Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamNgô Thường San – “Hành trình tìm lửa và giữ lửa” Dầu...

Ngô Thường San – “Hành trình tìm lửa và giữ lửa” Dầu khí (Kỳ 3)

Là một trong những nhân chứng lịch sử, cũng là người góp công sức, trí tuệ làm nên lịch sử vẻ vang của ngành Dầu khí Việt Nam, cả cuộc đời ông Ngô Thường San là một chuỗi cống hiến không ngừng trên hành trình “tìm lửa và giữ lửa” cho sự phát triển của ngành và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

Tất cả vì sự phát triển của ngành Dầu khí, vì lợi ích quốc gia

Ông Ngô Thường San khẳng định, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của các thế hệ “những người đi tìm lửa”, thành công của ngành Dầu khí luôn gắn với sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Chính phủ. Tất cả vì mục tiêu đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.

 

Ông Ngô Thường San

Năm 1988, sau 8 năm thành lập Liên doanh Vietsovpetro cũng là lúc chuyển giao thế hệ, chuyển giao công việc lãnh đạo trước đó chủ yếu là người Nga đảm nhiệm các vị trí trưởng bộ phận, phía Việt Nam làm phó, đặt ra yêu cầu đến 1990, Liên Xô bàn giao công tác lãnh đạo cho phía Việt Nam. Đầu tiên thử nghiệm vị trí giàn trưởng người Việt Nam. Lúc đó nhiều anh em cũng lo lắng, bảo ông San rằng “Anh quyết định như thế, sau này có sự cố ngoài biển anh sẽ phải chịu trách nhiệm đấy”. Nhưng với niềm tin tưởng mạnh mẽ và nhận thấy anh em có đủ kiến thức, năng lực, trách nhiệm; tin vào một tương lai gần các nhân sự người Việt có thể thay thế hoàn toàn các chuyên gia nước ngoài để quản lý, vận hành hoạt động nên ông không ngại ủng hộ quyết định giao một số trọng trách. Sau đó là tiếp tục chuyển giao lãnh đạo là người Việt tại một số đơn vị trong liên doanh. Đến năm 1990 vị trí Tổng Giám đốc Vietsovpetro được chuyển giao cho người Việt Nam và ông Ngô Thường San cũng là người Việt đầu tiên đảm nhận vị trí này. Kể từ đó đến nay, Tổng Giám đốc Liên doanh do người Việt đảm nhận và duy trì sự hoạt động ổn định, hiệu quả và phát triển vững mạnh của Liên doanh cho đến ngày nay.

Năm 1993, ông San được giao thêm nhiệm vụ kiêm Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Đến năm 1996, ông được điều ra Hà Nội làm Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu năm 2001. Ở cương vị nào, ông cũng làm việc bằng tinh thần cống hiến hết mình, dám nghĩ, dám làm với cái tâm trong sáng vì đất nước. Trong đó, đặc biệt là những quyết định đầu tư quan trọng mà sau này đã tạo nguồn lực phát triển bền vững, lâu dài cho ngành Dầu khí, cũng như góp phần hình thành các ngành công nghiệp, vùng kinh tế của đất nước.

Nhà máy Đạm Phú Mỹ hoạt động hiệu quả, đóng góp quan trọng cho đất nước trong 20 năm qua

Ông San kể lại, lúc đầu tư xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ, ban đầu Petrovietnam chỉ tham gia 5% vào liên doanh và là đơn vị đảm bảo nguồn cung khí nguyên liệu cho nhà máy. Tuy nhiên, dự án mãi không thể triển khai vì không đạt được thỏa thuận giữa các nhà đầu tư tham gia dự án. Trong đó, các nhà đầu tư chi phối đưa ra những yêu cầu vô lý, đòi hỏi đặc quyền, đặc lợi với yêu cầu khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đưa vào xem như đóng góp của Petrovietnam cho liên doanh, có nghĩa là không tính tiền mua khí và khi bán sản phẩm phân bón thì toàn bộ khí nguyên liệu đó cũng không tính vào giá thành. Đấu tranh mãi, liên doanh đồng ý Petrovietnam bán khí cho nhà máy với giá 11 cents/1 triệu Btu, trong khi đó giá khí Bạch Hổ bán cho điện lúc đó là 23 cents/1 triệu Btu, nghĩa là thấp hơn một nửa. Không chỉ vậy, sau này nếu bán đạm không có lãi Petrovietnam phải tiếp tục hạ giá khí để bù lỗ cho liên doanh.

Bức xúc với những đòi hỏi, điều kiện vô lý từ các bên tham gia đầu tư đưa ra, trong khi đó, Petrovietnam chỉ góp vốn 5% nên việc tham gia vào công tác quản lý, quyết định cũng sẽ hạn chế; nhân dịp gặp và báo cáo với nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, lúc đó đang giữ vai trò là cố vấn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông San trình bày về những tắc nghẽn, bất hợp lý trong các yêu cầu của liên doanh đầu tư dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ và khẳng định Petrovietnam có thể đứng ra đầu tư dự án này. Đồng thời, ông cũng trình bày trăn trở nếu dự án cứ mãi tắc nghẽn, nông nghiệp không được “công nghiệp hóa” sẽ không thoát nghèo được, không thể rút ngắn chênh lệnh giữa thành thị và nông thôn theo chủ trương của Đảng và đặc biệt là phải đốt bỏ khí dư thừa khi mỏ Bạch Hổ đạt sản lượng đỉnh.

Nghe nói đúng và là người rất ủng hộ phát huy nội lực, ông Đỗ Mười suy nghĩ và nói rằng “Thế tại sao không giao cho Dầu khí đầu tư mua thiết kế, thuê nước ngoài quản lý, tự đầu tư lấy?”. Ông Đỗ Mười sau đó hỏi lại ông San “Cậu có dám làm không?”. Ông San trả lời: “Nói dám hay không cũng rất khó với anh nhưng vì trách nhiệm chung thì làm, em cố gắng làm hết khả năng của mình với sự giúp đỡ của Chính phủ”. Ông Đỗ Mười sau đó gọi điện cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (cố vấn Chính phủ) đang công tác tại Cà Mau và nói “Cậu San trình bày như thế…, anh xem xét cho cậu ấy”.

Ông San nhớ hôm đó là Thứ 7, trở về ông thông báo lại cho ông Nguyễn Xuân Nhậm, khi đó là Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam và yêu cầu ông Nhậm chuẩn bị bộ tài liệu FDP của dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ, đồng thời có một báo cáo ngắn tóm tắt về vấn đề hiện trạng triển khai nhà máy để hôm sau báo cáo nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Khoảng 7 giớ sáng Thứ 2 tuần tiếp theo, điện thoại từ đường dây nóng của Chính phủ với Petrovietnam reng lên, đầu dây bên kia, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt gọi bảo ông lên báo cáo những vướng mắc của dự án. Đến nơi, ông trình tập hồ sơ FDP Nhà máy Đạm Phú Mỹ và bản báo cáo tóm tắt của Petrovietnam; đọc xong, ông Võ Văn Kiệt hỏi lại, “Bây giờ anh trình bày mong muốn như thế nào?”. Ông San báo cáo, “Dự án đang tắc như thế, nếu cứ dùng dằng mãi thì không bao giờ có đạm cả và phải đốt khí dư trên bờ, nếu bây giờ để Tổng công ty tự đầu tư, dự án sẽ chuyển động và nếu có gì rủi ro về giá cả kiến nghị nhà nước bù lỗ, hỗ trợ giai đoạn đầu”…

Nghe xong trình bày của ông San, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý sẽ hỗ trợ Petrovietnam trong báo cáo và kiến nghị với Chính phủ về dự án này. Sau một quá trình làm việc và xem xét, ngày 27/12/2000, Chính phủ đã ra quyết định giao cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân đạm tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi có quyết định đó, ông San ký quyết định thành lập Ban Quản lý xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ và triển khai thành công dự án. Tháng 12/2004, Nhà máy Đạm Phú Mỹ chính thức được khánh thành.

Khánh thành Nhà máy Đạm Phú Mỹ – Ảnh tư liệu

Tuy nhiên, phải nói rằng, giai đoạn đó, quyết định đầu tư dự án là quyết định hết sức khó khăn, một quyết tâm rất lớn, bởi đầu tư dự án có rất nhiều rủi ro. Nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư nhà máy đạm là lãng phí tài nguyên, tiền bạc và không có ý nghĩa, vì lúc đó giá đạm thấp, trong khi đó bán khí sẽ thu được lợi ngay. Nhưng đến nay, những kết quả đạt được đã cho thấy, đó là quyết định hết sức sáng suốt, đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược, dài hạn. Sản phẩm đạm Phú Mỹ xuất hiện trên thị trường đã làm thay đổi căn bản tình hình cung cầu và thị trường phân bón, góp phần đáng kể vào việc bình ổn thị trường. Thêm vào đó, giá lương thực, phân bón trên thế giới liên tục tăng cao, vừa giúp dự án nhanh chóng thu hồi vốn (chỉ sau 5 năm đi vào hoạt động), vừa đóng góp quan trọng cho kinh tế và nông nghiệp của đất nước mà đến nay Petrovietnam có thể đáp ứng được hơn 70% lượng phân bón cho nhu cầu trong nước và còn xuất khẩu.

Đường ống khí Nam Côn Sơn

Hay như với Dự án khí Nam Côn Sơn, là dự án phát triển Cụm các mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ thuộc lô 06 thềm lục địa Việt Nam, được Tổ hợp Nhà thầu Hợp đồng phân chia Sản phẩm (PSC) gồm Tập đoàn BP (Vương quốc Anh), STATOIL (Vương quốc Na Uy) và ONGC (Cộng hòa Ấn Độ) phát hiện năm 1993. Giai đoạn đó, Petrovietnam bán khí cho EVN với giá 23 cents/1 triệu Btu, nhưng Tập đoàn BP đề nghị giá bán khí cho phía Việt Nam khởi điểm là 29 cents cộng với tariff vận chuyển là 3,2 cents, mỗi năm tăng 2%. Đặt ra bài toán, giá bán khí cho EVN là 23 cents trong khi đó mua khí của BP với giá 29 cents, rõ ràng là lỗ và như thế nhiều ý kiến đưa ra là Petrovietnam sẽ không tham gia.

Nhưng lúc đó Thủ tướng Phan Văn Khải và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Trần Xuân Giá nhấn mạnh rằng, bây giờ phải tham gia vì điện không thể không có khí mà Dự án khí Nam Côn Sơn khi đó quyết định hợp tác của ta với Anh. Do đó, phải chấp nhận rủi ro. Ông Trần Xuân Giá bảo với ông San, “Bây giờ phải chịu rủi ro, tớ chịu rủi ro với cậu”. Sau đó, để ký hợp đồng mua khí, BP yêu cầu phải ký với Nhà nước nhưng theo quy định, Nhà nước không ký với doanh nghiệp, do đó Thủ tướng Phan Văn Khải chỉ đạo Petrovietnam đứng ra thay mặt Chính phủ ký và chịu trách nhiệm thanh toán tiền mua khí cho BP. Mãi sau này mới thuyết phục được BP đồng ý cho Petrovietnam đứng ra ký. Theo tính toán ban đầu, ngay cả đối với những người lạc quan nhất cũng không dám nghĩ đến những lợi ích và đóng góp to lớn dự án mang lại cho đất nước như hôm nay. Từ khi đi vào hoạt động, dự án luôn được đánh giá là một điển hình hiệu quả trên nhiều mặt, không chỉ đóng góp cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành công nghiệp khí và điện khí non trẻ của Việt Nam, phát huy hiệu quả việc sử dụng nguồn tài nguyên khí thiên nhiên quý giá của đất nước vào phát triển kinh tế, góp phần hình thành đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có trình độ và tay nghề cao, chuẩn quốc tế cho ngành Dầu khí. Đây cũng là Dự án then chốt của chương trình trọng điểm Nhà nước về Khí – Điện – Đạm Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ông San đúc rút rằng, có những dự án đầu tư, bên cạnh sự quyết tâm, phải chấp nhận rủi ro, đòi hỏi sự quyết đoán, tầm nhìn xa và trên hết tất cả vì mục tiêu chung đặt lợi ích quốc gia, sự phát triển của đất nước lên hàng đầu. Ông cũng khẳng định, những quyết định, tầm nhìn ấy bản thân ông và lãnh đạo Petrovietnam sẽ không quyết nổi nếu không có Chính phủ ở phía sau chỉ đạo, ủng hộ tối đa, mà Chính phủ ở phía sau đó là những người dám làm, dám chịu trách nhiệm. Những thành công trong các dự án lớn của Petrovietnam đều có dấu ấn, sự ủng hộ, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, tài tình, sáng suốt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đó là những quyết định chiến lược cho sự phát triển của ngành, xây dựng và hình thành nên những công trình trọng điểm, làm động lực phát triển cho ngành Dầu khí sau này, cũng như tạo nên sự “đổi đời” cho nhiều vùng đất, hình thành nên các vùng kinh tế, đóng góp quan trọng cho đất nước.

Lãnh đạo Petrovietnam, Hội Dầu khí Việt Nam và Tạp chí Năng lượng Mới tri ân những đóng góp của ông Ngô Thường San

Có thể nói, cả cuộc đời ông Ngô Thường San luôn cháy “ngọn lửa nhiệt huyết” cống hiến không ngừng cho ngành Dầu khí và cho sự phát triển đất nước. Từ những bước chân đầu tiên trên “hành trình tìm lửa” đến công cuộc gìn giữ và phát triển ngọn lửa ấy. Cả khi về hưu, hay hiện nay đã ở tuổi 86 ông vẫn miệt mài “hành trình truyền lửa” với khát vọng giữ ngọn lửa dầu khí mãi rực sáng trên Biển Đông và trong trái tim mỗi người dầu khí; góp phần để những thành quả của ngành luôn được giữ gìn và phát huy hơn nữa như mong ước của Bác Hồ; xứng đáng với niềm tin tưởng, sự sát cánh, ủng hộ của Đảng, Chính phủ và nhân dân cho sự phát triển của ngành.

Mai Phương

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/f6fe16dd-a0c0-4b79-9a89-78c3402152bd

Cùng chủ đề

8 tháng năm 2024, Petrovietnam đạt nhiều kết quả tích cực

Vì vậy, Petrovietnam phải tập trung xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro, đồng thời có sự phân bổ phù hợp với việc thực hiện kế hoạch của các doanh nghiệp thành viên và từng lĩnh vực cụ thể.Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn chỉ đạo quản trị rủi ro dòng tiền, xử lý các vấn đề tồn đọng như công nợ, tăng vốn điều lệ, chia cổ tức; rà soát, thúc đẩy giải ngân đầu tư,...

Người đi tìm lửa đích thực và những dự án để đời

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam (DKVN), nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), hiện là một trong những chuyên gia hàng đầu về tìm kiếm, thăm dò, khai thác và là người đi tìm lửa đích thực của Petrovietnam. TS. Nguyễn Quốc Thập Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Hội DKVN, ông đã dành cho chúng tôi một cuộc trao đổi hết sức cởi mở, chân tình và...

PetroVietnam tự tin tiên phong trong xu thế phát triển mới

Toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hiện tại và tương lai đều hướng tới một nền kinh tế phát thải carbon thấp và tiến đến trung hòa carbon. Ðiều này tạo sức ép lớn buộc các công ty dầu khí trên toàn cầu phải chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Bộ Công Thương: khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngày 13/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc...

Nghĩa tình người Dầu khí hướng về đồng bào các địa phương gặp thiệt hại do bão số 3

Tính đến ngày 13/9, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên, tổ chức đoàn thể, cùng người lao động trong Tập đoàn quyên góp và đăng ký đóng góp ủng hộ đồng bào, người lao động Dầu khí gặp thiệt hại do bão số 3 gây ra với tổng số tiền trên 37 tỉ đồng. Từ ngày 6/9/2024, cơn bão số 3 - siêu bão Yagi - cơn bão mạnh nhất trong nhiều thập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thaco Auto ra mắt Kia New Carnival, giá bán từ 1,299 tỷ đồng

Hôm nay (16/9), THACO AUTO chính thức giới thiệu Kia New Carnival, mẫu xe SUV cao cấp cỡ lớn, đại diện cho đột phá về thiết kế và công nghệ với bán khởi điểm từ 1,299 tỷ đồng. Từ khi ra mắt thị trường Việt Nam, Kia Carnival đã khẳng định được sức hút trong phân khúc SUV cỡ lớn với doanh số gần 1.000 xe mỗi tháng, tạo vị thế dẫn đầu trong phân khúc giá trên 1,2 tỷ...

Vinfast ưu đãi 12 triệu đồng cho khách hàng chuyển đổi xanh sang xe máy điện

Tiếp nối chuỗi hành động “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường, VinFast công bố triển khai chương trình “Phủ xanh Việt Nam” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 12 triệu đồng, góp phần hỗ trợ người tiêu dùng dễ dàng sở hữu xe máy điện, qua đó đóng góp trực tiếp vào công cuộc chuyển đổi xanh. Nhận...

Thông toàn tuyến đường sắt Yên Viên

Sau rất nhiều nỗ lực, tính tới trưa nay, 15/9, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đã khắc phục xong toàn bộ các điểm gặp sự cố trên tuyến Yên Viên-Lào Cai. Chủ tịch Đặng Sỹ Mạnh thăm hỏi, động viên công nhân tại hiện trường Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai là tuyến chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi còn hàng chục điểm sạt lở. Tính tới chiều 14/9, tuyến trên vẫn đang phong tỏa...

Tác phẩm MÌNH ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ MÃI MÃI TỰ HÀO VÌ ĐƯỢC LÀ NGƯỜI VIỆT NAM 🇻🇳

- Tác giả: Đặng Thu Hà - Ngày tham dự: 16/09/2024 ...

Tác phẩm LED Lá Cờ Việt Nam ở Landmark 81 – vẫn thấy dù đơn giản nhưng lá cờ Tổ Quốc mình lại rất...

- Tác giả: Tập thể Schannel tại TP. HCM - Ngày tham dự: 16/09/2024 ...

Bài đọc nhiều

Khai mạc LPBank V.League 1- 2024/25: Khởi tranh một mùa giải chất lượng

Sân bóng Hàng Đẫy những ngày cuối tuần lại rực sáng khi Giải bóng đá vô địch quốc gia LPBank V.League 1- 2024/25 chính thức khởi tranh, đánh dấu một mùa giải đầy hứa hẹn với nhiều màn so tài kịch tính. Không chỉ là sân chơi quốc nội chuyên nghiệp, LPBank V.League 1 còn thể hiện khát vọng vươn tầm của bóng đá Việt Nam tới các tiêu chuẩn của quốc tế. Đây cũng là dịp để nhà...

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...
18:44:58

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cùng chuyên mục

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi HĐTV Petrovietnam nghe báo cáo công tác góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) ngày 16/9 Các góp ý trọng tâm của Petrovietnam Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 chương với 130 điều. Cập nhật tiến độ, Tổ công tác góp ý xây dựng dự thảo...

Nhiều tổ chức quốc tế chuyển hàng thiết yếu hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão, lũ

Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chiều 16/9, tại sân bay Nội Bài, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến đã tiếp nhận hàng cứu trợ cho người dân vùng thiên tai từ ông David Paul Kletzing - Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức Samaritan’s Purse (tổ chức phi chính...

Trung thu chia sẻ yêu thương việc làm ý nghĩa cho trẻ mầm non

NDO - Chiều 16/9, Trường mầm non Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tổ chức Tết Trung thu tại 4 điểm trường cho hơn 500 trẻ mầm non với nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa. Với chủ đề Trung thu chia sẻ yêu thương, hơn 500 trẻ mầm non cùng các bậc phụ huynh, các cô giáo đã quyên góp được số tiền gần 33 triệu đồng để gửi tới các bạn nhỏ ở vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão...

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.   Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao,...
18:44:57

Công binh và quân y Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ

Vào cuối tháng 9 này, Việt Nam sẽ tiếp tục cử 2 đơn vị là Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 6 và Đội công binh số 3 tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Dù đã có nhiều kinh nghiệm, nhưng Bộ Quốc phòng vẫn mong muốn ngày lễ xuất quân của 2 đơn vị sẽ được chuẩn bị một cách đầy đủ nhất, chu đáo nhất. Ngày 16/9 Thượng tướng Phùng Sĩ...

Mới nhất

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM...

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Hiệu quả năng lượng không chỉ là việc sử dụng ít năng lượng hơn, mà còn là sử dụng năng lượng một cách thông minh và tối ưu. Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm và biến đổi khí hậu đe dọa, việc nâng cao hiệu quả năng lượng trở thành một nhiệm vụ...

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi HĐTV Petrovietnam nghe báo cáo công tác góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) ngày 16/9 Các góp ý trọng tâm của Petrovietnam Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

Mới nhất