Trang chủNewsThời sựNghị quyết 98 tạo động lực phát triển mới cho TPHCM

Nghị quyết 98 tạo động lực phát triển mới cho TPHCM


Trong bối cảnh chung của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, hành trang TPHCM bước vào năm 2024 vẫn còn những khó khăn đeo đuổi. Kinh tế phục hồi chậm so với mục tiêu đề ra; 3 trụ cột thúc đẩy tăng trưởng (xuất khẩu, đầu tư công và thị trường nội địa) chưa tạo ra lực đẩy đáng kể; 3 điểm nghẽn thể chế, hạ tầng đô thị và chất lượng nguồn nhân lực chậm cải thiện… Nghị quyết 98/2023/QH15 (NQ98) được xem là động lực mới để TPHCM bứt phá, phát triển.

thumnail-1-9334-2374-1974.jpg
TS TRẦN DU LỊCH, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội

Tạo động lực về thể chế, xử lý những điểm nghẽn

Trước hết cần khẳng định, NQ98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM, là công cụ pháp lý quan trọng để tạo động lực về thể chế, nâng cao hiệu quả của nền công vụ; xử lý những điểm nghẽn trong hấp thụ vốn và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng hạ tầng đô thị; trong đó có các trọng tâm:

Thứ nhất, thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ. Triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tập trung vào 2 nội dung: (1) Chính sách hỗ trợ kinh tế chia sẻ, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn và (2) Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh hướng đến mục tiêu net-zero năm 2050 là hướng chủ đạo cho sự phát triển doanh nghiệp và xây dựng chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là định hướng chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP.

Thứ hai, xử lý các dự án tồn đọng, trì trệ nhiều năm như chống ngập, khu đô thị Thủ Thiêm, khu Safari quy hoạch treo ở Củ Chi, Bình Quới – Thanh Đa… Xây dựng phương án rà soát toàn bộ quỹ đất có nguồn gốc nhà nước đang quản lý, cho thuê ngắn hạn hàng năm; đề xuất chỉ tiêu quy hoạch tốt nhất để tăng hiệu quả khu đất (tốt nhất gắn TOD), với nguyên tắc tái đầu tư tại chỗ: tiền bán đấu giá đất ở đâu, cho phép tái đầu tư lại nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội địa phương đó.

Thứ ba, tạo cơ sở pháp lý để triển khai các dự án chỉnh trang đô thị như cải tạo chung cư cũ, nhà ở kênh rạch, nhà ở xã hội. Các dự án cải tạo xây dựng mới các chung cư cũ cần gắn với Chương trình phát triển nhà ở TP. Vận dụng cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện dự án này theo hình thức hợp tác công-tư (PPP). Ưu tiên nguồn lực và mô hình xã hội hóa đầu tư phù hợp, triển khai nhanh dự án rạch Xuyên Tâm, kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, nhằm xử lý ô nhiễm môi trường, chỉnh trang đô thị và phát triển nhà ở (cần đặt những dự án này theo “mô hình 3 trong 1”: môi trường, chỉnh trang đô thị và phát triển nhà ở).

Thứ tư, áp dụng cơ chế thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng dọc theo các tuyến giao thông trong phạm vi theo quy định (đường sắt đô thị, vành đai, cao tốc) và các vị trí có tiềm năng khác, để thực hiện dự án tái định cư tại chỗ hoặc tạo quỹ đất để tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD). Đây là phương thức khai thác có hiệu quả quỹ đất gắn với các trục giao thông mới và quỹ đất chỉnh trang đô thị. Chủ động phối hợp với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ lập quy hoạch phát triển hệ thống đường sắt đô thị nối kết các đô thị trong Vùng đô thị TPHCM, theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Thứ năm, phát triển kinh tế ven sông – hướng biển: Tiếp tục triển khai Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ Chính trị (năm 2002) về di dời hệ thống cảng trong khu vực nội thành nhằm tạo không gian phát triển TP và khai thác kinh tế ven sông Sài Gòn. Xây dựng kế hoạch với mục tiêu cụ thể từng năm giai đoạn 2023-2026 di dời toàn bộ các cảng biển trên sông Sài Gòn, từ cảng Khánh Hội đến mũi Đèn Đỏ (quận 7) theo quy hoạch, để huy động nguồn lực phát triển chuỗi dịch vụ cao cấp và công viên công cộng dọc sông Sài Gòn; khai thác có hiệu quả lợi thế của đô thị sông nước. Xây dựng bến cảng tàu du lịch quốc tế trên cơ sở sử dụng không gian và 1.800m cầu tàu của cảng Khánh Hội, gắn với lịch sử cảng Nhà Rồng. Triển khai nhanh việc thu hút đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, gắn với việc xây dựng cầu Bình Khánh, xây dựng khu phi thuế quan (FTA); xây dựng đô thị lấn biển Cần Giờ.

shutterstock-1037790082-1748.jpg
Một góc TPHCM về đêm

Thứ sáu, triển khai cụ thể chính sách phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách đặc thù trong quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm huy động các nguồn lực, nhân lực, thúc đẩy mọi thành phần xã hội tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo trọng điểm trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2021-2025. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ công nghiệp, công nghệ phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp công nghệ cao, phục vụ quản lý và phát triển đô thị…

Thứ bảy, từ thực tiễn thực hiện NQ98, tiếp tục xây dựng hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô của một đô thị trên 10 triệu dân và tổ chức các TP trực thuộc TPHCM.

Định hướng phát triển và những việc cần làm ngay

Để tiếp tục xác lập vị trí, vai trò của TPHCM trong 10 năm tới theo tinh thần Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị, TP hướng đến các mục tiêu: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn duy trì mức tăng trưởng cao hơn 1,2-1,5 lần mức bình quân của cả nước; (2) Hoạt động kinh tế trên địa bàn phải là nơi mang “tính thị trường” nhất so với cả nước; (3) Nâng cao vai trò cửa ngõ giao lưu kinh tế trong nước và giao thương quốc tế; (4) Là địa phương thực hiện thành công nhất mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh thể chế thuộc nhóm ASEAN4 như mục tiêu Chính phủ đề ra; (5) 3 nhân tố cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh: thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phải là những đặc điểm vượt trội của TPHCM; (6) TP đã từng là nơi “lập nghiệp” của doanh nhân cả nước, trong thời đại mới phải là nơi “khởi nghiệp” của khu vực. TP phải là nơi đi đầu trong việc thực hiện thành công Chương trình số hóa quốc gia, nhất là nội dung chính phủ số và doanh nghiệp số.

Cùng với những cơ chế đột phá của NQ31, việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM theo NQ98 bao gồm việc mở rộng phân cấp, phân quyền cho TP, nhằm phát huy tính năng động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền TP; đồng thời thí điểm một số chính sách nhằm huy động nguồn lực như mở rộng mô hình PPP vào các lĩnh vực văn hóa thể thao; phát triển mô hình TOD; nâng mức bội chi ngân sách đầu tư của TP lên 120% so với ngân sách địa phương được cân đối; mở rộng các hình thức BT, BOT…

NQ98 không phải là chiếc đũa thần giải quyết tất cả vấn đề đang tồn tại của TPHCM, mà là công cụ pháp lý quan trọng tạo động lực về thể chế, nâng cao hiệu quả của nền công vụ; xử lý những điểm nghẽn trong hấp thụ vốn và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng hạ tầng đô thị…

Cho đến cuối năm 2023, HĐND và UBND TPHCM đã ban hành các văn bản cụ thể hóa các nội dung của NQ98, đang hình thành khung pháp lý về quyền hạn và trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương trong lĩnh vực kinh tế và ngân sách, là phương thức quản lý nhà nước hiệu quả nhất, trong điều kiện vận hành của kinh tế thị trường; trong đó hình thành cơ chế phân cấp phân quyền cho TP Thủ Đức. Ưu tiên trước mắt của TPHCM là triển khai có hiệu quả 7 nhóm nội dung của NQ98 về cơ chế và chính sách. Trong đó về cơ chế, NQ98 tập trung vấn đề phân cấp phân quyền trong 5 lĩnh vực.

shutterstock-1953520855-2011.jpg

Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn thí điểm về mô hình phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực quản lý nhà nước cho chính quyền địa phương và một số chính sách đặc thù (so với các chính sách chung hiện hành) cho TPHCM. Vì vậy, TP cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô và vị trí vai trò của TP; gắn với việc tổ chức các đô thị trực thuộc TP trong quá trình đô thị hóa 5 huyện của TP hiện nay.

Về mô hình chính quyền đô thị, TPHCM cần nghiên cứu tiếp tục mở rộng cơ chế phân cấp, phân quyền từ Trung ương cho TP và từ TP cho TP Thủ Đức và các đô thị trực thuộc khác, theo nguyên tắc: vấn đề gì cấp dưới gần dân hơn, làm tốt hơn nên phân cấp phân quyền, bố trí nguồn lực cho cấp dưới làm; giảm tối thiểu cơ chế “xin – cho”; cấp trên chỉ nên ban hành chính sách, kiểm tra, thanh tra công vụ, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật.

TS TRẦN DU LỊCH, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội





Nguồn

Cùng chủ đề

Tự chủ giáo dục nhưng làm gì cũng phải xin phép

TP - Tự chủ được ví như cởi trói cho giáo dục đại học (ĐH) nhưng thực tế chỉ tháo gỡ được những điểm nghẽn trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH. Còn những vấn đề như nhân lực, tài chính, hợp tác quốc tế (những nội dung không nằm trong sự điều tiết của Bộ GD&ĐT), vẫn trong “vòng kim cô”. TP - Tự chủ được ví như cởi trói cho giáo dục đại...

Đồng Tháp phát huy các tiềm năng, thế mạnh đặc trưng để bứt phá

NDO - Ngày 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị số 35- CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị,...

Tinh gọn bộ máy: Thách thức và cơ hội với từng cá nhân

Chủ trương và quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy được xem như cuộc đổi mới lần hai. Mỗi công chức, mỗi công dân trong công cuộc đổi mới này đều là người 'đi tìm mình để vượt lên chính mình'. Người dân đến làm thủ tục tại Trung tâm Dịch vụ hành chính công tỉnh Đồng Tháp - Ảnh minh họa: ĐẶNG TUYẾT Diễn đàn của Tuổi Trẻ tiếp tục với các ý kiến từ bạn đọc, cùng bàn...

Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực. Cho rằng có nhiều cách phân cấp: phân cấp trong quản lý, quản trị, phân cấp hành chính…, theo ông, từ cấp Trung ương xuống cơ sở có rất nhiều...

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Chủ tịch UBND tỉnh quyết dự án dưới 5.000 tỷ đồng

Chiều 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với hơn 92% đại biểu tán thành. Luật quy định cụ thể mức vốn để xác định tiêu chí dự án đầu tư công quan trọng quốc gia là 30.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần hiện nay (10.000 tỷ đồng). Tiêu chí vốn với các dự án nhóm A, B và C tăng 2 lần so với quy định hiện hành.Dự án nhóm A, B, C...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hạnh phúc qua nghệ thuật nhiếp ảnh và video

Tối 11-12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.    Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và video trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Sau...

Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698 – 2020): Được trao giải A Giải thưởng...

Tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII, Ban tổ chức đã chọn, trao giải 58 tác phẩm. Trong số đó, công trình nghiên cứu Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020) của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản) được trao giải A. Tác phẩm gồm 2 tập dày dặn, hơn 1.500 trang, truyền tải một lượng thông tin giá trị về vùng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Cùng chuyên mục

HLV Myanmar tuyên bố cùng học trò thắng tuyển Việt Nam

HLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Đánh giá về trận đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ), HLV Myo Hlaing Win của Myanmar cho biết: “Đây là trận cuối vòng bảng ASEAN Cup, rất quan trọng với cả hai đội. Chúng tôi cố gắng chiến thắng dù biết trận đấu này rất khó khăn...

Hà Nội bắn pháo hoa cả Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025

(Dân trí) - Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 . Chiều 20/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận, huyện một số nội dung quan trọng, trong đó có triển khai kế hoạch của Thành ủy về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động Tết Dương lịch 2025...

Bảo đảm cung cấp điện các dịp lễ, Tết, sự kiện lớn năm 2025

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 13/12/2024 về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025. ...

41 đề án sắp xếp, sáp nhập cơ quan, đơn vị

(NLĐO)- Tỉnh Khánh Hòa đang xây dựng 41 đề án sắp xếp tổ chức các cơ quan, đoàn thể. Trong đó báo, đài tỉnh này sẽ sáp nhập ...

Quảng Nam sẽ giảm 6 sở sau sắp xếp, tinh gọn

Sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Quảng Nam sẽ giảm 6 sở và 1 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh. Ngày 20/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh Quảng Nam. Về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, Quảng Nam dự kiến duy trì 4...

Mới nhất

Thúc đẩy hơn nữa sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Vĩnh phúc

(ĐCSVN) – Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh, Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Vĩnh Phúc năm 2024 sẽ là một diễn đàn quan trọng để các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia, các nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Đây là dịp để thảo...

Gần 40 gian hàng sản phẩm OCOP, làng nghề trưng bày tại Hội nghị du lịch nông thôn quốc tế

(QNO) - Bên lề Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn đang diễn ra tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An (Thăng Bình) sáng nay (10/12), gần 40 gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm du lịch, làng nghề, làng du lịch Quảng Nam và một số...

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Theo khảo sát của Công ty Savills Việt Nam, thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ đô.

Malaysia ‘bật đèn xanh’ cho kế hoạch tìm kiếm máy bay MH370

Reuters ngày 20.12 đưa tin giới chức Malaysia đã đồng ý về nguyên tắc để khởi động lại kế hoạch tìm kiếm xác...

Hội An “tiếp sức” chủ thể sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP trên địa bàn TP.Hội An tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trong năm 2024. Trong đó, nổi bật là chính quyền địa phương nỗ lực hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dấu...

Mới nhất