Trang chủNewsThời sựNghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là...

Nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai


Chiều 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Xử lý hiệu quả tội phạm mua bán người

Báo cáo tóm tắt giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, khái niệm “mua bán người” trong dự thảo Luật cơ bản đã bảo đảm tính thống nhất, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, phúc đáp yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người, bảo đảm tiệm cận với các điều ước quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, khoản 2 Điều 3 dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã quy định hành vi nghiêm cấm “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”. Ảnh: Quochoi.vn
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, khoản 2 Điều 3 dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã quy định hành vi nghiêm cấm “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”. Ảnh: Quochoi.vn

 

 Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này gồm 8 chương và 65 điều (giảm 1 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội, trong đó bỏ các điều 34, 56, 58, 59; bổ sung các điều 21, 40 và 64; sửa đổi 63 điều, giữ nguyên 2 điều).

Đáng chú ý, khái niệm “mua bán người” trong dự thảo Luật đã mở rộng hơn một số nội dung so với Bộ luật Hình sự và pháp luật hiện hành, trong đó có nội dung người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ cần yếu tố hành vi và mục đích là đã bị coi là mua bán người và như vậy, họ cũng được bảo vệ như người dưới 16 tuổi. Quy định này cũng phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, với khái niệm “mua bán người” được quy định rộng hơn so với quy định của Bộ luật Hình sự sẽ làm cơ sở để hoàn thiện pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự nhằm xử lý hiệu quả hơn loại tội phạm này và nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về phòng, chống mua bán người. Đồng thời để bảo đảm tính nghiêm minh và tăng cường công tác phòng ngừa, khái niệm “mua bán người” trong dự thảo Luật còn có nội dung rộng hơn quy định của một số điều ước quốc tế, như: bổ sung mục đích vô nhân đạo khác, thủ đoạn khác.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn
Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn

Một số ý kiến đề nghị bổ sung hành vi “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai” vào khái niệm mua bán người tại khoản 1 Điều 2 làm cơ sở đấu tranh phòng, chống hiệu quả thực trạng thỏa thuận mua bán người khi còn đang là bào thai. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, những năm qua, tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra đang là thực tế đáng lo ngại. Việc thỏa thuận mua bán này thực chất là tiền đề của hành vi mua bán người (mua bán người từ giai đoạn còn đang là bào thai), nhưng việc xử lý hành vi này lại chưa được pháp luật điều chỉnh. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, khoản 2 Điều 3 dự thảo Luật đã quy định hành vi nghiêm cấm “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”.

Nạn nhân được trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp luật

Đối với khái niệm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân (khoản 6 và khoản 7 Điều 2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, nếu quy định theo hướng nạn nhân là bất kỳ người nào là đối tượng của hành vi mua bán người, sẽ rất khó chứng minh trên thực tế, không bảo đảm tính khả thi. Vì vậy, việc xác định nạn nhân cần phải dựa trên tiêu chí cụ thể, như bị xâm hại bởi hành vi mua bán người và được cơ quan có thẩm quyền xác định. Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định rộng hơn so với yêu cầu của các điều ước quốc tế trong việc hỗ trợ cả người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Do đó, đề nghị cho giữ như trong dự thảo Luật.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Điều 37 của dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng các chế độ hỗ trợ như nạn nhân, trừ hỗ trợ học nghề, tư vấn việc làm, trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn. Các chế độ hỗ trợ khác dành cho trẻ em (nếu có) thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về trẻ em.

Nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai - Ảnh 1

Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn

Đối với việc trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp luật (Điều 42), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Luật hiện hành thì nạn nhân được trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký cư trú, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại. Để bảo đảm mục tiêu lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là trung tâm thì việc hỗ trợ cho họ sau khi tiếp nhận cần kịp thời, nhanh chóng và phải thực hiện ngay.

Do đó, khái niệm “hỗ trợ pháp luật” trong dự thảo Luật được hiểu là việc tư vấn để phòng ngừa bị mua bán trở lại, tư vấn làm thủ tục đăng ký cư trú, hộ tịch, làm căn cước, nhận chế độ hỗ và được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi tiếp nhận. Đồng thời, Điều 42 của dự thảo Luật được tách thành 2 khoản quy định về trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp luật…

Về quy định cấm hành vi “mua bán bào thai”, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Thái Thị An Chung cho biết, đây là thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người xuất hiện gần đây. Tuy nhiên, trong thời gian qua gặp khó khăn trong quá trình xử lý. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa bị dụ dỗ ra nước ngoài mang thai, sinh con và bán để lấy tiền hoặc đổi bằng hiện vật khác. Hành vi thỏa thuận này bản chất là tiền đề của hành vi mua bán người. Tuy nhiên việc xử lý còn khó khăn vì trong Bộ luật Hình sự chưa có quy định.

Để tạo hành lang pháp lý, bảo vệ trẻ em, theo đại biểu Thái Thị An Chung, việc bổ sung nghiêm cấm hành vi “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai” trong dự thảo Luật là rất cần thiết, nâng cao khả năng đấu tranh với loại tội phạm này; đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền trẻ em và phù hợp với các công ước quốc tế nước ta đã tham gia.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/nghiem-cam-thoa-thuan-mua-ban-nguoi-tu-khi-con-dang-la-bao-thai.html

Cùng chủ đề

Làm rõ phương án ứng phó nguy cơ lộ lọt, mất an toàn thông tin

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang trình bày Tờ trình về dự án Luật Dữ liệu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN) Xây dựng và phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia Chiều 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình về dự án Luật...

Đề xuất chưa xem xét tăng lương hưu, lương khu vực công trong năm 2025

Ngày 22/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2025-2027. Bố trí đủ chi trả lương cho khu vực công, lương...

Lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Nhận tín nhiệm cao từ các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Nghị quyết về việc bầu Chủ tịch nước vừa được Quốc hội thông qua.   Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/ong-luong-cuong-giu-chuc-chu-tich-nuoc-20241020215545176.htm

Quốc hội dự kiến chất vấn 3 bộ trưởng tại Kỳ họp thứ 8

VOV.VN - Theo phiếu xin ý kiến về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, các vị đại biểu Quốc hội được đề nghị cho ý kiến, lựa chọn 3 trong số 4 nhóm vấn đề chất vấn.   Nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư gồm: Công tác đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương...

Xem xét, thông qua Luật sửa đổi 7 luật trong lĩnh vực tài chính tại Kỳ họp thứ 8

Xem xét, thông qua Luật sửa đổi 7 luật trong lĩnh vực tài chính tại Kỳ họp thứ 8Dự án Luật sửa đổi 7 Luật trong lĩnh vực tài chính là một trong 15 dự án Luật và 3 dự thảo Nghị quyết dự kiến Quốc hội xem xét, thông qua theo chương trình của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP Hồ Chí Minh sẽ thi tuyển phương án kiến trúc nút giao thông Bình Thái

Theo đó, UBND TP Hồ Chí Minh sẽ là cơ quan quyết định thi tuyển, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông là cơ quan tổ chức thi tuyển. Đối tượng tham dự cuộc thi là các đơn vị tư vấn thiết kế có am hiểu chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch, giao thông cầu đường, có đủ năng lực hoạt động, uy tín, có kinh nghiệm thực tế liên quan và...

Làm rõ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đoàn giám sát do Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Đường sắt đô thị, Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng (ĐTXD) công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp, Ban QLDA ĐTXD công trình dân dụng và công nghiệp, Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long. Hoàn thành 32 dự án công...

Ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng tham dự Hội nghị BRICS mở rộng

Hội nghị BRICS mở rộng năm nay có chủ đề "BRICS với Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn", nhằm tăng cường hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển. Xin Thứ trưởng chia sẻ thêm về những nội dung quan trọng sẽ được các nước thảo luận tại Hội nghị? Từ ngày 23-24/10/2024, Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng diễn ra tại Thành phố Kazan, Liên bang Nga....

Huyện Phúc Thọ duyệt chủ trương đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng cho 8 dự án

Tại kỳ họp, UBND huyện Phúc Thọ đã trình các Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng chủ trương đầu tư dự án đầu tư công. Bên cạnh đó là Tờ trình, dự thảo Nghị quyết phê duyệt phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 từ nguồn thu tiền sử...

Điều tra vụ 46 công nhân nghi ngộ độc sau liên hoan 20/10

Theo đó, Cục ATTP nhận được báo cáo nhanh số 409/BC-SYT ngày 21/10 của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH Shinsung Vina (địa chỉ: Lô B1, Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).Trong đó, có khoảng 46 người có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài, chóng mặt và sốt sau khi tham dự bữa...

Bài đọc nhiều

Meta phát hành mô hình AI có thể ‘tự học’ và ‘tự phát triển’

(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook, thông báo hôm thứ Sáu rằng họ đang ra mắt một loạt mô hình AI mới, bao gồm một "Bộ Đánh Giá Tự Học" có khả năng giảm bớt sự can thiệp của con người trong quá trình phát triển AI. ...

UAV Nga đánh ‘thẳng mặt’ xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine

RT đưa tin, ngày 20/10 (giờ địa phương), Bộ Quốc phòng Nga công bố video cho thấy lực lượng nước này phá hủy xe chiến đấu bọc thép (AFV) do phương Tây viện trợ cho Ukraine chỉ với một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) chính xác.Video UAV Nga tấn công phá hủy xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)Bộ Quốc phòng Nga cho biết các quân...

Ông Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV ngày 21.10.   Nghị quyết về việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước được Quốc hội thông qua với 440/440 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Trước đó, Quốc hội đã bỏ phiếu kín để quyết định việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 -...

Tân Chủ tịch nước: “Tôi tuyệt nhiên không mơ làm đến cấp này, chức kia”

(Dân trí) - Nhắc lại thời điểm năm 1975 khi xung phong đi bộ đội, tân Chủ tịch nước Lương Cường nói khi ấy chỉ mong đến ngày chiến thắng trở về là hạnh phúc, tuyệt nhiên không nghĩ làm đến cấp này, chức kia. Tân Chủ tịch nước Lương Cường có bài phát biểu nhậm chức xúc động trước Quốc hội chiều 21/10, ngay sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước và thực...

Bộ TN&MT: Nhiều người trúng đấu giá đất ở Hà Nội chưa nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Bộ TN&MT cho biết, trong 19 lô đất trúng đấu giá tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), còn 8 thửa chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc gây ra dư luận không tốt. Bộ TN&MT vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai Luật Đất đai 2024, sau hai tháng luật này có hiệu lực (từ 1/8/2024). Theo Bộ TN&MT, các chính sách mới của luật đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên có một...

Cùng chuyên mục

Quan hệ Việt Nam – EU đang phát triển rất năng động

(ĐCSVN) - Hai bên nhất trí tin cậy chính trị đã được tăng cường thông qua trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao cũng như triển khai hiệu quả các thoả thuận, cơ chế hợp tác, bao gồm các cơ chế Đối thoại Quốc phòng – An ninh, Uỷ ban Thương mại triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), các tiểu ban Các vấn đề chính trị, Phát triển bền vững, Quản...

Phó chủ tịch huyện cùng 3 thuộc cấp ở Bình Phước bị bắt

Vi phạm quy định về quản lý đất, phó chủ tịch huyện ở Bình Phước cùng 3 thuộc cấp bị bắt giam. Hôm nay (22/10), Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước cho biết vừa có quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi làm việc, nơi ở đối với 4 cán bộ huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Cụ thể, các bị can gồm: Nguyễn Xuân Hoan...

Hàn Quốc cân nhắc cung cấp thêm đạn pháo 155mm cho Ukraine

Triều Tiên đã tăng cường sự hỗ trợ quân sự cho Nga khiến Hàn Quốc cân nhắc cung cấp thêm đạn pháo cho Ukraine. Theo thông tin từ KFN News, ngày 21/10, Triều Tiên đã điều động khoảng 1.500 lính đặc nhiệm tinh nhuệ đến Nga, trong bối cảnh quan hệ quân sự giữa hai nước ngày càng sâu sắc. Hành động này đã dấy lên lo ngại từ Hàn Quốc, buộc Seoul phải...

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng...

PV: Thưa bà, trong những năm qua Nhà nước đã có những chính sách nào để thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS?PV: Theo bà, trong thời gian tới cần tăng cường những giải pháp gì để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số?Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Để tạo cơ hội, điều kiện cho phụ nữ DTTS phát triển, từng bước xóa bỏ bất...

Giá trúng thấp hơn giá Nhà nước

Liên quan đến công ty CP đầu tư xây dựng bất động sản Trọng...

Mới nhất

Tạm đình chỉ công tác Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Sa Pa

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 1636 về việc tạm đình chỉ công tác đối...

Dự báo về triển vọng xuất khẩu gạo toàn cầu

Sau khi Chính phủ Ấn Độ đã đình chỉ lệnh cấm xuất khẩu gạo ngày 28 tháng 9 đối với gạo xay xát không phải gạo basmati (non-basmati milled rice) kéo dài hơn 14 tháng, và 1 ngày sau khi giảm thuế xuất khẩu gạo lứt và gạo đồ (parboiled and brown rice) từ 20% xuống còn 10%....

Phó chủ tịch huyện cùng 3 thuộc cấp ở Bình Phước bị bắt

Vi phạm quy định về quản lý đất, phó chủ tịch huyện ở Bình Phước cùng 3 thuộc cấp bị bắt giam. Hôm nay (22/10), Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước cho biết vừa có quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi làm việc, nơi ở...

Đại học Đông Á lần đầu tổ chức hội thảo quốc tế trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu có trách nhiệm

DNVN - Ngày 22/10, chuỗi hội thảo quốc tế về Cuộc sống thông minh EAI 2024: Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo đã chính thức diễn ra tại Trường Đại học Đông Á. ...

Mới nhất