Trang chủChính trịNgoại giaoNgoại giao kinh tế ‘chắp cánh’ hàng Việt vươn xa

Ngoại giao kinh tế ‘chắp cánh’ hàng Việt vươn xa

Thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế triển khai một cách bài bản và hiệu quả, đóng góp thực chất vào phát triển kinh tế – xã hội và góp phần đưa hàng hóa Việt Nam vươn xa ra thế giới.

Quy trình đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu tại một nhà máy ở Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)
Quy trình đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu tại một nhà máy ở Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Từng trực tiếp tham gia công tác xúc tiến thương mại, đưa con tôm con cá Việt Nam “bơi ra biển lớn”, khi dẫn chứng về vai trò của ngoại giao kinh tế “trợ lực” cho xuất khẩu thủy hải sản, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vẫn bồi hồi nhắc lại câu chuyện về lần khảo sát thị trường ở Ai Cập cách đây hơn 10 năm.

“Khi chúng tôi bước vào khu chợ dân cư của nước bạn, sau khi giới thiệu là người Việt thì thương lái nước bạn hào hứng hô to Việt Nam – basa. Quả thật, đối với một đất nước ở xa chúng ta hàng ngàn cây số nhưng khi nhắc đến Việt Nam thì họ lại biết đến cá basa – một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản khiến chúng tôi vô cùng xúc động”, ông Nam chia sẻ tại một Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cách đây không lâu.

Muốn nông sản Việt đi xa, phải gắn kết với ngoại giao

“Bài bản”, “đi sâu, đi sát”, “kịp thời” là những cụm từ được bà Bùi Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Tổng công ty Lương thực miền Bắc đề cập nhiều lần thông qua những câu chuyện sống động về đóng góp của ngành Ngoại giao, đặc biệt là vai trò của các Đại sứ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong nỗ lực giúp gạo Việt “ghi điểm” tại thị trường quốc tế.

Từ những câu chuyện tìm kiếm thị trường cho “hạt gạo làng ta” những năm 2000 cho tới việc tận dụng tình hình gạo ở Ấn Độ để giúp “hạt gạo giành lợi thế trên thương trường” hay sự kiện Indonesia – quốc gia chưa từng nhập khẩu gạo của Việt Nam đã lần đầu tiên mua 2 triệu tấn gạo (năm 2022)… theo bà Bùi Thị Thanh Tâm, đều có dấu ấn của công tác ngoại giao kinh tế.

“Với tình hình mới hiện nay, tôi mong xuất nhập khẩu không còn là những hoạt động thương mại thuần túy mà sẽ nằm trong tổng thể đường hướng chính sách ngành Ngoại giao. Cần có những chính sách mang chiến lược dài hạn. Doanh nghiệp chủ động đặt hàng, đồng hành cùng các cơ quan ngoại giao, chứ không chỉ ngồi yên chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ”, bà Tâm đề xuất.

Trong hơn một năm qua, kể từ khi Bộ Ngoại giao cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chính thức ký kết Kế hoạch hành động triển khai công tác ngoại giao kinh tế đóng góp thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2023-2026 vào ngày 17/8/2023, công tác ngoại giao kinh tế được phát huy hiệu quả trong việc xúc tiến, thúc đẩy mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam; kết nối hợp tác quốc tế và thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; hỗ trợ ngành nông nghiệp hội nhập quốc tế và phát huy, nâng cao vai trò trong các cơ chế hợp tác đa phương.

Cảm ơn ngành Ngoại giao thời gian qua đã có những hỗ trợ kịp thời, giúp “chắp cánh” cho nông sản Việt bay xa, mang theo hình ảnh đất nước, nông dân Việt Nam đến nhiều thị trường, bạn bè trên thế giới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định: “Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau và muốn nông sản Việt đi xa thì phải gắn kết với ngành Ngoại giao”.

Nhiều kết quả cụ thể, thực chất

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho hay, điều quan trọng nhất trong công tác ngoại giao kinh tế là khai thác được tiềm năng hợp tác với các đối tác mà Việt Nam đã nâng tầm, nâng cấp quan hệ, đồng thời tạo ra những nguồn lực mới cho đất nước. Từ đầu năm đến nay, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai một cách bài bản và hiệu quả, đóng góp thực chất vào phát triển kinh tế – xã hội.

Trong hàng chục hoạt động đối ngoại cấp cao từ đầu năm 2024 đến nay, nội dung kinh tế tiếp tục trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất, ký kết được nhiều cam kết, thỏa thuận hợp tác với các đối tác. Mới đây nhất, trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương của Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết 16 văn kiện hợp tác.

Nội dung thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu, đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA), tăng cường thu hút nguồn lực hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực mới như: kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động… được chú trọng lồng ghép và cụ thể hoá thành các cam kết, dự án cụ thể trong các hoạt động đối ngoại cấp cao với các đối tác lớn tại Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ, các đối tác tiềm năng ở Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh.

Cùng với đó, tiếp tục tranh thủ tối đa lợi thế mạng lưới 16 FTA đã ký với 60 đối tác, thúc đẩy đàm phán nâng cấp nhiều FTA hiện hành và tăng tốc đàm phán FTA với các đối tác mới.

Ngoại giao kinh tế đã tích cực hỗ trợ kết nối, xúc tiến, quảng bá, tháo gỡ rào cản thương mại, thúc đẩy các hướng đi mới, qua đó mở rộng thị trường cho các ngành, lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp. Việt Nam đón nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào Việt Nam như NVIDIA, Apple, Intel, Google, Inforsys, Siemens…

Ngay từ những tháng đầu năm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn định hướng cho Bộ Ngoại giao tập trung triển khai các đầu việc để thúc đẩy ngoại giao kinh tế.

Thứ nhất là chỉ đạo các cơ quan đại diện tiếp tục hỗ trợ các tỉnh, doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư du lịch, quảng bá các sản phẩm thế mạnh vào khu vực Trung Đông, châu Phi, đặc biệt là khu vực vùng Vịnh. Thứ hai là tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm thế mạnh, nhất là những sản phẩm đồ gỗ sang các thị trường Trung Đông, châu Phi. Kêu gọi đầu tư của các quỹ đầu tư khu vực Trung Đông vào các lĩnh vực mà họ rất quan tâm.

Những kết quả nói trên đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, hoan nghênh trong Hội nghị Thủ tướng với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sáu tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo, tổ chức vào tháng Bảy vừa qua.

Dưới sự lãnh đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, những nỗ lực không ngừng nghỉ của công tác ngoại giao kinh tế và ngành Ngoại giao đã được nhiều bộ, ban, ngành, các hiệp hội, doanh nghiệp… ghi nhận, đánh giá cao, từng ngày “đơm hoa, kết trái”, góp phần nâng cao vị thế, đưa thương hiệu hàng hóa, sản phẩm Việt Nam vươn xa khắp thế giới.

Để góp phần thúc đẩy động lực xuất khẩu, tại Hội nghị với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sáu tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần đẩy mạnh quảng bá ra thế giới các mặt hàng, sản phẩm của Việt Nam với chất lượng cao, giá thành cạnh tranh; cũng như tăng cường giới thiệu về môi trường, đầu tư kinh doanh của Việt Nam, nhất là về các chính sách mới, các thành tựu phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Thủ tướng lưu ý, các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối với các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tập trung phát triển, nâng cao chất lượng, xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, những mặt hàng mà thế giới có nhu cầu, các sản phẩm, mặt hàng đặc sản, đáp ứng yêu cầu phát triển, yêu cầu chuyển đổi xanh của các nước, giải quyết bài toán trước mắt và cả lâu dài. Các bộ ngành làm tốt chức năng quản lý Nhà nước, định hướng sự phát triển, công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp xu thế phát triển của thế giới.

Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan tiếp tục đàm phán, ký kết các FTA, thúc đẩy việc mở rộng các thị trường Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi, sản phẩm Halal; theo dõi sát tình hình về các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước áp dụng đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam để có biện pháp ứng phó từ sớm, từ xa…





Nguồn: https://baoquocte.vn/ngoai-giao-kinh-te-chap-canh-hang-viet-vuon-xa-284321.html

Cùng chủ đề

Trà Vinh – điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanhCác chỉ số PCI, PGI là thước đo hữu hiệu để Trà Vinh nâng cao hiệu quả xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 6 tháng đầu năm. ...

Tạo đột phá để hoàn thành mục tiêu

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn, phức tạp, ngoài dự báo, đặt ra nhiều thách thức đối với hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới và ở khu vực.

Tọa đàm về tận dụng FTA trong ngành cà phê tại Đắk Lắk

29/08/2024 20:56 Toàn cảnh buổi tọa đàm trực tiếp được tổ chức tại Đắk Lắk. (PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA), ngày 28/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công thương phối hợp với Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ...

Thúc đẩy ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước

  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc thúc đẩy ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm để có nguồn lực mới phát triển đất nước. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề cao tầm quan trọng của ngoại giao kinh tế. Ảnh: Hải Nguyễn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho hay, điều quan trọng nhất trong công tác ngoại giao kinh tế là khai thác được những tiềm năng hợp tác với các...

Đối ngoại địa phương đóng góp mạnh mẽ vào sự nghiệp phát triển chung

Cụm Thi đua số II gồm có 7 thành viên là Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và 10 thành viên là Phòng Ngoại vụ trực thuộc Văn Phòng UBND các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Kạn, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Yên Bái, Thái Bình. Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Minh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Kính viễn vọng không gian James Webb và phát hiện mới về các thiên hà thuở sơ khai

Một nghiên cứu mới cho thấy, các lỗ đen có thể là nguyên nhân khiến cho những hiểu biết trước đây về các thiên hà sơ khai thuở vũ trụ mới hình thành là thiếu chính xác.

Nổ đường ống dẫn khí khiến hơn 1.000 hộ dân phải sơ tán, hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ, đây là nguyên nhân

Ngày 16/9, một vụ nổ đường ống dẫn khí đã xảy ra tại thành phố Deer Park, bang Texas, Mỹ, gây cháy lớn kéo dài trong nhiều giờ.

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Từ câu chuyện sao kê mùa lũ lụt…

Rất cần xử lý nghiêm các hành vi gian dối "phông bạt từ thiện" trong mùa lũ lụt để duy trì niềm tin của cộng đồng xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Món quà ấm áp từ Ấn Độ

Lô hàng nặng 35 tấn được chuyên cơ của quân đội Ấn Độ đã đến Sân bay Quốc tế Nội Bài vào đêm 15 tháng 9 năm 2024. Đồ cứu trợ gồm các mặt hàng thiết yếu như máy lọc nước, chăn, màn chống muỗi, bộ đồ dùng nhà bếp, bể chứa nước, xô chứa nước có vòi và đèn năng lượng mặt trời dựa theo nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng và đề xuất...

Duy trì đi ngang, nguy cơ dịch bệnh sau bão, cần tiêu độc khử trùng chuồng trại

Thị trường heo hơi cả nước đồng loạt duy trì xu hướng đi ngang trong phiên đầu tuần. Hiện tại, ngoài Hà Nội giao dịch tại ngưỡng 67.000 đồng/kg, giá khảo sát ở các tỉnh thành còn lại dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với định hướng "6 hơn," góp phần mang lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước. Sáng 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung...

Black Myth: Wukong – Game máy tính Trung Quốc ‘biến hóa’ doanh nghiệp siêu nhỏ vụt lớn thành kỳ lân

Black Myth: Wukong hiện là game máy tính (trò chơi máy tính) bán chạy nhất và có thể trở thành một trong những game thành công nhất từ ​​trước đến nay. Thành công vang dội của nhà phát triển Trung Quốc đến từ đâu?

Giá cà phê thế giới dao động mạnh, trong nước ổn định, dự báo thị trường vụ mới?

Giá cà phê tăng cao do thiếu hàng. Hai nguồn cung cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đều bị biến đổi khí hậu gây mất mùa. Ngoài ra, yếu tố đầu cơ trên sàn London cũng khiến giá cà phê thế giới có sự biến động mạnh và thay đổi liên tiếp.

NIC “bắt tay” VASEA hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp

Tham dự lễ ký kết có Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Đỗ Tiến Thịnh và GS Nghiêm Đức Long - Chủ tịch VASEA. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc tham gia chứng kiến lễ ký kết. Việt Nam, với lợi thế là quốc gia nông nghiệp, có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp xanh. Phát triển nông nghiệp xanh, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững...

Mới nhất

Mặt trận Tổ quốc sẽ lập đoàn giám sát phân bổ tiền ủng hộ các địa phương

VOV.VN - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) Hoàng Công Thủy cho biết, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3, đảm bảo công...

Bộ Quốc phòng ủng hộ 40 tỷ đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân các tỉnh phía Bắc. Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng "đội quân công tác" thực hiện nhiệm vụ "chiến đấu trong thời bình", thể...

Mang trung thu đến sớm với thiếu nhi vùng lũ

NDO - Những ngày qua, cơn bão số 3 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền bắc nước ta. Trong đó, không ít thiếu niên, nhi đồng đã trở thành trẻ mồ côi, bị mất toàn bộ nhà cửa, sách vở, trường lớp ngập trong bùn đất... khiến việc học tập...

Điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Hà Giang

Ngày 17/9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Hà Giang về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Công văn nêu rõ: Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra...

Mới nhất