Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNghịch lý học phí và lương

Nghịch lý học phí và lương

Trong khi đó, một thực tế tréo ngoe là học phí (HP) đào tạo các ngành khoa học sức khỏe, đặc biệt ngành y khoa hiện đang ở mức rất cao, có nơi lên tới gần 200 triệu đồng/năm.

HỌC PHÍ NGÀNH Y CAO NGẤT NGƯỞNG

Có thể nói chưa bao giờ HP ngành y cao như hiện nay, đặc biệt là ngành y khoa (đào tạo bác sĩ đa khoa) và răng – hàm – mặt (đào tạo bác sĩ răng – hàm – mặt). HP các trường ĐH công lập hiện được quy định trong Nghị định 97 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý HP đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm HP, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Theo HP công bố năm học 2024 – 2025, trường chưa tự chủ được thu tối đa 27,6 triệu đồng/năm (10 tháng); trường đảm bảo chi thường xuyên được thu tối đa 55,2 triệu đồng/năm; trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư được thu tới 69 triệu đồng/năm. Chưa kể, với chương trình đạt kiểm định chất lượng, trường ĐH được tự xác định mức thu HP trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do trường ban hành. Do đó, HP các ngành đào tạo bác sĩ ở các trường ĐH công lập có nhiều mức khác nhau.

Đào tạo bác sĩ: Nghịch lý học phí và lương- Ảnh 1.

Sinh viên y khoa học vất vả, đóng học phí cao, ra trường áp lực công việc lớn nhưng thu nhập không tương xứng

Có thể nói y khoa là một trong những ngành có HP cao nhất hiện nay. Trong đó, trường ĐH công lập đào tạo khối ngành sức khỏe có HP cao nhất phải kể đến Trường ĐH Y Dược TP.HCM, với 2 ngành đào tạo bác sĩ HP trên mức 80 triệu đồng/năm. Trong khi đó, Trường ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên) có mức HP hơn 30 triệu đồng/năm.

Tại các trường ĐH ngoài công lập, HP ngành y khoa cao nhất thuộc về Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng với 180 triệu đồng/năm. Kế đến là Trường ĐH Tân Tạo và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành với 150 triệu đồng/năm.

So với cách đây 10 năm trước, ngành thu HP cao nhất khối ngành y dược hiện nay đã tăng gấp hơn chục lần. Mức trần HP tối đa khối ngành y dược trong năm học 2014 – 2015 chỉ ở mức 800.000 đồng/tháng (tương đương 8 triệu đồng/năm học 10 tháng).

HỌC TẬP, LÀM VIỆC VẤT VẢ, LƯƠNG KHÔNG ĐỦ SỐNG

Không chỉ HP cao, sinh viên ngành y còn phải trải qua quá trình học tập vất vả trong thời gian dài. Tuy nhiên, thu nhập của bác sĩ trẻ trong các cơ sở y tế công lập hiện nay lại không tương thích với sự đầu tư của người học.

Nguyễn Thu Phương tốt nghiệp ngành y khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM năm 2022, sau đó được nhận vào làm việc tại một bệnh viện (BV) TP.Thủ Đức (TP.HCM). Thời gian đầu Phương phải trải qua 2 tháng học việc, với tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng, 2 tháng thử việc sau đó cô được nhận 85% lương cơ bản (hệ số 2,34) là gần 3 triệu đồng. Hết thời gian này, cô được hưởng nguyên lương cơ bản là 3,5 triệu đồng/tháng.

Với mức thu nhập thấp như vậy, Phương không thể trang trải đủ cho cuộc sống đắt đỏ ở thành phố. Thời gian này do Phương chưa có chứng chỉ hành nghề nên không thể đi làm thêm các ở phòng khám để có thêm thu nhập.

Sau khi học 12 tháng để lấy chứng chỉ hành nghề, Phương vừa làm việc ở TP.Thủ Đức, cuối tuần lại chạy xe về một BV ở Long An làm thêm. Cả tuần cô không nghỉ ngày nào, lại phải thức đêm liên tục. “Nhiều hôm đi từ TP.HCM về Long An, giữa đường em phải cho xe vào lề rồi ngồi ngủ một xíu để có sức làm việc tiếp”, nữ bác sĩ trẻ kể lại.

Đào tạo bác sĩ: Nghịch lý học phí và lương- Ảnh 2.

Sinh viên trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Ngành sức khỏe hiện nay được xếp vào hàng những ngành có học phí cao nhất

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Thu nhập hiện nay của Phương gồm lương, phụ cấp, tiền trực đêm ở BV chính là khoảng 8 triệu đồng/tháng, còn ở BV làm thêm là 4 triệu đồng/tháng. “Làm việc không có ngày nghỉ và áp lực như vậy, nhưng chỉ tạm đủ trang trải cho cuộc sống ở TP.HCM. Nhiều lúc em suy nghĩ và rất tủi thân. Nghĩ mình học 6 năm và mất 1 năm nữa để lấy chứng chỉ, quá trình học dài và vất vả hơn nhiều bạn bè, đến khi đi làm thì cũng cực hơn nhiều, mà thu nhập của các bạn gấp 2, 3 lần mình. Xong em lại phải tự an ủi rằng mình chỉ mới ra trường thôi, mình cần tích lũy thêm chuyên môn và kinh nghiệm, đến khi thành một bác sĩ giỏi rồi thì thu nhập sẽ tốt hơn, nhưng quá trình đó chắc sẽ rất dài”, Phương tâm tư.

N.T.K (bác sĩ trẻ làm việc tại TP.HCM) cho biết hiện thu nhập nhận được từ BV trên 10 triệu đồng/tháng. Trong đó, lương cứng khoảng 8 triệu đồng và các khoản thu nhập khác từ: phẫu thuật (3,8 triệu đồng/tháng); thủ thuật (2 triệu đồng/tháng); trực (gần 680.000 đồng/tháng)…

H.B (một bác sĩ đang làm việc tại phòng khám tư) chia sẻ: “Thu nhập trung bình khoảng 900.000 đến 1,5 triệu đồng/ngày và mỗi tuần chỉ làm tối đa 2 ngày. Như vậy, trung bình thu nhập khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng”.

H.B nhìn nhận: “Một bác sĩ ra trường đi thực hành khoảng 1 – 3 năm mới có thu nhập. Mức trung bình thường dưới 6 – 8 triệu đồng/tháng, nếu đi làm thêm ngoài giờ cật lực có thể đạt 12 – 15 triệu đồng/tháng, chưa trừ chi phí phải đầu tư học tập thường xuyên trong tháng đó. Mức này thấp, chưa xứng với công sức làm việc và học tập đã bỏ ra, không đủ để lo chi phí sinh hoạt hằng ngày cho bản thân, chưa nói gì đến lo cho con cái”.

A.Đ (bác sĩ trẻ một BV ở Q.3, TP.HCM) cũng nhìn nhận: “Trong vòng 5 – 10 năm sau khi tốt nghiệp, mức thu nhập chưa thể bằng với số tiền đã đầu tư cho việc học”.

HÀNG LOẠT BÁC SĨ, NHÂN VIÊN Y TẾ CÔNG LẬP NGHỈ VIỆC

Hệ quả trực tiếp của thu nhập thấp, áp lực công việc cao là hàng loạt bác sĩ, nhân viên y tế công lập xin nghỉ việc trong thời gian qua. Mới đây nhất các cán bộ y tế cấp phòng ban chuyên môn Trung tâm y tế TP.Thuận An (Bình Dương) có đơn xin nghỉ việc. Trước đó, trong 7 tháng năm 2022, địa phương này có đến 166 y bác sĩ, nhân viên y tế công lập nghỉ, bỏ việc. Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Dương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng y bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ, bỏ việc do lương và chế độ thấp, môi trường làm việc áp lực, công việc vất vả, tiếp xúc liên tục với các yếu tố nguy hại… Ngoài ra, còn một số nguyên nhân vì hoàn cảnh gia đình, đi học và có sự lựa chọn khác.

Nghệ An cũng ghi nhận 119 y, bác sĩ ở các BV công lập xin nghỉ việc trong thời gian từ đầu năm 2021 đến tháng 7.2022. Trong số đó, gần một nửa là bác sĩ và có 2/3 trong số những người xin nghỉ việc đã chuyển ra làm việc tại các BV tư nhân. Ở thời điểm trên, theo thông tin Sở Y tế Nghệ An, một bác sĩ mới ra trường làm việc ở BV công lương chỉ 5 – 7 triệu đồng/tháng, nhưng các BV tư sẵn sàng trả 15 – 20 triệu đồng/tháng. Một bác sĩ nội trú ra trường, BV đa khoa tỉnh Nghệ An trả cao nhất chỉ 15 triệu đồng/tháng, nhưng các BV tư có thể trả 70 – 100 triệu đồng/tháng.

Đào tạo bác sĩ: Nghịch lý học phí và lương- Ảnh 3.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho rằng hiện nay nhân viên y tế trong hệ thống công lập có nhiều áp lực, trong đó có nguyên nhân từ thực tế thu nhập chưa tương xứng và từ những công việc ngoài chuyên môn. Những người muốn ở lại làm việc trong hệ thống công lập, nếu không vì để cống hiến thì vì muốn có môi trường để học hỏi phát triển chuyên môn. Người càng giỏi càng có nhiều lựa chọn, nếu người giỏi rời khỏi hệ thống công lập thì cuối cùng lại bệnh nhân nghèo phải chịu thiệt thòi.

“Nói về thu nhập trong BV công lập, có thể nói chưa tương xứng so với công sức họ bỏ ra chứ không so với ngành nghề khác. Do đó, có thể nói 10 năm đầu tiên sau khi ra trường là giai đoạn ‘dễ chạy’ nhất của nhân viên y tế do thu nhập hạn hẹp trong khi phải làm nhiều việc”, bác sĩ Khanh nhận định.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dao-tao-bac-si-nghich-ly-hoc-phi-va-luong-18524102323030931.htm

Cùng chủ đề

Công chức mới tuyển dụng dù xuất sắc thì lương cũng chỉ đủ tiêu tằn tiện

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cho biết, công chức mới tuyển dụng dù xuất sắc đến đâu thì mức lương vẫn không đủ thuê nhà ở các thành phố lớn. Đây là một trong những nguyên nhân khó thu hút nhân tài. ...

Vì sao học phí đắt, lương thấp nhưng ngành y vẫn ‘hút’ người học?

Dù học phí đào tạo bác sĩ ở Việt Nam hiện ở mức cao nhất trong các khối ngành, lương ban đầu được xem khá thấp nhưng ngành y vẫn luôn thu hút người học. ...

Cần chính sách đặc biệt, đặc thù

Bộ Y tế từng thống kê, sau dịch Covid-19 bùng phát, ngành y tế ghi nhận gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng lớn nhân viên y tế nghỉ việc...

Lương không đủ sống, giảng viên đại học Mỹ cầu cứu cộng đồng để có tiền thuê nhà

Đại học California-Los Angeles (UCLA) - nơi tiến sĩ Daniel McKeown làm việc, đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng cơ sở giáo dục đại học danh tiếng thế giới. “Xin chào mọi người! Tôi là Daniel, một giáo sư vật lý thiên văn tại UCLA. Năm nay, tôi chỉ nhận được 70.000 USD tiền lương”, giảng viên McKeown nói trong video. Theo thông tin trên website của UCLA, McKeown hiện là giảng viên tại trường. Ông cho biết mình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược phẩm Thái Minh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của chương trình Thương hiệu Quốc gia, bao...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Mới nhất

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. ...

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những...

Mới nhất