng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Trong đêm ngày 30/8, quân đội Nga đã tiếp tục triển khai nhiều đợi tấn công liên tục bằng tên lửa không đối đất và tên lửa phóng từ tàu chiến vào các sở chỉ huy và trung tâm tình báo của Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU). Mọi mục tiêu bị nhắm tới đều đã bị phá hủy”.

* Ngoại trưởng Ukraine đáp trả chỉ trích với chiến dịch phản công: Ngày 31/8, phát biểu trong khuôn khổ cuộc họp ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tại thành phố Toledo, Tây Ban Nha, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng việc chỉ trích tốc độ phản công chậm chạp chẳng khắc gì coi thường người lính Ukraine đang hy sinh mạng sống mỗi ngày để tiến bước và giành lại lãnh thổ.

Khi đứng cạnh Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares, ông Kuleba nói: “Tôi khuyến nghị tất cả những người chỉ trích hãy im miệng, hãy đến Ukraine và tự tìm cách giành lại một cm2”.

Trước đó một ngày, phát biểu tại Paris (Pháp), Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh việc Kiev chiếm được Rabotino ở phía Đông Nam tuần này sẽ cho phép họ dễ dàng tiến xa hơn về phía Nam hướng tới Bán đảo Crimea.

Ông nêu rõ: “Sau khi cố thủ bên sườn Rabotino, chúng tôi đang mở đường tới Tokmak và cuối cùng là Melitopol và khu vực địa giới hành chính với Bán đảo Crimea”.

* Mỹ: Ukraine đang đạt được tiến triển trong phản công: Ngày 30/8, Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng (NSC) John Kirby đánh giá Các Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đang từng bước đạt được tiến triển trong chiến dịch phản công. Ông lưu ý Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine về hệ thống an ninh.

Tuy nhiên, cùng ngày, người dẫn chương trình đài phát thanh Mỹ, ông Garland Nixon cho rằng, VSU có nguy cơ mất toàn bộ nhân lực trong thời gian tới, và diễn biến này sẽ đánh dấu sự kết thúc của chiến dịch phản công. Theo ông Nixon, dường như tình trạng thiếu nhân lực đang xảy ra trong hàng ngũ VSU. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Xếp xung đột ở Ukraine và lệnh trừng phạt sang một bên, Mỹ-EU ‘bấm bụng’ mua nhiên liệu hạt nhân của Nga, đây là lý do

* Trung Quốc đề cập các kênh liên lạc mới với Mỹ: Ngày 31/8, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Thúc Giác Đình nhấn mạnh việc thiết lập các kênh liên lạc mới giữa Bộ Thương mại nước này và Mỹ là một bước quan trọng để ổn định quan hệ kinh tế và thương mại song phương, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng công nghiệp và doanh nghiệp xúc tiến hợp tác thực tế.

Tuy nhiên, bà cũng cho hay, Bộ trưởng bộ này Vương Văn Đào kêu gọi Washington đối xử “bình đẳng” với các công ty Trung Quốc đầu tư vào Mỹ, trong khi xem thuế quan mà Mỹ áp đặt đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc mang tính “phân biệt đối xử”. Lời kêu gọi này được ông đưa ra trong cuộc gặp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo trong tuần này. (Reuters/Tân hoa xã)

* Trung Quốc khẳng định không hề dừngliên lạc quân sự với Mỹ: Ngày 31/8, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nhấn mạnh: “Tôi muốn làm rõ rằng hoạt động liên lạc quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ không hề bị dừng lại”, nhấn mạnh vẫn còn “khó khăn và trở ngại” trong quan hệ hai nước.

Trước đó, Trung Quốc đã từ chối đề nghị của Mỹ về việc tiến hành cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc bên lề diễn đàn quốc phòng Singapore hồi tháng 6. Ông Lý đã bị Mỹ trừng phạt vào năm 2018 với cáo buộc mua thiết bị vũ khí của Nga. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
‘Ông nói Đông, bà nói Tây’, Mỹ-Trung Quốc vẫn chưa thật sự muốn đến với nhau?

Đông Nam Á

* Philippines bác bỏ “Bản đồ đường 10 đoạn” của Trung Quốc: Ngày 31/8, Manila chỉ trích Bắc Kinh về “Bản đồ tiêu chuẩn” mô tả lãnh thổ của Philippines nằm trong ranh giới nước này ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định: “Philippines bác bỏ phiên bản 2023 của Bản đồ chuẩn của Trung Quốc do Bộ Tài nguyên nước này ban hành ngày 28/8, vì bản đồ này gồm đường 9 đoạn (nay là đường 10 đoạn), cái được cho là ranh giới của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Bộ này nêu rõ: “Nỗ lực mới nhất này nhằm hợp pháp hóa chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các thực thể và vùng biển của Philippines không có cơ sở theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”. (Reuters)

* Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra xin ân xá: Ngày 31/8, truyền thông Thái Lan dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Wisanu Krea-ngam cho biết cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã thông qua gia đình nộp đơn xin hoàng gia ân xá. Theo quy định, đơn xin ân xá sẽ được gửi qua Cục Cải huấn tới Bộ trưởng Tư pháp. Sau đó, Thủ tướng sẽ xem xét và đệ trình Nhà vua Maha Vajiralongkorn.

Trước đó, ngày 22/8, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin đã trở về Thái Lan sau 17 năm sống lưu vong. Sau khi về nước, Ban Hình sự dành cho người nắm giữ chức vụ chính trị của Tòa án Tối cao đã ra lệnh bỏ tù ông Thaksin với tổng hình phạt là 8 năm tù giam theo 3 tội danh khác nhau.

Đáng chú ý, ông Thaksin trở về nước ngay trước thời điểm ông Srettha Thavisin, thành viên của đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) và là đồng minh thân cận của ông Thaksin trong nhiều năm qua chính thức trở thành Thủ tướng thứ 30 của Thái Lan. Tuy nhiên, ngay ngày đầu thụ án tại trại Remand Bangkok, ông đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát do vấn đề sức khỏe và hiện được điều trị tại bệnh viện. (Bangkok Post)

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn

Nam Á

* Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu khí của Nga: Ngày 31/8, theo công ty tình báo dữ liệu Kpler, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới này đã giảm lượng dầu nhập khẩu từ Moscow trong tháng 8. Đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp, xuống 1,57 triệu thùng/ngày, giảm 24% so với tháng trước đó. Như vậy, tháng 8 trở thành tháng mà Ấn Độ nhập khẩu dầu của Nga ít nhất kể từ tháng 1 đầu năm.

Dữ liệu trong tháng 8 cho thấy, các nhà máy lọc dầu Ấn Độ cũng cắt giảm nhập khẩu 10% từ nhà cung cấp Iraq xuống còn 848.000 thùng/ngày. Một phần khối lượng đó đã được thay thế bằng lượng nhập khẩu từ Saudi Arabia, tăng 63% so với tháng trước lên 852.000 thùng/ngày. Tiêu thụ dầu thô Nga của Ấn Độ đã tăng vọt kể từ năm ngoái, đạt mức cao nhất 2,15 triệu thùng/ngày trong tháng 5, do các nhà máy lọc dầu tranh giành các lô hàng giảm giá mạnh.

Tuy nhiên, nhà máy lọc dầu và hóa dầu Mangalore ở bang Karnataka, Tây Nam Ấn Độ, có công suất 301.000 thùng/ngày, đã giảm 2/3 lượng nhập khẩu. Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại công ty Kpler, cho biết lượng mua của công ty Reliance có trụ sở tại Mumbai đã giảm còn 1,1 triệu thùng/ngày từ mức trung bình thông thường là 1,2-1,3 triệu thùng, do có kế hoạch đóng cửa một đơn vị chưng cất dầu thô vào tháng 9. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ, giảm 7% trong tháng 8 còn 4,35 triệu thùng/ngày, có thể sẽ tăng từ tháng 10 do nhu cầu sẽ tăng tốc quý 4 và sẽ không có bất kỳ đợt bảo trì quy mô lớn các tháng tới. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Doanh nghiệp ‘dính’ lệnh trừng phạt của Nga, Ấn Độ yêu cầu Mỹ làm điều này

Đông Bắc Á

* Trung-Nhật-Hàn thảo luận về thượng đỉnh 3 bên: Ngày 31/8, giới chức Hàn Quốc cho biết nước này cùng Nhật Bản và Trung Quốc đang thảo luận để sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh 3 bên trong năm nay. Hàn Quốc là nước chủ trì hội nghị thượng đỉnh 3 bên, vốn đã không diễn ra kể từ năm 2019 do những tranh chấp lịch sử giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như đại dịch Covid-19. (Yonhap)

* Nhật Bản tích cực hỗ trợ cho ngư dân chịu ảnh hưởng lệnh cấm của Trung Quốc: Ngày 30/8, một số nguồn tin cho biết Nhật Bản sẽ huy động ngân sách để hỗ trợ ngành ngư nghiệp trước tác động từ lệnh cấm của Trung Quốc. Tokyo có thể thành lập hai quỹ trị giá 80 tỷ Yên (547,9 triệu USD) để giúp phát triển các kênh bán hàng mới và đông lạnh số cá dư thừa, chờ để bán khi nhu cầu phục hồi.

Ngày 31/8, Thủ tướng Kishida Fumio ghé chuyến thăm chợ cá Toyosu ở Tokyo để thể hiện sự ủng hộ của ông đối với ngành thủy sản Nhật Bản trước lệnh cấm của Trung Quốc. Trước đó, Bộ trưởng Thủy sản Tetsuro Nomura cho biết, chính phủ thực hiện các bước để đa dạng hóa nguồn tiếp nhận xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản, đặc biệt với các sản phẩm phụ thuộc vào Trung Quốc như sò điệp. Trung Quốc chiếm hơn một nửa lượng sò điệp xuất khẩu của Nhật Bản năm 2022.

Ngoài ra, Nhật Bản có thể triển khai động thái thúc giục Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm, bao gồm việc nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo Tokyo, lệnh cấm của Bắc Kinh không có bằng chứng khoa học. (Kyodo)

* Hàn Quốc thúc đẩy tiêu thụ hải sản trong nước: Ngày 31/8, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thông báo chính phủ sẽ chi 80 tỷ Won (60,4 triệu USD) nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ hải sản nội địa, vốn bị ảnh hưởng sau khi Nhật Bản xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều người phản đối hoạt động xả thải của Nhật Bản do quan ngại về mức độ an toàn của hải sản. Theo ông Yoon, số tiền này nhằm trợ giá các sản phẩm hải sản trong nước để thúc đẩy tiêu thụ.

Cùng ngày, Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng đã ăn hải sản vào bữa trưa 31/8 trong chuyến thăm chợ cá Noryangjin ở Seoul. Đây là động thái mới nhất của nhà lãnh đạo này nhằm thúc đẩy tiêu thụ hải sản địa phương trong bối cảnh công chúng lo ngại khi Nhật Bản xả nước thải từ Fukushima ra biển. (Kyodo/Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Xả thải ở Fukushima: Nhật Bản triệu Đại sứ Trung Quốc, hạn chế Nga làm điều này

Châu Âu

* Nga điều tiêm kích chặn máy bay Na Uy ở Biển Barents: Ngày 31/8, Bộ Quốc phòng Nga cho biết một trong các máy bay chiến đấu của Nga đã được điều động để chặn 1 máy bay quân sự của Na Uy đang tiếp cận không phận nước này.

Moscow cho biết đây là vụ mới nhất trong chuỗi sự cố tương tự những ngày gần đây. Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Nga cho hay máy bay Na Uy đã quay đầu và di chuyển khỏi không phận Nga sau khi bị MiG-31 Nga chặn lại. (Reuters)

* Anh có Bộ trưởng Quốc phòng mới: Ngày 31/8, ông Ben Wallace đã đệ đơn từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Anh tới Thủ tướng Rishi Sunak trong ngày. Sáng cùng ngày, ông Grant Shapps đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Anh.

Trước đây, ông Shapps từng giữ chức Bộ trưởng Giao thông vận tải trong chính phủ Thủ tướng Boris Johnson từ năm 2019-2022; Bộ trưởng Nội vụ trong sáu ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Thủ tướng Liz Truss vào tháng 10/2022 và Bộ trưởng Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp (tháng 10/2022 – tháng 2/2023). Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ An ninh Năng lượng và Phát thải ròng bằng không (net-Zero). Cựu Thủ tướng Boris Johnson đánh giá cao việc bổ nhiệm ông Shapps làm Bộ trưởng Quốc phòng. Ông nói: “Ông Grant Shapps là lựa chọn xuất sắc để thay thế ông Ben Wallace”. (Tân Hoa xã/Reuters)

* Lãnh đạo Nga, Thổ sắp hội đàm về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen: Ngày 31/8, hai nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại khu nghỉ dưỡng Sochi (Nga) ngày 4/10 tới để thảo luận chủ yếu về hoạt động xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen. Đồng thời, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về hậu quả của xung đột tại Ukraine cũng như thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của quốc gia Đông Âu qua Biển Đen.

Thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc làm trung gian vào năm 2022 đã kết thúc sau khi hồi tháng 7, Nga tuyên bố rút khỏi thỏa thuận. Kể từ đó, Ankara đã tìm cách thuyết phục Moscow quay trở lại thỏa thuận. Phía Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng rằng cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Erdogan và người đồng cấp Nga sẽ giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Quốc phòng Anh sẽ từ chức trước đợt cải tổ nội các mới

Trung Đông-Châu Phi

* Đảo chính ở Gabon: Chính quyền quân sự có động thái mới, nhiều nước lên tiếng: Ngày 30/8, lực lượng cầm đầu cuộc đảo chính tại Gabon đã chỉ định Tư lệnh Lực lượng vệ binh Cộng hòa Gabon, Tướng Brice Oligui Nguema, làm Chủ tịch Ủy ban Chuyển tiếp và khôi phục thể chế (CTRI) kiêm Tổng thống lâm thời trong quá trình chuyển tiếp.

Theo người phát ngôn CTRI Ulrich Manfoumbi Manfoumbi, quyết định trên được đưa ra trong cuộc họp có sự tham dự của các tư lệnh, tham mưu trưởng và tướng lĩnh quân đội của Gabon. Quan chức này cho biết Tướng Nguema đã ra lệnh kết nối lại cáp quang và khôi phục tín hiệu phát thanh và truyền hình, trong đó có các kênh truyền hình tiếng Pháp là France 24, RFI TV5 Monde. Đại diện của CTRI cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì sự bình yên trong nước, cũng như giữ gìn sự ổn định và phẩm giá của Gabon.

Ngoài ra, lệnh giới nghiêm hàng đêm, vốn được áp dụng sau khi hỗn loạn xảy ra vào cuối quá trình bầu cử, sẽ được giữ nguyên đến khi có thông báo mới: “Kể từ ngày mai (31/8), nhân dân Gabon một lần nữa sẽ có thể tự do đi lại làm việc trong khoảng thời gian từ 6h00-18h00 (giờ địa phương). Lệnh hạn chế giao thông vẫn có hiệu lực từ 18h hôm trước-6h hôm sau cho đến khi có thông báo mới”.

Một số quốc gia cũng đã có phản ứng trước việc CTRI lên nắm quyền.

Ngày 30/8, Bộ Ngoại giao Morocco ra tuyên bố kêu gọi duy trì sự ổn định ở Gabon, nơi các sĩ quan quân đội tiến hành cuộc chính biến, quản thúc tại gia Tổng thống Ali Bongo, người bạn thời thơ ấu của Quốc vương Morocco Mohammed VI.

Tuyên bố có đoạn: “Morroco theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình ở nước Cộng hòa Gabon”. Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của yêu cầu duy trì ổn định ở Gabon và sự bình yên của người dân nước này. Morocco cũng bày tỏ tin tưởng người dân và các tổ chức Gabon sẽ hướng tới hành động “vì lợi ích cao hơn của đất nước, bảo vệ lợi ích và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân”.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói: “Chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm trả tự do và đảm bảo an toàn cho các thành viên chính phủ và gia đình họ cũng như duy trì chính quyền dân sự”.

Bộ Ngoại giao Đức nêu rõ: “Quân đội không có quyền can thiệp bằng vũ lực vào tiến trình chính trị. Người dân Gabon phải có quyền tự chủ và tự do quyết định tương lai của chính họ”.

Ngày 30/8, Bộ Ngoại giao Anh cũng chỉ trích “cuộc tiếp quản quân sự vi hiến” ở Gabon và kêu gọi phục hồi chính phủ hợp hiến tại Gabon.

Đáng chú ý, ngày 31/8, Cao ủy phụ trách chính sách an ninh đối ngoại của EU khẳng định không thể so sánh cuộc đảo chính quân sự ở Gabon với cuộc đảo chính vừa qua tại Niger. Theo quan chức này, các sĩ quan đã can thiệp sau khi Tổng thống Ali Bongo giành chiến thắng không công bằng: “Đương nhiên, các cuộc đảo chính quân sự không phải là giải pháp, nhưng chúng ta không được quên rằng ở Gabon đã có những cuộc bầu cử đầy bất thường”. Theo ông, cuộc bầu cử gian lận có thể dẫn đến một “cuộc đảo chính thể chế” dân sự.

Về phần mình, ngày 31/8, Hàn Quốc đã ban hành cảnh báo đi lại đặc biệt cho công dân tại Gabon. Bộ Ngoại giao nước này kêu gọi công dân hủy bỏ hoặc hoãn tới Gabon và rời khỏi đây nếu họ đã tới đó, trừ các vấn đề khẩn cấp. Cảnh báo này có thể duy trì tới 90 ngày. Seoul sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình ở Gabon và xem xét thực hiện biện pháp bổ sung với khuyến nghị du lịch nếu cần thiết. (AFP/Reuters/ Tân hoa xã/Yonhap)





Nguồn

Cùng chủ đề

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng sớm nay (8/11), bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024. Lúc 4h,...

Bão Yinxing giật cấp 17, dự báo suy yếu dần khi vào Biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, lúc 19h hôm nay, vị trí tâm bão Yinxing vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippines).Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 15 (167-183km/h), giật trên cấp 17; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15km/h.Dự báo đến tối mai, bão Yinxing trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách...

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến công nhận các đơn vị chứng nhận và cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào EU. Ngày 7/11, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, Liên minh châu Âu (EU) ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến công nhận các đơn vị chứng nhận và cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào...

Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Nội bộ NATO "mất ngủ" sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm tàu chiến Hàn Quốc, Trung Quốc dự báo Mỹ gia tăng quân sự hóa Biển Đông, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Donald Trump lên kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

NATO mở văn phòng đại diện ở Kiev, “xích lại gần hơn nữa” với Ukraine

Ông Patrick Turner, người đứng đầu Văn phòng đại diện NATO ở Ukraine, ngày 5/11 đã đến Kiev và gặp ông Rustem Umerov, Bộ trưởng Quốc phòng nước này.

Cùng chuyên mục

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

Mới nhất

Cán bộ thanh tra Sở Du lịch Kiên Giang bị tố “vòi vĩnh” doanh nghiệp

Đại diện pháp luật một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch - Lữ hành đã gửi bằng chứng tố cán bộ thanh tra của sở Du lịch tỉnh Kiên Giang “vòi vĩnh”. ...

Vì sao giá sầu riêng trái vụ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng cao?

Hiện nay mùa sầu riêng tại Đắk Lắk đã kết thúc. Nhà vườn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thu hoạch nên giá sầu riêng dự kiến cũng sẽ tăng. Sầu riêng trái vụ tăng giá mạnh Trên thị trường nội địa, giá sầu riêng hôm nay 8/11...

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thủ tướng thăm nơi Bác Hồ từng hoạt động cách mạng tại Trùng Khánh

Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam chân thành cảm ơn Trùng Khánh đã gìn giữ, bảo tồn Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà kỷ niệm cách mạng Hồng Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình tham dự Hội nghị...

Động thái kỳ lạ của Man Utd với HLV Van Nistelrooy

(Dân trí) - Dù là người hùng giúp Man Utd vực dậy nhưng HLV tạm quyền Van Nistelrooy vẫn đang ở trong trạng thái sốt ruột vì tương lai của mình ở Old Trafford. Sau khi tiếp quản "đống đổ nát" Man Utd từ HLV Ten Hag, HLV tạm quyền Van Nistelrooy đã đóng vai trò quan trọng trong việc...

Mới nhất