Trang chủNewsThời sựNgoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới

Ngoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới

Thành tựu những năm qua tạo cho Việt Nam tiềm lực, vị thế, uy tín cao trên trường quốc tế, đưa đất nước hình chữ S trở thành “điểm hẹn” hấp dẫn của các quốc gia.
Ngoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden phát biểu trước báo chí sau hội đàm ngày 10/9. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Những sự kiện, con số ấn tượng và thông điệp quan trọng

Đến tháng 9/2023, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước; nâng quan hệ lên đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước, trong đó có 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tất cả các nước lớn khác.

Chúng ta hiện hữu, ghi dấu ấn trên nhiều diễn đàn, hội nghị cấp cao của thế giới, khu vực như Liên hợp quốc, Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC)…

Việt Nam ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế, bao gồm các nước công nghiệp phát triển. Qua 9 năm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Việt Nam có những đóng góp tích cực, được ghi nhận là ngọn cờ có sức thu hút.

Đằng sau các con số, sự kiện rất ấn tượng ấy là những giá trị, thông điệp quan trọng.

Một là, hình thành mạng lưới quan hệ sâu rộng, tạo nền tảng định vị vững chắc, xác lập vị thế quốc gia có lợi trên trường quốc tế.

Việt Nam thiết lập mạng lưới quan hệ ngoại giao rộng khắp, trọng tâm là 33 “điểm nút” có vai trò hạt nhân. Mỗi “điểm nút” kết nối nhiều quốc gia, hình thành một hệ thống quan hệ đa phương, đa chiều, đa tầng nấc. Ngoại giao đa phương nâng tầm “thương hiệu Việt Nam” trên trường quốc tế, trong quan hệ song phương với các đối tác quan trọng, nhất là các nước lớn. Các quan hệ song phương tạo vị thế có lợi cho Việt Nam trong ngoại giao đa phương. Qua đó, định vị vững chắc, nâng cao vị thế quốc gia, tạo nền tảng để hợp tác cùng có lợi với các nước; đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng, “điểm hẹn” hấp dẫn các quốc gia, nhưng cũng là nơi cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc. Không ít nước có hoàn cảnh tương tự, bị cuốn vào vòng xoáy, trở thành “con bài”, công cụ cạnh tranh, thậm chí là chiến trường chiến tranh ủy nhiệm giữa các nước lớn. “Đánh mất mình” là bài học đắt giá, không của riêng ai.

Giữ vững độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, gia tăng đan xen lợi ích chiến lược với các đối tác là cách tối ưu để Việt Nam khai thác lợi thế địa chiến lược, duy trì môi trường quốc tế thuận lợi, thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, hạn chế, hóa giải “bão tố, sóng ngầm” từ biến động địa chính trị, xung đột, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực và trên thế giới.

Ngoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới

Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong chuyến thăm Italy và Tòa thánh Vatican từ ngày 23-28/7. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hai là, tạo bước đột phá, duy trì sự hài hòa “cân bằng động” quan hệ với các nước lớn trong bối cảnh mới.

Sản xuất công nghệ cao, chất bán dẫn, chip… là lĩnh vực mũi nhọn trong đầu tư, hợp tác, phát triển kinh tế toàn cầu. Hợp tác với Hoa Kỳ, cường quốc hàng đầu là mong muốn của nhiều nước. Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trải qua nhiều thử thách, kiểm nghiệm, thấy rõ tương đồng, khác biệt và điều kiện đã chín muồi để phát triển lên mức cao nhất.

Lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ thăm cấp nhà nước, đàm phán, ký Tuyên bố chung nâng quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là phép thử, biểu tượng chứng tỏ Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị và mong muốn phát triển quan hệ với Việt Nam lên tầm cao mới.

Phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác sâu rộng hơn trên các lĩnh vực, vì lợi ích của hai nước; góp phần duy trì hài hòa “cân bằng động” quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn, tránh phụ thuộc vào một đối tác nào.

Việt Nam thấu hiểu nỗi đau của chiến tranh, bao vây cấm vận, nên nỗ lực hết sức mình vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Phương châm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”; xây dựng lòng tin, chuyển đối đầu thành đối thoại, kẻ thù thành bạn, đối thủ thành đối tác là động lực tinh thần giải quyết mâu thuẫn, xung đột, đóng góp quan trọng của Việt Nam cho thế giới.

Lời đầu tiên trong bài phát biểu tại khóa họp lần thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là hình mẫu vượt qua quá khứ, từ đối đối thủ thành đối tác để giải quyết các thách thức và hàn gắn vết thương. Tuy có một số băn khoăn, lo ngại, cảnh báo liên quan đến mâu thuẫn, đối đầu căng thẳng giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, Nga và những vấn đề lịch sử, tâm lý. Nhưng đa số dư luận đánh giá cao ý nghĩa quốc tế của “bước nhảy” trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, mà không dẫn đến xáo trộn quan hệ với Trung Quốc, Nga và các nước lớn khác.

Đối tác chiến lược toàn diện có khung khổ chung, nhưng với mỗi nước lại có sự tương đồng và khác biệt riêng. Việt Nam và Nga có quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống, kế thừa giá trị tốt đẹp từ thời Liên Xô, nhưng cũng chịu tác động từ xung đột ở Ukraine. Trung Quốc là nước lớn, láng giềng, tương đồng về thể chế chính trị nhưng còn tranh chấp phức tạp về chủ quyền biển đảo. Quan hệ với Hoa Kỳ cần tầm nhìn chiến lược, nỗ lực đặc biệt mới có thể “vượt qua khác biệt” để “phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.

Việt Nam chủ động trao đổi để các nước hiểu rõ, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện không phải là liên minh quân sự, không đi với nước này chống nước khác, không để mối quan hệ này cản trở mối quan hệ kia. Quyết định và đối sách thể hiện bản lĩnh chính trị, sự độc lập, tự chủ, uyển chuyển, linh hoạt, hiệu quả của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nền ngoại giao “cây tre Việt Nam”.

Ngoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng đoàn các nước ASEAN tham dự Lễ khai mạc và Phiên toàn thể cấp cao ASEAN-43 tại Jakarta, Indonesia ngày 5/9. (Ảnh: Anh Sơn)

Ba là, triển khai đồng bộ các trụ cột, toàn diện các lĩnh vực ngoại giao với tư duy mới, tốc độ mới.

Đối ngoại cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tăng cường sự tin cậy chính trị, quan hệ bền vững lâu dài, khơi thông “điểm nghẽn”, ký kết chương trình, kế hoạch, tạo nền tảng phát triển, quyết định hiệu quả hợp tác. Các chuyến thăm, gặp gỡ thượng đỉnh, tham dự hội nghị cấp cao ngày càng đa mục đích, lồng ghép nhiều lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, ngoại giao đến kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục… Hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội vừa qua với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Lào, Nga, Nhật Bản… thể hiện rõ điều đó.

Ngoại giao kinh tế là động lực, hợp tác khoa học công nghệ cao là đột phá, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị, quan hệ giữa các nhà nước. Sự tin cậy chính trị tạo nền tảng thúc đẩy hợp tác kinh tế, công nghệ, quốc phòng, an ninh… Ngoại giao văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo là cầu nối mở rộng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân.

Ngay sau ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trong dịp dự họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều hoạt động gặp gỡ quan chức, các tổ chức của Hoa Kỳ để cụ thể hóa các lĩnh vực, chương trình hợp tác thương mại, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực sản xuất công nghệ cao… Chưa bao giờ việc triển khai lại đồng bộ, nhanh và kịp thời như vậy.

Bốn là, bước chuyển từ lượng thành chất và sự tổng hòa các nhân tố.

Năm 2023, ngoại giao Việt Nam sôi động với nhiều đoàn cấp cao đến và đi, trong đó các nguyên thủ của quốc gia, trên các châu lục, địa bàn chiến lược. Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các nước để kỷ niệm 30, 40, 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Qua đó, đánh giá kết quả, định hướng phát triển quan hệ hiệu quả thiết thực hơn.

Thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với 33 quốc gia; ký kết nhiều văn kiện song phương, đa phương; các nước ủng hộ Việt Nam tham gia cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, khu vực khác với số phiếu cao; hợp tác hỗ trợ nhau trong các tình huống khó khăn… là minh chứng sinh động sự chuyển hóa lượng thành chất. Điều đó càng ý nghĩa trong bối cảnh thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường hiện nay.

Đó là kết quả của quá trình nỗ lực liên tục, bền bỉ nhiều năm; sự tổng hòa của nhiều nhân tố. Các nước hợp tác, phát triển quan hệ vì vị trí địa chiến lược, vị thế, uy tín quốc tế Việt Nam ngày càng tăng; lịch sử, truyền thống; sự ổn định chính trị, xã hội và tiềm năng phát triển… Nhân tố quyết định là Việt Nam thực hiện thành công đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng; là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; sẵn sàng tham gia định hình, dẫn dắt các cơ chế quan trọng.

Ngoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez thăm Việt Nam, dự Lễ kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro tới Vùng giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 27/9. (Nguồn: TTXVN)

Năm là, thông điệp mạnh mẽ về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; lịch sử, truyền thống dân tộc và tiềm năng phát triển của Việt Nam.

Những sự kiện, con số ấn tượng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về những giá trị tiêu biểu của đất nước, con người Việt Nam. Đó là truyền thống hòa hiếu, nhân văn, nhân ái, khoan dung, yêu chuộng hòa bình; chủ trương gác lại quá khứ, sẵn sàng chào đón, làm bạn với tất cả những ai có thiện chí hợp tác cùng phát triển. Một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả; đóng góp tích cực, chủ động, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu. Với những giá trị đó, Việt Nam là “điểm hẹn” hấp dẫn của các quốc gia.

Tình hình mới, yêu cầu mới và nỗ lực cao hơn

Thành tựu những năm qua tạo cho Việt Nam tiềm lực, vị thế, uy tín cao trên trường quốc tế. Bên cạnh thời cơ, thuận lợi là những khó khăn, thách thức mới. Sự đan xen sâu rộng giữa các xu thế: đa cực, phân mảnh, hình thành các tập hợp lực lượng mới đối trọng nhau; hợp tác và xung đột, đối đầu… Rủi ro an ninh, chính trị leo thang; kinh tế trì trệ, lạm phát, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, đầu tư suy giảm; vòng xoáy cạnh tranh phức tạp, gay gắt nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh…

Cơ hội phải nắm bắt và hiện thực hóa. Thách thức hiện hữu, nếu không xử lý kịp thời, hiệu quả, sẽ tác động lớn đến an ninh chính trị, ổn định, hợp tác và phát triển. Tình hình mới đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi nỗ lực cao hơn.

Mục tiêu bao trùm theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc là: giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ…

Để thực hiện mục tiêu, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; đổi mới tư duy, chuyển hóa nhận thức thành hành động, tạo động lực mới, nguồn lực mới, từ bên trong và bên ngoài. Thực hiện tốt phương châm chỉ đạo: quyết liệt, mạnh dạn, đột phá, thực chất, hiệu quả, tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước.

Nỗ lực đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hiệp định, chương trình, kế hoạch hợp tác; gia tăng đan xen lợi ích, tin cậy chính trị. Nắm chắc tình hình, bắt nhịp kịp thời xu thế của thế giới, khu vực, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Chủ động thích ứng, chuẩn bị đối sách, sẵn sàng xử lý linh hoạt, hiệu quả các biến động, vấn đề phức tạp. Giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy mạnh mẽ trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”.

Baoquocte.vn

Cùng chủ đề

Đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

Kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, dìu dắt, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam, trong đó có đối ngoại Đảng, đã vươn lên tầm vóc mới, vinh dự mang danh hiệu “ngoại giao Thời đại Hồ Chí Minh”. Đối...

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp, hình ảnh Việt Nam hòa bình, hợp tác, phát triển

Chiều 31/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa đã làm việc với Đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa gặp mặt Trưởng Cơ quan đại...

Dầu ăn và mỡ lợn, loại nào tốt hơn?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, dầu và mỡ lợn là những nguyên liệu quen thuộc, giúp món ăn thêm hấp dẫn, thơm ngon. Dầu chứa nhiều axit béo, không cholesterol, giàu vitamin E, K nên dễ hấp thụ hơn. Mỡ lợn giàu vitamin B, D, khoáng chất, giúp cơ thể hấp thụ thêm canxi.Cả hai đều là những chất béo tốt cho cơ thể và là nguồn...

Nga cáo buộc Hàn Quốc làm gia tăng căng thẳng, kêu gọi ngoại giao

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga coi việc Hàn Quốc điều máy bay không người lái bay qua Triều Tiên là hành vi vi phạm chủ quyền nghiêm trọng và can thiệp vào công việc nội bộ nhằm phá hoại hệ thống nhà nước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Cùng chuyên mục

Chuyển đổi số phải là ưu tiên trong chiến lược mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số để phát huy giá trị và nguồn lực Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa đạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 với ứng dụng công nghệ...

FED cắt giảm lãi suất ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ

(ĐCSVN) – Tại cuộc họp chính sách ngày 7/11, ngay sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tiến hành cắt giảm lãi suất 0,25%, nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa trong bối cảnh lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục hạ nhiệt. ...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi sống sót sau bão Yagi bung nở, khoe sắc

TPO - Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng, Hà Nội chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những luống hoa đã nở được người dân thu hoạch và bán nhanh trong tuần đầu tháng 11. Cánh đồng cúc hoạ mi còn sót lại sau siêu bão Yagi Năm nay, những hộ trồng cúc họa mi ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão yagi gây ra hồi tháng...

Công bố nền tảng truyền hình số Quốc gia VTVGo

(Chinhphu.vn) - Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vừa chính thức công bố nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo.   VTV công bố nền tảng truyền hình số trực tuyến quốc gia - Ảnh: VGP/HM Đây là một trong những kết quả nổi bật của quá trình chuyển đổi số của Đài Truyền hình Việt Nam những năm qua, như đầu tư hạ tầng sản xuất chương trình đồng bộ trên...

Tỷ phú Elon Musk làm gì khi tham gia chính quyền của ông Trump?

Giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk cho biết nếu trở thành một phần trong chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông sẽ giảm một số cơ quan liên bang để cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ.Tỷ phú Musk, người ủng hộ nhiệt thành cho ông Trump trong cuộc bầu cử qua, phát biểu khi xuất hiện trên chương trình trực tuyến của Tucker Carlson, phát sóng...

Mới nhất

Kỳ Duyên nhảy nhót nấu nướng nhưng lệch nhịp ở Miss Universe 2024

Kỳ Duyên cùng đại diện Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ tham gia buổi nấu nướng tại ngày thứ 9 của Miss Universe 2024. Cô bị nhận xét lệch nhịp khi nhảy cùng các đại diện châu Á. Trong lúc hào hứng nhảy, Kỳ Duyên bị nhiều khán giả cho rằng bị lệch nhịp, không đồng đều với 3 thí...

Sau ngày giảm sốc, giá vàng hôm nay tăng 1 triệu đồng/lượng

(Dân trí) - Sau khi giảm 6 triệu đồng/lượng ở chiều mua trong phiên 7/11, đến ngày 8/11, giá vàng hôm nay đã tăng 1 triệu đồng, ở 82-86,5 triệu đồng/lượng với vàng miếng và 82-84,8 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn. Sau khi giảm 6 triệu đồng/lượng, giá vàng bật tăng  Mở phiên sáng 8/11, giá vàng miếng SJC được các...

Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?

(Dân trí) - Anh Timmy P., một người Mỹ gốc Việt, hy vọng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Sau khi các hãng truyền thông lớn của Mỹ lần lượt xác định ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử...

Hải Phòng giải ngân gần 9.500 tỷ vốn đầu tư công

Hải Phòng đã giải ngân được 9.447,348 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tính đến ngày 20/10, Hải Phòng giải ngân được 9.447,348 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng so với trước đó một tháng. Năm 2024, Thủ tướng giao Hải Phòng giải ngân hơn 17.000 tỷ đồng vốn đầu...

Mới nhất