Trang chủPolitical ActivitiesNghị quyết 23-NQ/TW: Khai mở tiềm năng, thế mạnh vùng Tây Nguyên

Nghị quyết 23-NQ/TW: Khai mở tiềm năng, thế mạnh vùng Tây Nguyên

(ĐCSVN) – Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định: Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước.
 

Làm gì để Tây Nguyên phát triển nhanh, bền vững luôn là trăn trở của các cấp lãnh đạo tại Tây Nguyên. 

Tây Nguyên gồm 05 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và  Kon Tum, với dân số gần 6 triệu người, gồm cả 54 dân tộc anh em cộng cư sinh sống.

Nơi đây, từ bao đời qua, cộng đồng các dân tộc anh em không ngừng vun đắp mối quan hệ đoàn kết, chung sức cùng Đảng, Nhà nước đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng và phát triển quê hương không ngừng phát triển; từng bước trở thành địa bàn kết nối với các vùng miền trên cả nước, cung cấp nhiều hàng hoá, lương thực, thực phẩm và đặc biệt là các sản phẩm cây công nghiệp như: cà phê, ca cao, cao su, tiêu… cho thị trường cả nước và thế giới. Đồng thời, liên tục trong những năm gần đây, Tây Nguyên dần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hình thành các tuyến lưu thông huyết mạch xuống các tỉnh đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, Trung bộ, Bắc Trung bộ và Đông Nam bộ cũng như kết nối với các nước bạn Lào, Camphuchia, Thái Lan, Mianma qua hành làng kinh tế Đông Tây.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, các tỉnh Tây Nguyên ngoài những nỗ lực tự thân, dựa vào sự ban tặng của thiên nhiên về vị trí địa lý, tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu; đặc biệt là tinh thần đoàn kết vượt khó, tự lực cánh sinh để vươn lên cũng như khả năng đổi mới, sáng tạo trong lao động, sản xuất…. thì thời gian qua, Đảng, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tập trung đầu tư nhiều nguồn lực để giúp Tây Nguyên từng bước phát triển; các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể luôn quyết liệt trong hành động, chủ động, dám nghĩ, dám làm, đưa ra nhiều giải pháp quan trọng, thiết thực để lãnh đạo, chỉ đạo, giúp người dân trên địa bàn phát huy tốt mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng và giữ gìn truyền thống văn hoá, lịch sử của vùng đất oai hùng, kiên trung, bất khuất, tạo động lực và bản sắc để Tây Nguyên từng bước hội nhập, phát triển.

 Trong những nỗ lực đạt được thời gian qua tại Tây Nguyên, bộ mặt nông thôn mới tại đây được thay đổi từng ngày, đặc biệt là công cuộc xây dựng nông thôn mới tại các địa bàn nông thôn sâu, xa.

Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, những chuyển biến, thành tựu đạt được trong quá trình phát triển của Tây Nguyên là rất lớn. Đặc biệt, kể từ khi Bộ Chính trị Khóa IX ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/01/2002 về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010 và Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, Tây Nguyên thực sự có nhiều thay đổi, tạo tiền đề để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

Trong những thành tựu đó, đáng kể là các cấp, các ngành, các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Vùng. Trên cơ sở đó thường xuyên có những chỉ đạo, định hướng, đưa ra các giải pháp căn cơ, thiết thực để phát huy tiềm năng, lợi thế, tập trung đầu tư mọi nguồn lực để thúc đẩy, đưa địa phương nói riêng và liên kết với cả vùng nói chung phát triển nhanh, bền vững và đạt nhiều kết quả to lớn, quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, quy mô kinh tế của vùng không ngừng tăng nhanh, đến năm 2020, tăng gấp hơn 14 lần so với 2002 và 3,1 lần so với năm 2010; tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2002-2020 đạt gần 8%/năm, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế đều cao nhất so với các vùng; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 48 triệu, gấp 10,6 lần năm 2002; Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Du lịch Tây Nguyên có bước phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, đang trở thành vùng du lịch sinh thái – văn hoá có sức hấp dẫn; giá trị văn hoá các dân tộc được bảo tồn, kế thừa và phát huy, một số di tích văn hoá lịch sử được tu bổ, tôn tạo; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Cùng với những thành tựu, kết quả đáng kể đó, hệ thống giáo dục, đào tạo được quan tâm đầu tư; mạng lưới y tế được củng cố; sự nghiệp bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn Tây Nguyên cũng luôn được chú trọng; các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; các chính sách dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt, khơi dậy và nâng cao ý thức đoàn kết, tính tự lực trong sản xuất, xoá đói, giảm nghèo…

Cạnh đó, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thế trận lòng dân luôn được hệ thống chính trị và người dân quan tâm xây dựng, củng cố và tăng cường, nhất là trên tuyến biên giới và các địa bàn xung yếu; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được quan tâm, bảo đảm.

 Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.

Trong khi đó, đối với hệ thống chính trị trên toàn địa bàn, những năm qua luôn được chú ý, trong đó năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên; Tây Nguyên cơ bản đã xây dựng được tổ chức đảng ở các buôn, làng; việc xây dựng chính quyền các cấp được đẩy mạnh; chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội được nâng cao; vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín được phát huy; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố; niềm tin của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Trong điều kiện đó, ngày 06/10/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết khẳng định: Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước. Xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Cùng với đó, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng nêu rõ quan điểm phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu..; đồng thời phát triển theo hướng đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng; đẩy nhanh kết nối với các trung tâm lớn của cả nước, với các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, nhất là trong khuôn khổ Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào- Campuchia và các nước ASEAN…

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung hoàn thành và ban hành nhiều chương trình hành động, kế hoạch để cụ thể hoá nhằm đưa Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống; đồng thời góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình phát triển của địa phương nói riêng và cả vùng Tây Nguyên nói chung.

Thị trấn Cư Kuin (Đắk Lắk) – Một trong những vùng nông thôn của Tây Nguyên đang từng ngày “thay da đổi thịt”, không ngừng phát triển.

Chia sẻ về những kỳ vọng mà Nghị quyết trên sẽ mang lại cho địa phương và Tây Nguyên, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cho rằng: Nghị quyết số 23-NQ/TW thực sự là động lực và là văn bản hết sức quan trọng để Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững trong những năm đến. Vì thế, thời gian qua, Tỉnh uỷ Đắk Lắk đã tập trung xây dựng chương trình hành động để thực hiện; chỉ đạo việc triển khai, quán triệt, tuyên truyền và cụ thể hoá để đưa Nghị quyết đi ngay vào cuộc sống từ những năm đầu. Trong đó, quan điểm chỉ đạo của Tỉnh uỷ là phát huy kết quả đạt được, tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, nhất là Nghị quyết 23-NQ/TW để tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, kinh tế tri thức… gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. “Với truyền thống đoàn kết, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp, văn minh, bản sắc; trên cơ sở những kết quả đạt được, cùng với một số dư địa tăng trưởng tốt ở lĩnh vực kinh tế-xã hội, địa phương tiếp tục phát huy thành quả, nỗ lực thi đua sáng tạo để Đắk Lắk là trung tâm liên kết vùng và cực tăng trưởng chính của toàn vùng Tây Nguyên”, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cho biết.

Được biết, để phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành Đề án phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên. Đây được xem là chương trình hành động của Chính phủ, thể hiện quyết tâm đưa vùng đất phía Tây Tổ quốc phát triển theo đúng mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra. Theo lộ trình, đề án thực hiện từ năm 2023 đến 2030, với sự tham gia của tám bộ, ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội; cấp ủy, chính quyền năm tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, yếu tố quyết liệt hoàn thiện thể chế xuất phát từ thực tiễn, xây dựng và triển khai chính sách đặc thù đối với Tây Nguyên rất quan trọng, được xem là “chìa khóa” để khai mở tiềm năng, thế mạnh vùng Tây Nguyên./.

Bài, ảnh: Đình Tăng – Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn

Cùng chủ đề

Các dự án phát triển hạ tầng giao thông giúp người dân miền núi cải thiện cuộc sống

Ngày 9/11, tại Gia Lai đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vùng miền Trung - Tây Nguyên. ...

Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo

DNVN - Việc xây dựng Đà Nẵng trở thành TP đổi mới sáng tạo (ĐMST), trung tâm khởi nghiệp ĐMST quốc gia tại miền Trung - Tây Nguyên rất cần sự chung tay của các cơ quan nhà nước, các viện trường, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và người dân. ...

Ra mắt sách về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

(Tổ Quốc) - Ngày 8/11, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương phối hợp với NXB Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam". ...

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận...

Tổng Bí thư chủ trì hội nghị góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XIV

Hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng diễn ra sáng nay (6.11). Sáng nay (6.11) tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý vào các Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Campuchia

Tiếp Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia Huot Hak, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia.   Chiều 10/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia Huot Hak dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia đang...

Tăng cường mối quan hệ truyền thống Việt Nam – Maroc

Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024, từ ngày 29/5 - 3/6, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Maroc.    Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm Làng Việt Nam tại Maroc. Ảnh: TTXVN Chuyến thăm lần này của...

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Phấn đấu đến năm 2030, cả nước xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội.   Ảnh minh họa: PV  Ngày 24/5/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ...

Tăng cường giải quyết quyền, lợi ích của người lao động và hoạt động công đoàn

(ĐCSVN) - Theo Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị trong công tác thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần thực hiện tốt "1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm, 5 đẩy mạnh.."   Ngày...

Đề xuất nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(ĐCSVN)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc cần đưa ra các chính sách phù hợp với tình hình thực tế; triển khai hiệu quả các chương trình, đề án của Hội đồng điều phối tại tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, có phướng án ứng phó với biến đổi khí hậu và triển khai triệt để chuyển đổi số…   Ngày 24/5, tại Phú...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...
01:41:05

Gen Z gợi ý những góc check-in đẹp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(Dân trí) - Từ kiến trúc hiện đại bên ngoài đến không gian trưng bày ấn tượng phía trong, giới trẻ có nhiều góc chụp ảnh để cho ra đời những tấm hình ưng ý tại điểm check-in hot nhất lúc này. Vừa mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút giới trẻ. Mỗi ngày, có...

Việt Nam mong muốn USAID và WWF tiếp tục hỗ trợ phát triển bền vững ngành lâm nghiệp

Toàn cảnh buổi làm việc Trong thời gian qua, hợp tác giữa Bộ NN-PTNT và USAID đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần vào phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong 5 năm trở lại đây, USAID đã tài trợ hàng trăm triệu USD cho Bộ NN-PTNT và các địa phương của Việt Nam thông qua các chương trình, dự án, trong đó lĩnh vực lâm nghiệp, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thích...

Lãnh đạo Bộ GDĐT làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên

Ngày 9/11, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường chủ trì buổi làm việc. ...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư khẳng định: Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực...

Cùng chuyên mục

Agribank – Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024

Chiều 10/11/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ tư năm 2024 và Chương trình xét, công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2024 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực thi tốt văn hóa kinh doanh, đáp ứng các chuẩn mực, tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam. Agribank là đại diện ngân hàng duy nhất được vinh...

Bảo hiểm VietinBank tung khuyến mại lên tới 30% nhân kỷ niệm thành lập

Nhân kỷ niệm 16 năm thành lập, từ ngày 1/11, Bảo hiểm VietinBank - VBI triển khai chương trình "Bảo hiểm giá tốt - Chốt là an tâm" với mức ưu đãi lên đến 30% khi mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới, cùng cơ hội nhận quà tặng cho khách hàng. Bảo hiểm giá tốt Từ ngày 1/11 đến 31/12, Bảo hiểm VietinBank - VBI triển khai chiến dịch Mega Sale "Bảo hiểm giá tốt -...

Cuộc trình diễn lớn của ngành công nghiệp …

Theo ban tổ chức, Vietnam Foodexpo 2024 có quy mô lớn với trên 500 gian hàng của gần 400 doanh nghiệp đến từ hơn 30 tỉnh thành của Việt Nam và gần 20 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Bỉ, Trung Quốc, Estonia, Italy, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Thái Lan, Ba Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Nga…Vietnam Foodexpo 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các ngành hàng chính như: Rau quả (tươi, sấy...

Hơn 1.000 người chúc mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt với Bia Saigon Special

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 – Bia Saigon Special - một thương hiệu nổi tiếng của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) - đã tổ chức sự kiện “Special Night - Cả  thế giới uống mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt của bạn” (The Whole World Cheers For Your Special First Moment) với hơn 1,000 người tham gia. Là sự kiện đẳng cấp nhằm tôn vinh những khoảnh...

Thuốc nhỏ mắt Eskar của DK Pharma ghi dấu trên bản đồ Thương hiệu Quốc gia

Thuốc nhỏ mắt Eskar của Công ty Cổ phần Dược Khoa (DK Pharma) vừa được nhận danh hiệu “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024”. Đây là sự khẳng định cam kết về chất lượng thuốc nhỏ mắt Eskar trong trong danh sách những thương hiệu tiêu biểu được lựa chọn đem lại những giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng nhiều năm qua. Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc DK Pharma cho biết: "Eskar với dây chuyền sản...

Mới nhất

Người kề vai sát cánh với ông Trump trong “ván cờ” lựa chọn nội các

(Dân trí) - Tỷ phú Elon Musk được cho là có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn nhân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho chính quyền mới. Tổng thống đắc cử Donald Trump và tỷ phú Elon Musk (Ảnh: AFP). Trong những ngày qua, khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump liên tục đón tiếp các...

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Theo MXV, tuần giao dịch qua (4-10/11), dòng tiền đầu tư có xu hướng dịch chuyển từ thị trường trú ẩn sang các thị trường có tính sinh lời cao hơn như hàng hóa. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần giao dịch qua (4 - 10/11), dòng tiền đầu tư có xu...

(Trực tiếp) Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế

Chiều ngày 11/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, bao gồm các nội dung: Việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y...

Nơi hồn đá hóa nghệ thuật

Làng đá Ninh Vân, tọa lạc tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng khắp cả nước với nghề điêu khắc đá truyền thống. Với lịch sử hàng trăm năm, những người nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào những khối đá thô sơ, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn...

Mới nhất