Trang chủNewsThế giớiNgoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức hồi đầu tháng Bảy, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit và điều chỉnh sự “lệch pha”.

Thủ tướng Anh Keir Starmer và người đồng cấp Ireland Simon Harris. (Nguồn: PA)
Thủ tướng Anh Keir Starmer và người đồng cấp Ireland Simon Harris. (Nguồn: PA)

Sự hiện diện của ông Keir Starmer tại thủ đô Dublin ngày 7/9 đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Anh tới Ireland trong năm năm qua. Chuyến thăm được xem là một dấu mốc lịch sử, mở ra triển vọng cải thiện mối quan hệ vốn nhiều sóng gió trong những năm gần đây giữa London và Dublin.

Hội đàm với người đồng cấp Simon Harris, Thủ tướng Keir Starmer cam kết cài đặt lại quan hệ với Dublin. Nhấn mạnh tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, ông chủ số 10 phố Downing đề nghị cùng xác định phương hướng cụ thể để cải thiện quan hệ. Nhà lãnh đạo Anh kỳ vọng, hai nước sẽ gắn kết thông qua các giá trị như hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau và tình hữu nghị.

Hai Thủ tướng nhất trí đưa hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Ông Keir Starmer khẳng định, London mong muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp hơn với tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Ireland.

Sau khi Công đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trước thời hạn và trở lại nắm quyền, Thủ tướng Keir Starmer bắt đầu tìm cách hợp tác tốt hơn với EU. Quyết định trưng cầu dân ý vào năm 2016 và rời khỏi EU đã gây căng thẳng cho quan hệ Anh – Ireland. Một trong những nguyên nhân là các quy tắc thương mại chi phối Bắc Ireland – một phần của Vương quốc Anh và là khu vực có biên giới trên bộ với Ireland – đã trở thành điểm bế tắc trong quan hệ hai nước.

Trong tuyên bố trước khi lên đường tới Dublin, ông Keir Starmer khẳng định, “Mối quan hệ Anh – Ireland chưa bao giờ đạt đến tiềm năng tối đa. Ông Harris và tôi đang cùng nhau tiến về tương lai và hợp tác sâu sắc hơn nữa”.

Hai nhà lãnh đạo đã gặp gỡ nhiều doanh nghiệp trước khi cùng xem trận đấu bóng đá giữa Ireland và Anh trước khi ông Starmer trở lại London.

Vài ngày sau chuyến công du Dublin, Thủ tướng Keir Starmer dự kiến đến Washington D.C vào ngày 13/9, hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden. Đây sẽ là lần thứ hai ông Keir Starmer đến Mỹ chỉ trong hai tháng. Chuyến thăm trước đó của ông Starmer diễn ra vài ngày sau khi nhậm chức, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Washington D.C. Trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Joe Biden đã ca ngợi Anh là “đồng minh tốt nhất”.

Về cuộc hội đàm sắp tới, theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống nước chủ nhà và Thủ tướng Keir Starmer sẽ trao đổi về tầm quan trọng của mối “quan hệ đặc biệt” Mỹ – Anh. Hai nhà lãnh đạo “thảo luận sâu rộng” về tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine, bảo đảm thỏa thuận thả con tin và ngừng bắn tại Dải Gaza, bảo vệ hoạt động vận chuyển quốc tế ở Biển Đỏ và thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Chuyến thăm diễn ra sau khi ông Joe Biden quyết định rút khỏi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và chuyển giao quyền ứng cử viên của đảng Dân chủ cho “phó tướng” là bà Kamala Harris. Hiện chưa rõ ông Starmer có gặp Phó Tổng thống trong chuyến đi này hay không.

Trước Dublin và Washington D.C, Thủ tướng Keir Starmer đã đến một số thủ đô của các nước thành viên EU, trong đó có Paris (Pháp) và Berlin (Đức), kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với hy vọng tạo ra lợi thế để tiến bước, cũng như “đứng cùng nhau” trong các vấn đề quốc tế.

Theo mạch đó, dư luận quốc tế chú ý tới những gì mà ông Keir Starmer bàn với các nhà lãnh đạo Ireland và Mỹ lần này. Ở Dublin, là cải thiện quan hệ với Ireland và EU hậu Brexit. Còn ở Washington D.C, liệu cuộc gặp giữa một nhà lãnh đạo mới lên và một lãnh đạo sắp từ nhiệm sẽ tác động như thế nào tới “quan hệ đặc biệt” giữa hai “ông lớn” cũng như các xung đột đang tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến đời sống quốc tế đương đại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ngoai-giao-con-thoi-cua-thu-tuong-anh-285978.html

Cùng chủ đề

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. ...

Thủ tướng Anh Keir Starmer với hàng loạt ‘chiêu’ nhằm cải thiện tăng trưởng kinh tế

Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ tướng Keir Starmer có kế hoạch tổ chức các sự kiện thu hút đầu tư quy mô lớn.

Anh khẳng định về “sự tái thiết” quan hệ với EU, mong muốn Brexit hoạt động vì lợi ích của các bên

Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 2/10 đã gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, trong chuyến thăm đầu tiên tới Brussels trên cương vị mới.

Chẳng có quyết định “cởi trói” cho Ukraine, ông Biden nói “không nghĩ nhiều về Tổng thống Nga”

Nhà Trắng chưa đưa ra bất cứ thông báo nào về việc cho phép Ukraine tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer hôm 13/9.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?

Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11. ...

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

Cấu trúc san hô đơn lẻ lớn đến mức các nhà nghiên cứu đi thuyền ban đầu nghĩ rằng họ tình cờ bắt gặp một xác tàu đắm khổng lồ. ...

Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình hạt nhân.

Mới nhất

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lên mức đáng lo ngại

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, ô nhiễm không khí đã tăng lên mức độ đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Trong đó, thông số ô nhiễm không khí chính hiện nay là bụi mịn kích thước nhỏ...

Tăng cường hợp tác trong đào tạo nhân lực cho điện gió

(ĐCSVN) - Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam, chung tay cùng các bên liên quan hành động hướng đến đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, sáng 14/11, Trường Đại học Điện lực và Quỹ GE Vernova Foundation cùng Tổ chức ASSIST Asia đồng...

Acecook Việt Nam ‘trao hạnh phúc’ với chương trình học bổng 2024 dành cho sinh viên

Năm 2024 đánh dấu chương trình học bổng Acecook Happy Scholarship lần thứ 9 - với quy mô và thông điệp mới mẻ...

Asteria Mũi Né tích cực chăm lo đời sống nhân viên

Asteria Mui Ne Resort không chỉ là nơi lưu trú đẳng cấp mà còn chú trọng phát triển...

Mới nhất

200 năm kênh Vĩnh Tế