Trang chủNewsThế giớiNgoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Kiev, Iran-Saudi Arabia trao đổi đại...

Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Kiev, Iran-Saudi Arabia trao đổi đại sứ



Ukraine có Bộ trưởng Quốc phòng mới, ông Hun Manet có kế hoạch thăm Brunei, Thủ tướng Đức kêu gọi một việc… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(09.06) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc hội kiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/9 tại Kiev. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hội kiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/9 tại Kiev. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Quân đội Ukraine tấn công Tây Nam Donetsk: Ngày 5/9, viết trên Telegram, phó chỉ huy Lực lượng vệ binh của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Alexander Khodakovsky cho biết: “Hoạt động lớn nhất được quan sát thấy ở khu vực làng Novodonetskoye. Đang có nỗ lực nhằm đột phá với việc sử dụng số lượng lớn xe bọc thép. Đụng độ diễn ra khốc liệt ở ngoại ô Novodonetskoy”.

Theo ông, Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) đã pháo kích vào các cứ điểm của quân đội Nga “gần như suốt ngày đêm” trong nhiều ngày, khiến các bãi mìn “mất hiệu quả”, đồng thời ngăn cản công binh đặt mìn mới. Ngoài ra, “hoạt động bắn pháo cấp tập” của VSU đã “tác động tâm lý đến các binh sĩ”.

Theo quan chức này, Ukraine đang dùng chiến thuật tương tự ở Novomayorsk. (TASS)

* Quan chức Nga: Ukraine sử dụng máy bay không người lái của Australia: Ngày 5/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Hoá ra, máy bay không người lái (UAV) của Australia thực sự đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Nga”.

Theo bà, Australia đã “nhiệt tình đóng góp cho chiến dịch chống Nga do Washington chỉ đạo”, đồng thời che giấu dư luận về “tình huống không thể chối cãi cho thấy Australia ngày càng bị lôi kéo vào xung đột”. (TASS)

* Ukraine tuyên bố thu thập dữ liệu giá trị từ trực thăng Mi-8 của Nga: Ngày 5/9, người phát ngôn Cục Tình báo quân sự Ukraine (GUR) Adriy Yusov cho biết, nước này đã tiến hành một chiến dịch đặc biệt với sự tham gia của một phi công trực thăng Mi-8 của Nga đào thoát sang hàng ngũ Ukraine.

Theo ông Yusov, chiến dịch của GUR đã gây chấn động không chỉ ở Ukraine mà còn vượt ra ngoài biên giới. Ông nhấn mạnh đây là chiến dịch “thực sự quan trọng và phức tạp, có tầm quan trọng thiết yếu đối với quốc phòng và an ninh của Ukraine, đồng thời sẽ gây ra hậu quả lâu dài tới sức mạnh tinh thần cũng như quốc phòng, an ninh của đối thủ. Nhờ chiến dịch này, GUR đã thu thập được thông tin tình báo cực kỳ quan trọng về lực lượng không quân Nga, cũng như nhiều chi tiết khác sẽ giúp Ukranie bảo vệ không phận và tiêu diệt đối phương”.

Trước đó, ngày 23/8, Thiếu tướng Kirilo Budanov, Cục trưởng GUR xác nhận cơ quan này đã hoàn thành một chiến dịch đặc biệt, trong đó trực thăng Mi-8 AMTSh của Nga chở linh kiện máy bay chiến đấu cùng toàn bộ phi hành đoàn đã tiến vào Ukraine và đầu hàng các lực lượng vũ trang Ukraine. (TTXVN)

* Ukraine có Bộ trưởng Quốc phòng mới: Ngày 6/9, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu chấp thuận bổ nhiệm ông Rustem Umerov làm Bộ trưởng Quốc phòng mới.

Trên trang Telegram, nghị sĩ Yaroslav Zheleznyak cho biết, đa số áp đảo đã ủng hộ ông Umerov giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng mới sau khi ông được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề cử. Đây là thay đổi lớn nhất trong lĩnh vực quốc phòng của Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát tháng 2/2022. (Reuters)

* Quan chức Ukraine phản đối bầu cử giữa xung đột: Ngày 5/9, phát biểu tại Diễn đàn An ninh Kiev, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine, ông Oleksiy Danilov, nhấn mạnh: “Bầu cử là một vấn đề rất khó khăn. Tổ chức bầu cử trong điều kiện hiện nay của đất nước chúng ta gây ra vấn đề bất ổn nội bộ. Tại sao? Bởi những cuộc bầu cử chủ yếu là sự cạnh tranh giữa các nền tảng, những cuộc tranh luận lớn và tìm ra hướng đi của đất nước, vì chúng ta đang đề cập đến các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống. Hãy tưởng tượng những cuộc thảo luận như vậy sẽ diễn ra như thế nào trong giai đoạn hiện nay?”

Trước đó, hồi đầu năm nay, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đã đến thăm Ukraine và kêu gọi Tổng thống Volodymyr Zelensky không hoãn cuộc bầu cử theo kế hoạch. Quan chức này cũng hối thúc tất cả các đồng minh Ukraine giúp nước này tổ chức bầu cử vào năm 2024.

Hồi cuối tháng 8, Tổng thống Zelensky bày tỏ mong muốn Ukraine tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào năm 2024, với điều kiện Quốc hội Ukraine thực hiện những thay đổi về mặt lập pháp để cho phép tổ chức bầu cử trong tình trạng thiết quân luật, cũng như nếu Mỹ và châu Âu hỗ trợ tài chính và giới quan sát viên quốc tế hiện diện. (Sputnik)

* Ngoại trưởng Mỹ thăm chính thức Ukraine: Ngày 6/9, ông Antony Blinken đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới Kiev. Theo trang mạng Strana.ua (Ukraine), giao thông đã bị tắc nghẽn ở trung tâm thủ đô Kiev.

Điểm dừng chân đầu tiên của ông Blinken là tại một nghĩa trang quân sự, nơi ông đặt vòng hoa để tưởng nhớ những binh sĩ Ukraine đã hy sinh. Sau đó, ông đã có cuộc tiếp xúc với người đồng cấp chủ nhà Dmytro Kuleba. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định ông “đã bất ngờ trước sự dũng cảm phi thường và kiên cường của Ukraine”.

Nhận định về tiến độ phản công của Ukraine, ông cho biết: “Chúng tôi đã nhìn thấy một số bước tiến tích cực từ chiến dịch phản công. Đây là điều đáng mừng, Chúng tôi muốn bảo đảm rằng Ukraine có những gì cần thiết, không chỉ vì chiến dịch phản công thành công, mà còn bảo đảm rằng nước này có một lực lượng răn đe đủ mạnh để… những điều này (xung đột) không diễn ra lần nữa”.

Sau đó ít lâu, Ngoại trưởng Blinken cũng đã hội kiến với Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky. Hồi tháng 2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới thăm Ukraine và hội đàm với ông Zelensky. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Putin nói ‘chưa bao giờ từ chối đàm phán’, ông Zelensky thăm Donetsk

Đông Nam Á

* Thủ tướng Campuchia có kế hoạch thăm Brunei: Ngày 6/9, AKP (Campuchia) đưa tin Thủ tướng Campuchia Hun Manet dự kiến có chuyến thăm chính thức tới Brunei Darussalam trong tương lai gần. Theo AKP, Thủ tướng Hun Manet sẽ thăm Brunei theo lời mời của Quốc vương kiêm Thủ tướng Brunei Sultan Haji Hassanal Bolkiah Mu’issaddin Waddaulah. Hai bên đã gặp song phương sáng 6/9 tại Jakarta (Indonesia), bên lề Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tuy nhiên, kế hoạch cũng như lịch trình chi tiết chuyến thăm hiện vẫn chưa được xác định.

Tại cuộc gặp song phương, lãnh đạo hai nước đã thảo luận về đường hướng tương lai trong quan hệ, trong đó tập trung vào quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nông nghiệp cũng như giao lưu nhân dân. Lãnh đạo hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác giữa hai nước trong việc phòng chống tội phạm xuyên biên giới, kết nối khu vực tư nhân thông qua Phòng Thương mại và hỗ trợ thực hiện cơ chế đối thoại song phương giữa ngoại trưởng hai nước.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Campuchia đã gặp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) – Giáo sư Klaus Schwab. Thủ tướng Hun Manet đánh giá cao WEF vì thể hiện rõ thành tựu và tiềm năng của Campuchia trên trường quốc tế. Đồng thời, ông hoan nghênh kế hoạch của WEF về tăng cường hợp tác với ASEAN, trong đó có Campuchia. Thủ tướng Hun Manet nhấn mạnh tính nhất quán, gắn kết giữa chương trình nghị sự của WEF và “Chiến lược Ngũ giác-Giai đoạn I” của chính phủ Hoàng gia Campuchia, đặc biệt là về phát triển khu vực tư nhân và phát triển kinh tế-xã hội kỹ thuật số. (AKP)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại giao nhộn nhịp của tân Thủ tướng Campuchia

Đông Bắc Á

* Trung Quốc hối thúc các nước lớn “phản đối Chiến tranh Lạnh mới”: Ngày 6/9, phát biểu mở màn Hội nghị cấp cao ASEAN+3 ở Jakarta (Indonesia), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nói: “Bất đồng và tranh chấp có thể nảy sinh giữa các quốc gia do nhận thức sai lầm, lợi ích khác biệt hoặc can thiệp từ bên ngoài. Để kiểm soát bất đồng, điều cần thiết hiện nay là phản đối chính sách chọn phe, phản đối đối đầu giữa các khối và phản đối một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”. (AFP)

* Nhật Bản muốn cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ ổn định: Ngày 6/9, tại hội đàm ngắn với người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết hai nước cần xây dựng mối quan hệ “mang tính xây dựng và ổn định”. Ông cũng giải thích về quan điểm của Tokyo về xả nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, vốn bắt đầu được thực hiện vào cuối tháng trước. Trước đó, Trung Quốc đã kiên quyết phản đối và đã cấm nhập khẩu tất cả hải sản từ Nhật Bản do nước “bị nhiễm xạ”. (Kyodo)

* Hàn Quốc tìm cách khôi phục cơ chế 3 bên: Ngày 6/9, phát biểu tại Hội nghị ASEAN+3, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhấn mạnh: “Chúng tôi dự định liên lạc chặt chẽ với chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc để sớm khôi phục các cơ chế hợp tác 3 bên, bao gồm cả hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản-Trung Quốc. Giống như cách mà một chương mới trong hợp tác Hàn-Mỹ-Nhật vừa được mở ra thông qua sự cải thiện trong quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản, việc tái kích hoạt hợp tác giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ trở thành bước đệm cho bước nhảy vọt mới trong hợp tác ASEAN+3”.

Ông cũng trình bày các cách thức mà Hàn Quốc lên kế hoạch đóng góp trong khuôn khổ ASEAN+3, bao gồm tăng cường khả năng phục hồi, đổi mới trong tương lai và đầu tư cho thế hệ tương lai. Theo nhà lãnh đạo này, Seoul có kế hoạch cung cấp 4.500 tấn gạo cho kho dự trữ khẩn cấp ASEAN+3 năm nay, xây dựng cơ sở hạ tầng để sản xuất xe điện trong ASEAN và tổ chức sự kiện vào tháng 12 cho học sinh có năng khiếu khoa học.

Đồng thời, ông cũng kêu gọi đoàn kết trước các hoạt động quân sự của Triều Tiên, nói rằng cộng đồng quốc tế phải chứng tỏ họ sẽ không “đứng yên” khi Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc mở rộng cửa với lao động nước ngoài

Châu Âu

* Một phần UAV Nga rơi xuống lãnh thổ Romania: Ngày 6/9, trang Antena 3 CNN (Romania) đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Angel Tilvar cho biết các bộ phận của máy bay không người lái (UAV) Nga đã rơi xuống lãnh thổ Romania.

Hồi đầu tuần, Kiev cho rằng, UAV Nga đã phát nổ trên lãnh thổ Romania – tuyên bố mà Bucharest đã phủ nhận vào thời điểm đó. Trước đó, ngày 5/9, phát biểu trong họp báo chung với Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, Tổng thống Romania Klaus Iohannis nêu rõ: “Ngay trong ngày hôm nay, ở chỗ chúng tôi đã có các cuộc tấn công – Bộ trưởng quốc phòng đã thông báo cho tôi, các cuộc tấn công được xác nhận ở khoảng cách 800 mét với biên giới chúng tôi. Rất, rất gần”.

Theo ông, các lực lượng Nga đã liên tục triển khai các cuộc tấn công bằng UAV nhắm vào cơ sở hạ tầng ở sông Dunube ở miền Nam Ukraine. (Reuters)

* Từ bỏ khí đốt Nga là “nhiệm vụ bất khả thi” với châu Âu: Ngày 6/9, trả lời phỏng vấn báo Handelsblatt (Đức), Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic cho biết năm 2022, châu Âu đã giảm nhập khẩu khí đốt của Nga từ 150 tỷ m3 xuống dưới 80 tỷ m3. Theo ông, năm nay, con số này có thể chỉ là 40 tỷ m3, kể cả khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Ông khẳng định: “Vì vậy, tôi có thể nói rằng từ bỏ hoàn toàn khí đốt Nga vẫn là nhiệm vụ gần như bất khả thi”.

Ngoài ra, ông Sefcovic nhấn mạnh nếu Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết lập các mối quan hệ đối tác mới, biện pháp này có thể làm giảm thêm lượng nhập khẩu LNG từ Nga trong những tháng tới. Theo quan chức này, EC đang dần đảm bảo khí đốt được nhập khẩu qua nền tảng mua sắm chung của EU thay vì đến từ Nga. Phó Chủ tịch EC nhấn mạnh mỗi nguồn lực quan trọng mang tính chiến lược phải đến từ ít nhất 3 nhà cung cấp. (Handelsblatt)

* Thủ tướng Đức kêu gọi vượt qua khủng hoảng kinh tế: Ngày 6/9, Phát biểu trong phiên họp của Hạ viện về ngân sách năm 2024, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: “Người dân đã chán ngấy tình trạng bế tắc này, tôi cũng vậy”. Ông cũng công bố “hiệp ước Đức” mới với một gói các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng trì trệ quan liêu của đất nước và đẩy nhanh quá trình số hóa nền kinh tế.

Đồng thời, ông kêu gọi liên minh cầm quyền và phe dân chủ đối lập cùng nhau vượt qua “sự quan liêu, tâm lý sợ rủi ro và chán nản” đã đè nặng lên nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong những năm gần đây. Theo ông, đây là chìa khóa để chống lại “những kẻ muốn có được lợi ích chính trị từ các kịch bản suy thoái và gây hoảng loạn” khi ủng hộ dành cho phe cực hữu ở Đức đang tăng mạnh. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Đức mua thêm 25 xe tăng Leopard của Thụy Sỹ để làm gì?

* Iran, Saudi Arabia trao đổi đại sứ: Ngày 5/9, IRNA (Iran) đưa tin Đại sứ Saudi Arabia tại Iran Abdullah bin Saud al-Anzi đã đến Tehran hôm 5/9, vài giờ sau khi Đại sứ Iran tại Saudi Arabia Alireza Enayati đến Riyadh.

Tại Tehran, Đại sứ Al-Anazi tuyên bố các chỉ thị của lãnh đạo Saudi Arabia. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ và liên lạc với Iran, song song với thúc đẩy các cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước. Nhà ngoại giao này cho biết Saudi Arabia đang tìm cách xây dựng mối quan hệ với Iran mang tầm nhìn rộng hơn, bởi hai nước cùng sở hữu các thành phần kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và lợi thế góp phần nâng cao khía cạnh phát triển, thịnh vượng, ổn định và an ninh trong khu vực, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.

Đại sứ Al-Anazi nhấn mạnh, Tầm nhìn 2030 của Saudi Arabia thể hiện lộ trình phản ánh tất cả các khía cạnh hợp tác có thể được xây dựng theo quan điểm chiến lược thiết lập các nguyên tắc láng giềng tốt đẹp, hiểu biết, đối thoại có mục đích và tôn trọng để nâng cao sự tin cậy lẫn nhau giữa Saudi Arabia và Iran.

Hồi tháng 3 năm nay, Saudi Arabia và Iran đã đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá tại Bắc Kinh, Trung Quốc để nối lại quan hệ ngoại giao, mở lại đại sứ quán và cơ quan đại diện của các bên trong 2 tháng. Ngày 6/4, hai nước chính thức tuyên bố nối lại quan hệ ngoại giao và có hiệu lực tức thì. (THX/TTXVN)

* Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi tuyên bố chung: Ngày 6/9, Tổng thống Kenya William Ruto thông báo, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu mang tính bước ngoặt ở châu Phi cùng ngày đã bế mạc sau khi các nhà lãnh đạo thông qua “Tuyên bố Nairobi”. Đáng chú ý, thông báo này nhằm nêu bật tiềm năng của lục địa này như một châu lục xanh.

Bản thảo cuối cùng của Tuyên bố Nairobi mà hãng AFP (Pháp) đã nhìn thấy nhấn mạnh: “Tuyên bố này sẽ làm cơ sở cho lập trường chung của châu Phi trong tiến trình biến đổi khí hậu toàn cầu”. (AFP)





Nguồn

Cùng chủ đề

Anh thử nghiệm vũ khí laser chống UAV mới

Bản tin quân sự thế giới ngày 12/12/2024: Anh thử nghiệm vũ khí laser chống UAV mới; Mỹ đánh giá về hiệu quả của động cơ phản lực trên máy bay Su-57. Anh thử nghiệm vũ khí laser mới, chuyên gia Mỹ đánh giá gì về động cơ phản lực mới của máy bay chiến đấu Su-57… là những nội dung của bản tin quân sự thế giới hôm nay. Chuyên gia Mỹ...

600 chiếc UAV rơi như mưa khi trình diễn

Máy bay không người lái (UAV) gặp sự cố mất kiểm soát và rơi như mưa trong buổi trình diễn pháo hoa ban ngày của nghệ sĩ nổi tiếng Thái Quốc Cường ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, chiều 8/12.Video UAV gặp sự cố khi trình diễn và rơi xuống biển ở Tuyền Châu, Trung Quốc, ngày 8/12. (Nguồn: Quan sát Tứ Xuyên)Nhân chứng cho biết sự cố xảy ra khoảng 10 phút sau khi buổi...

Thủ tướng Campuchia nói gì về tin ‘không có ngân sách’ cho kênh đào Phù Nam-Techo?

Thủ tướng Campuchia Hun Manet mới đây đã có phản ứng về việc một số phương tiện truyền thông quốc tế loan tin không có nguồn tài trợ cho việc xây dựng kênh đào Phù Nam-Techo. ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chiều 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet. Thủ tướng Hun Manet cảm ơn Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Campuchia và dự 2 hội nghị quan trọng do Campuchia tổ chức. Đây là minh chứng cho quyết tâm của hai bên trong phát triển quan hệ láng giềng tốt, bạn bè tốt, cùng nhau xây dựng phát triển đất nước. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh...

Nga phóng 60 UAV tấn công Ukraine nhưng chỉ quay về được 3, vì sao?

Theo Defense Express, trong cuộc xung đột tại Ukraine, chiến thuật sử dụng máy bay không người lái Kamikaze tầm xa của Nga, đặc biệt là loại Shahed-136, đang trải qua những thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả. Theo các nguồn tin của Ukraine, lực lượng Nga đang áp dụng nhiều biện pháp mới để tối ưu hóa các cuộc tấn công, với mục tiêu làm suy yếu hệ thống phòng không của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Đối ngoại quốc phòng Việt Nam, phát huy truyền thống, vững bước hướng tới tương lai

Đối ngoại quốc phòng là bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong tổng thể đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân.

Mách bạn 3 cách tìm TikTok của người khác siêu đơn giản

Bạn đang muốn tìm TikTok của người khác nhưng chưa biết phải làm thế nào. Đừng lo, bài viết hôm nay sẽ mách bạn 3 phương pháp hiệu quả nhất để tìm kiếm và kết nối với người mà bạn quan tâm.

Nền kinh tế dẫn đầu châu Âu “không sụp đổ trong một đêm”… mà đáng sợ hơn nhiều

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang tiến đến điểm không thể quay lại khi các xu hướng kinh tế tiêu cực vẫn đang tiếp tục diễn ra, theo báo cáo của Bloomberg Economics.

Gần 200 quân nhân các nước ASEAN diễu hành qua đường phố Hà Nội

Gần 200 quân nhân thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Malaysia, Lục quân Myanmar đã có màn diễu hành qua các đường phố Hà Nội ngay trong tối ngày 19/12.

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Mỹ tăng gấp đôi binh sĩ đóng tại Syria

Lầu Năm Góc ngày 19.12 cho biết hiện có 2.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại Syria, hơn gấp đôi so với con số 900 binh sĩ như số liệu thời gian qua. ...

Nga “thách” phương Tây “thượng đài”, tuyên bố đã sẵn sàng với vũ khí bất khả chiến bại

Ngày 19/12, trong cuộc họp báo cuối năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thách thức phương Tây "đấu công nghệ cao" để chứng minh sức mạnh tên lửa của mình.

Ông Yoon Suk Yeol bác bỏ cáo buộc nổi loạn

Theo Reuters, luật sư biện hộ Seok Dong-hyeon hôm qua khẳng định Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol không phạm tội nổi loạn khi ban bố thiết quân luật vào hôm 3.12. ...

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Mới nhất

Thông điệp của hòa bình, hợp tác và phát triển

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế VN 2024. Dự khai mạc có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, cùng nhiều lãnh đạo...

Hành trình tôn vinh Di sản Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 19/12 – Triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” đã chính thức khai mạc tại Di tích Đường...

Cô gái tí hon dũng cảm bước đến hôn nhân với chàng trai kém 14 tuổi

Thanh Hằng, cô ca sĩ nhỏ bé với "Bước chân tí hon giữa đời" (Tuổi Trẻ 22-3-2010) tổ chức đám cưới với Hà Văn Đông, chàng ca sĩ khiếm thị kém cô 14 tuổi. ...

Bản tin Mặt trận sáng 20/12

Bản tin Mặt trận sáng 20/12 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Sáng mãi truyền thống 'Bộ đội Cụ Hồ'; Hoạt động giám sát nâng cao vai trò của Mặt trận; Quảng Ninh: Phát huy vai trò phong trào thi đua trong tái thiết sau bão Yagi; Hơn 2.000 người tham gia...

Việt Nam lên tiếng việc công dân bị sát hại ở Singapore

(Dân trí) - Một công dân Việt Nam đã bị tấn công và tử vong tại Singapore, cơ quan chức năng nước sở tại đã bắt giữ hung thủ và tiến hành xét xử theo quy định, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chiều 19/12, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã...

Mới nhất