Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNghĩ về khái niệm 'tự do trong khuôn khổ'

Nghĩ về khái niệm ‘tự do trong khuôn khổ’


Học sinh nhốt, ném dép cô giáo: 'Tiên học lễ, hậu học văn' không thể xem nhẹ - Ảnh 1.

Học sinh ép cô giáo vào tường, văng tục

Đừng nghĩ rằng bạo lực trong trường học là giải pháp cho nhiều vấn đề

Trong clip được lan truyền trên mạng, các học sinh tại một trường THCS ở Tuyên Quang lớn tiếng chửi bới, xô đẩy ép cô vào tường, văng tục, ném dép cô giáo. Tôi bàng hoàng, thật không thể tin đây là hành động của những học sinh lớp 7.

Dù có khúc mắc giữa cô giáo và học sinh của lớp như thế nào thì hành động nhốt, ném dép cô giáo – được coi như hành hung giáo viên của học sinh là không thể chấp nhận được. Đó là hành vi chà đạp lên truyền thống tôn sư trọng đạo đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

Việc giáo dục đạo đức học sinh không chỉ nên gói gọn trong những tiết học giáo dục công dân, mà cần được hình thành trong sự liên kết giữa gia đình và nhà trường. Các em là những tờ giấy trắng, nên những hình mẫu của người thầy, người cô, của cha và mẹ là tấm gương mà các em hướng đến, soi chiếu và học hỏi.

Thời gian qua có nhiều vụ việc bạo lực học đường gây rúng động trong dư luận được báo chí phản ánh. Bạo lực học đường – học sinh đánh nhau, gây gổ; và còn nguy hiểm, chấn động hơn nữa là nhiều vụ phụ huynh, học sinh tấn công thầy cô giáo.

Học sinh thời nay được tiếp xúc với internet sớm, các em sớm tiếp cận với những hình ảnh, văn hóa bạo lực trên mạng xã hội. Những thông điệp bạo lực được lặp đi lặp lại trong phim hoạt hình, truyện tranh trôi nổi, những clip TikTok, YouTube… dễ tạo dựng trong suy nghĩ non nớt của người xem rằng bạo lực trong trường học là giải pháp cho nhiều vấn đề, như vậy mới là “anh hùng”, là “đại ca”, được bạn bè tung hô.

Sự nuông chiều hoặc hời hợt của cha mẹ trong việc giáo dưỡng con cái ở nhà cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Cha mẹ bênh con, làm náo loạn ở trường hoặc đánh thầy cô từng được báo chí phản ánh. Tình yêu thương mù quáng dễ dẫn đến dung túng những hành vi sai trái của con cái, cho rằng con mình bị chèn ép. Chiều ngược lại, khi cha mẹ mải lo làm ăn, hoặc hoàn cảnh gia đình có nhiều biến cố, các em dễ cảm thấy lạc hướng, bị thu hút bởi bạn bè xấu, và tham gia vào những hành động lầm lạc.

Học sinh nhốt, ném dép cô giáo: 'Tiên học lễ, hậu học văn' không thể xem nhẹ - Ảnh 2.

Nhiều vụ việc thầy cô giáo bị tấn công thời gian qua

Làm những việc yêu thích trong giới hạn quy định

Trong giáo dục Montessori, chúng tôi thường nhắc đến khái niệm trẻ em được “tự do trong khuôn khổ”, nghĩa là trẻ được tự do tìm tòi, khám phá, làm những việc trẻ thích nhưng trong những giới hạn và quy định cụ thể, rõ ràng. Mỗi lớp học như một xã hội thu nhỏ, và nội quy của nhà trường và của lớp giống như là pháp luật trong xã hội người lớn. Trẻ cần phải được dạy kỹ về nội quy trường lớp, những hậu quả mang lại khi phạm lỗi, và thường xuyên được bồi đắp, nhắc nhở qua từng năm học.

Phụ huynh cũng phải được học và cam kết dạy con mình ở nhà tuân thủ những quy định này. Những hành động bạo lực học đường, vô lễ với thầy cô, với người lớn, cần phải được nghiêm trị. Tuy nhiên, việc kỷ luật này không nhằm cắt đứt con đường tương lai của con trẻ mà là dạy cho các em về những hậu quả nghiêm trọng khi các em phạm lỗi. Có như thế thì các em mới trưởng thành và trở thành những con người có ích cho xã hội, những công dân tuân thủ pháp luật.

Chúng ta thường nói về việc bảo vệ trẻ em, học sinh; tuy nhiên có mấy khi chúng ta đề cập đến việc bảo vệ giáo viên, nhà trường, đặc biệt trong những năm gần đây, khi ngày càng có những vụ việc lộ ra khi thầy cô bị tấn công về thể xác và tinh thần? Muốn làm được điều đó, toàn xã hội và hệ thống giáo dục nước nhà cần nghiêm khắc hơn với tệ nạn bạo lực học đường.

“Thương cho roi cho vọt”, điều đó không có nghĩa là chúng ta sử dụng các biện pháp bạo lực để chỉnh đốn hành vi của trẻ, mà là sự nghiêm túc, nghiêm khắc của người lớn để chấn chỉnh những suy nghĩ sai lầm, bồng bột, những hành vi sai trái của những con người chưa kịp lớn. Một xã hội dễ dãi sẽ tạo ra những đứa trẻ được nuông chiều, và nghĩ rằng mình có thể tự do làm bất kỳ điều gì mình muốn, ngay cả khi phương hại đến quyền lợi của người khác.

Tệ nạn bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… chứng tỏ đây là một vấn đề của xã hội hiện đại. Những giá trị giáo dục của ngày xưa cần được xem lại và đề cao, như “Tiên học lễ, Hậu học văn”. Đạo đức học sinh, chú trọng xây dựng tính cách các em, kịp thời can thiệp khi các em lệch hướng, là vô cùng cần thiết, bên cạnh việc dạy học sinh nhiều kiến thức.



Source link

Cùng chủ đề

Hai học sinh bị ‘đánh hội đồng’ phải nhập viện

Trong vòng 3 tuần, trên địa bàn tỉnh Bến Tre xảy 2 vụ học sinh bị bạn 'đánh hội đồng', phải nhập viện điều trị. ...

Từ vụ học sinh bị ép ăn đất: Đã răn đe sao bạo lực học đường vẫn nhiều?

(Dân trí) - Dù nhà trường có những biện pháp kỷ luật nhưng do tâm sinh lý lứa tuổi, sự giáo dục của gia đình, môi trường tác động… mà bạo lực học đường vẫn liên tiếp xảy ra. Mới đây, một học sinh THCS ở tỉnh Nghệ An bị ép ăn đất, nuốt khói thuốc gây bức xúc cho nhiều người. Trong đoạn clip dài hai phút, nam sinh này ngồi ven đường, bốc từng nắm đất bỏ vào...

Công an thụ lý vụ nữ sinh bị đánh tập thể rồi lột đồ quay clip

Ngày 1-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Công an TP Pleiku cho biết hiện cơ quan điều tra đang thụ lý vụ nữ sinh bị đánh tập thể rồi lột đồ quay clip. Sau khi điều tra làm rõ nguyên...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thông tin mới vụ 2 thầy cô làm đơn tố cáo nhau sau xô xát ở trường

TPO - Sau 10 ngày xảy ra sự việc xô xát với một thầy giáo trong trường THCS Vạn Phong (huyện Diễn Châu, Nghệ An), hiện cô Nguyễn Thị Ng. vẫn tiếp tục xin nghỉ dạy ở nhà do tinh thần và sức khỏe chưa ổn định. TPO - Sau 10 ngày xảy ra sự việc xô xát với một thầy giáo trong trường THCS Vạn Phong (huyện Diễn Châu, Nghệ An), hiện cô Nguyễn Thị Ng....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mới nhất

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. ...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Mới nhất