Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNghiên cứu các gói chính sách phù hợp, khả thi để hỗ...

Nghiên cứu các gói chính sách phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp


Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5/6/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024, trong đó yêu cầu nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Nghiên cứu các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư… để chủ động dự báo, phân tích, xây dựng các kịch bản, phương án điều hành, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả hơn đối với những vấn đề phát sinh; phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản dự toán chi thường xuyên đã giao cho các bộ, cơ quan trung ương trong dự toán đầu năm nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024 chưa phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định (trừ trường được Thủ tướng Chính phủ cho phép). Đẩy mạnh chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là đối với các dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới… Quyết liệt triển khai hóa đơn điện tử; kiên quyết rút, thu hồi ngay giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp, đơn vị không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng và xử lý nghiêm theo pháp luật hiện hành.

Nắm chắc tình hình thị trường, cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với các mặt hàng xăng, dầu, hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm. Chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý, không tăng giá đột ngột và tăng giá cùng một thời điểm, hạn chế tác động lên lạm phát, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, toàn diện 3 đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng); khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia. Triển khai hiệu quả các động lực tăng trưởng truyền thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu), thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, như phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các ngành, lĩnh vực mới nổi…

Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, khắc phục các bất cập để giải ngân nhanh hơn, sử dụng hiệu quả hơn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài…

Tháng 6/2024 giải quyết dứt điểm nguồn vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm

Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các địa phương có liên quan tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết dứt điểm trong tháng 6 năm 2024 đối với nguồn vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm trong khu vực.

Tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tuyệt đối không để thiếu điện, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Phấn đấu hoàn thành các dự án truyền tải phục vụ nhập khẩu điện từ Lào (Trạm cắt Đắk Oóc, đường dây 200 kV Nậm Sum – Nông Cống, đường dây 500kV Monsoon – Thạch Mỹ…).

Các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, chủ đầu tư, đơn vị thi công phải khẩn trương giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hoàn tất các thủ tục về chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng và các công việc liên quan khác, bảo đảm hoàn thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 (519 km) từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; kiểm điểm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, không làm hết trách nhiệm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải chủ động tiến hành kiểm tra tại 9 địa phương liên quan và xử lý trước ngày 10 tháng 6 năm 2024.

Khẩn trương triển khai các chính sách đã ban hành, rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của chính sách và bố trí nguồn lực; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách thí điểm, giải pháp mới hiệu quả, thiết thực để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; tập trung xử lý, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” đang là rào cản trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số

Các bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương mình và giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo (tương tự như Đề án 06), bảo đảm tránh chồng chéo, lãng phí, khắc phục, tháo gỡ các “điểm nghẽn” đang là rào cản trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, phát huy hiệu quả hoạt động của 26 Tổ công tác do Thành viên Chính phủ làm Tổ trưởng theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2023 và 05 Tổ công tác theo Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ để tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Trước 30/9, hoàn thiện hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025

Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2024 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; có biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, thức ăn đường phố; thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn. Tập trung rà soát, kiểm tra ngay việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh, cho thuê trọ, “chung cư mini”, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bộ Công an tổ chức rà soát các quy định của pháp luật và điều kiện về phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra, phân loại, có giải pháp về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở cho thuê trọ, “chung cư mini”, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho người dân, nhất là các cơ sở, địa điểm có nguy cơ cháy, nổ cao.

Khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp “đầu đàn”, doanh nghiệp dân tộc và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2024.

Nghiên cứu phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho đầu tư công trình trọng điểm quốc gia

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia theo đúng kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 231/TB-VPCP ngày 18 tháng 5 năm 2024.

Thực hiện quyết liệt các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác thu thuế, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử; tập trung xử lý nợ đọng thuế, chống thất thu thuế, nhất là đối với dịch vụ ăn uống, nhà hàng, giao dịch thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài… Cương quyết và triệt để cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách để bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Khẩn trương ban hành văn bản theo thẩm quyền tiếp tục giảm các khoản thu phí, lệ phí áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2024; trình Chính phủ xem xét, ban hành quy định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; đề xuất Chính phủ xem xét, ban hành quy định về việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ.

Thúc đẩy và phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch các thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Khẩn trương xử lý các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng các tiêu chí, sớm nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi theo lộ trình đề ra.

Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng, hoàn thành chậm nhất trước ngày 15/6/2024.

Phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay 1 – 2%

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án và phản ứng chính sách kịp thời hơn, hiệu quả hơn với biến động của thị trường ngoại hối trong và ngoài nước.

Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 đạt khoảng 15%; chỉ đạo, khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay 1 – 2%; tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các tổ chức tín dụng công khai lãi suất cho vay tại các tổ chức tín dụng, có chế tài xử lý nghiêm đối với các tổ chức tín dụng không thực hiện.

Tiếp tục thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng cả trước mắt và lâu dài theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ tại các Nghị quyết, Công điện, Chỉ thị và các văn bản có liên quan, khắc phục ngay tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, hiệu quả, lành mạnh, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, không để vàng hóa nền kinh tế và ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội; khẩn trương có giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân, trong đó tập trung vào các vấn đề liên quan đến đối tượng vay vốn, lãi suất, quy trình, thủ tục cho vay, việc hoàn thiện pháp lý dự án của chủ đầu tư với chính quyền địa phương…

Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết liệt thúc đẩy tiến độ triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. Thường xuyên giám sát, đôn đốc các địa phương tập trung thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội năm 2024 được giao.

Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan liên quan đánh giá tổng thể, toàn diện, đầy đủ các chính sách, chương trình hỗ trợ về nhà ở hiện hành để hoàn thiện các chính sách phù hợp với mục tiêu, đối tượng, sát thực tiễn, đặc trưng, đặc điểm kinh tế – xã hội của các vùng, miền.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/nghien-cuu-cac-goi-chinh-sach-phu-hop-kha-thi-de-ho-tro-doanh-nghiep-152381.html

Cùng chủ đề

Chính phủ yêu cầu rà soát về đề xuất giảm giờ làm việc dưới 48 giờ/tuần

(Dân trí) - Chính phủ giao cho các bộ ngành nghiên cứu, đánh giá về đề xuất chính sách giảm giờ làm với người lao động, đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Tại thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã...

Việt Nam nhập siêu 1 tỷ USD trong tháng 5

Sau 23 tháng xuất siêu liên tục, Việt Nam đã nhập siêu trở lại vào tháng 5 ở mức 1 tỷ USD. ...

Xuất khẩu cà phê đối mặt nỗi lo giảm sản

Xuất khẩu cà phê đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong gần nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, do thiếu hụt nguồn cung nên sản lượng xuất khẩu đang có xu hướng tiếp tục giảm mạnh. ...

Trên 8 tỷ đồng hỗ trợ chiến sĩ và người dân nơi biên giới, hải đảo

Bên cạnh đó, Mặt trận quận còn phối hợp tổ chức thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách khó khăn để họ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công điện số 03/CĐ-BKHĐT về việc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án sử dụng tăng thu ngân sách trung ương (NSTW) năm 2022 và hoàn thành thu hồi toàn bộ vốn ứng trước theo quy định. ...

Doanh nghiệp EU sẵn sàng hỗ trợ Hải quan Việt Nam đấu tranh chống thương mại bất hợp pháp

Bên lề Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33, ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Kinh doanh châu ÂU (EU) - ASEAN đã có một số chia sẻ với báo giới. Ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Kinh doanh châu ÂU (EU) – ASEAN PV: Ông có thể...

Chính sách phát triển liên kết Vùng Đồng bằng sông Hồng chưa đồng bộ

Vùng Đồng bằng sông Hồng đang đối mặt với những vấn đề cần giải quyết như kinh tế vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Vùng cũng chưa hình thành các cụm liên kết ngành, các vùng sản xuất nông sản tập trung. Hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương được triển khai nhưng chưa mạnh,...

Phát triển sản xuất, tận dụng các FTA đã ký kết

Qua chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương, các đại biểu quốc hội thống nhất cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thương mại điện tử, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp. Kim ngạch xuất khẩu chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước...

TreeBank hỗ trợ đồng bào 5 huyện ở tỉnh Lâm Đồng chuyển đổi nông nghiệp sinh thái

Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, TreeBank phối hợp với Caritas Đà Lạt tổ chức Chương trình trao tặng cây giống hỗ trợ đồng bào 5 huyện ở tỉnh Lâm Đồng chuyển đổi nông nghiệp sinh thái. Lâm Đồng là tỉnh miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 25,72% dân số, sống chủ yếu bằng nghề...

Bài đọc nhiều

BIDV huy động gần 5.300 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 5/2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - HoSE: BID) vừa công bố kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ trong 2 ngày 28 và 29/5 vừa qua. Theo đó, BIDV đã phát hành thành công lô trái phiếu mã BIDLH2431007 vào ngày 28/5/2024, kỳ hạn 7 năm, dự kiến đáo hạn ngày 28/5/2031. Lô trái phiếu có tổng giá trị phát hành 700 tỷ đồng. Lãi suất phát hành 5,78%/năm.  Lô trái phiếu...

Nhanh chóng nhập cuộc để không bị loại bỏ khỏi cuộc chơi Net Zero

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đến nay Việt Nam đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu.Điều này đồng nghĩa với việc, Việt Nam nói chung và mọi thành viên thị...

Ban quản lý ở Bà Rịa

Nợ thuế phát sinh trước khi thành lập banNgày 6.6, trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Ban Quản lý dự án chuyên ngành dân dụng và công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (gọi tắt là Ban) cho biết, đã có nhận quyết định của cơ quan thuế về việc cưỡng chế, ngừng sử dụng hóa đơn.Theo ông Trần Văn Tấn - Trưởng phòng Hành chính - Kế toán, đây là khoản tiền thuế chậm...

Trách nhiệm trong vụ án SCB thuộc về “kiểm toán độc lập”

Tham gia chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn sáng 5/6, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa), cho hay vừa qua vụ án ở Ngân hàng SCB có nhiều công ty đã thực hiện kiểm toán nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường. Từ đó nhiều cử tri đặt câu hỏi về trách nhiệm của kiểm toán và đặc biệt là trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước ở các vụ...

Nâng cao lợi thế kinh doanh nhờ nhận thức về ESG và kinh tế tuần hoàn

Là doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn ngặt nghèo trong "xanh" hóa, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam - nhận thấy việc thực hành ESG và áp dụng các biện pháp tuần hoàn sẽ góp phần thúc đẩy tạo việc làm, tiếp cận công bằng các nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng, giúp tăng trưởng toàn diện và phúc lợi xã...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương bỏ quy định điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng

Chủ trương của loại hình điện mặt trời mái nhà là cho mục đích tự dùng, không mua bán. Ảnh: Nguyễn Phong Trong bản dự thảo Nghị định mới về điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu gửi Bộ Tư pháp thẩm định, cụm từ "ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán" ở bản dự thảo cũ đã được loại bỏ ở bản mới. Thay vào đó, Bộ Công Thương...

Khắc phục dần tình trạng người dân chen nhau xếp hàng mua vàng

Tại buổi họp báo kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh chiều 6/6, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản trả lời câu hỏi của Người Đưa Tin về hoạt động mua vàng trực tiếp tại ngân hàng trên địa bàn. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện giải pháp bán vàng cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC...

Nâng cao lợi thế kinh doanh nhờ nhận thức về ESG và kinh tế tuần hoàn

Là doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn ngặt nghèo trong "xanh" hóa, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam - nhận thấy việc thực hành ESG và áp dụng các biện pháp tuần hoàn sẽ góp phần thúc đẩy tạo việc làm, tiếp cận công bằng các nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng, giúp tăng trưởng toàn diện và phúc lợi xã...

MSB sắp tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị phê duyệt triển khai tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.  Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành thêm tối đa 600 triệu cổ phiếu, tỉ lệ phát hành tối đa 30%, tương đương cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 30 cổ...

Ban quản lý ở Bà Rịa

Nợ thuế phát sinh trước khi thành lập banNgày 6.6, trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Ban Quản lý dự án chuyên ngành dân dụng và công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (gọi tắt là Ban) cho biết, đã có nhận quyết định của cơ quan thuế về việc cưỡng chế, ngừng sử dụng hóa đơn.Theo ông Trần Văn Tấn - Trưởng phòng Hành chính - Kế toán, đây là khoản tiền thuế chậm...

Mới nhất

Kêu gọi Israel-Hamas ngừng bắn, khởi động bầu cử Nghị viện châu Âu, Nga-Syria tập trận chung

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/6.

Hội nghị Tổ công tác ASEAN về quản lý rừng bền vững

Hội nghị Tổ công tác ASEAN về quản lý rừng (ASEAN Working Group on Forest Management viết tắt là AWG-FM) có sự tham dự của các quốc gia ASEAN, Ban Thư ký ASEAN, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng và đại diện một số tổ chức quốc tế liên quan....

185 vận động viên tranh tài tại giải Cầu lông Lâm Đồng 2024

Có 185 vận động viên (VĐV) tham gia tranh tài tại giải Cầu lông Lâm Đồng năm 2024 do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức vừa khai mạc trong ngày 4/6 tại thành phố Đà...

chi tiết thành phần, công dụng và cách dùng

Xịt họng Eugica là sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược tự nhiên sở hữu nhiều lợi ích tốt cho đường hô hấp. Sản phẩm được sản xuất bởi MEGA LIFESCIENCES PUBLIC...

Mới nhất