Trang chủFigureNghị lực của hai tân sinh viên ĐH Huế còn mạnh hơn...

Nghị lực của hai tân sinh viên ĐH Huế còn mạnh hơn số phận không may

An không may đôi chân khập khiễng vì di chứng bại liệt và Dương mồ côi cha phải đi làm thêm từ lớp 10 để phụ mẹ, nhưng giống như những cái tên rất đẹp, họ vươn về phía mặt trời, cả hai đều là tân sinh viên ĐH Huế.
 
Nghị lực của hai tân sinh viên ĐH Huế còn mạnh hơn số phận không may

Tân sinh viên Hồ Đắc An (phải) với đôi chân bị liệt do di chứng của chất độc màu da cam. Để có thể đến trường hay đi đâu, An phải nhờ bạn dìu đi từng bước khập khiễng – Ảnh: CÔNG NGỌ

Đôi chân khuyết tật không làm khó An đến giảng đường

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo thôn Phú Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 6 tuổi Hồ Đắc An (tân sinh viên ngành công nghệ thông tin, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế) bị sốt siêu vi khiến đôi chân bị liệt. Điều kỳ diệu đã đến sau quá trình nỗ lực tập luyện, An vẫn có thể chập chững bước đi thay vì nằm một chỗ.

Kể từ đó, mỗi bước chân của An trở nên nặng nề, khập khiễng, mỗi ngày đến trường là một chặng đường đầy gian nan.

Gia đình An còn là nạn nhân của di chứng chất độc da cam. Mẹ của An – bà Lê Thị Vân đi lại không được như bình thường. Hai em trai của An cũng bị rút gân chân bẩm sinh, đi lại khó khăn, trí tuệ phát triển chậm và phải nghỉ học từ năm lớp 6.

Mọi chi tiêu trong nhà đều trông chờ vào công việc phụ thợ hồ “bữa đực bữa cái” của cha An là ông Hồ Đắc Thanh.

Số phận nghiệt ngã, gia đình khó khăn nhưng không vì thế An đầu hàng.

Nghị lực của hai tân sinh viên ĐH Huế còn mạnh hơn số phận không may

Hồ Đắc An trên con đường thực hiện ước mơ trở thành một kỹ sư lập trình phần mềm – Ảnh: CÔNG NGỌ

Không thể tự đi đến trường, An nhờ một người bạn hằng ngày ghé chở An đến lớp. Lắm lúc An cũng tự ti, mặc cảm về bản thân vì những bước đi chân cao chân thấp là đề tài trêu ghẹo của một số người.

An cũng buồn tủi và từng có suy nghĩ hay nghỉ học. Nhưng ngoái lại thấy sự vất vả của mẹ cha, An càng quyết tâm vượt qua nghịch cảnh.

“Nhờ sự hy sinh của ba, tình yêu của mẹ và tình thương dành cho các em đã tiếp thêm động lực cho mình. Tôi luôn tự nhủ phải cố gắng chăm học để sau này có nghề nghiệp ổn định còn lo cho ba mẹ và hai em nữa”- An nói với sự quyết tâm.

Giờ đây, khi đã trở thành sinh viên ngành công nghệ thông tin Trường đại học Khoa học, Đại học Huế, An tâm sự “luôn muốn mình phải thật thành công để một ngày lỡ như ba mẹ rời đi, thì tôi vẫn có thể chăm sóc được cho hai em nhỏ cũng bị di chứng chất độc da cam”, An nói.

Nhắc về cậu học trò Hồ Đắc An, cô giáo Lê Thị Thùy (giáo viên chủ nhiệm của An ở Trường THPT An Lương Đông, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) tấm tắc khen: “An luôn có một khát khao mãnh liệt được đến trường, suốt năm lớp 12, An không vắng một buổi nào.

Tuy nhiên hoàn cảnh gia đình em lại rất khó khăn. Tôi rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ em ấy để con đường học tập và tương lai tươi sáng hơn”.

Tiếp sức đến trường 2024: Hơn 20 tỉ đồng giúp tân sinh viên vượt khó

Ánh Dương hướng về phía mặt trời, dù mồ côi, khốn khó

Tân sinh viên Nguyễn Ngọc Ánh Dương (sinh viên ngành logistics và chuỗi cung ứng, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế), có gia đình gồm ba chị em và cô là chị cả. Năm Dương vừa tròn 12 tuổi, bố đã không may qua đời sau cơn đột quỵ.

 

Từ ngày chồng mất, bà Mười phải lo lắng mọi thứ trong nhà. Người mẹ nghèo trở thành trụ cột duy nhất.

Một ngày mới của bà Mười bắt đầu từ lúc 1h sáng phụ bán trứng tại chợ đầu mối Bãi Dâu cách nhà khoảng 10km.

Làm quần quật đến 6h sáng, bà Mười tiếp tục trở về nhà nhận làm gia công trầm hương nụ cho đến tận khuya với thù lao chỉ 20.000 đồng cho mỗi ký trầm nụ thành phẩm.

Nghị lực của hai tân sinh viên ĐH Huế còn mạnh hơn số phận không may

Ánh Dương (phải) phụ mẹ gia công trầm nụ để kiếm tiền đi học đại học – Ảnh: CÔNG NGỌ

Thương mẹ vất vả, từ năm lớp 10 Ánh Dương đã xin đi làm thêm để phụ mẹ trang trải.

“Con bé cứ xin đi làm thêm để mẹ bớt khổ. Tui thì nhất quyết không cho nó đi nhưng nó cứ nằng nặc mãi. Vậy nên tui nói là nếu được học sinh giỏi, mẹ mới cho con đi làm thêm. Ai ngờ nó quyết tâm đạt học sinh giỏi để… được đi làm thêm phụ mẹ thiệt”, bà Mười kể.

Hằng ngày sau giờ học, Ánh Dương thường vào bếp nấu ăn cho các em, sau đó lại lên phụ mẹ gia công trầm hương. Tận dụng những ngày nghỉ, Dương xin đi bưng bê, dọn dẹp ở một quán cà phê gần nhà.

Mặc dù tranh thủ làm thêm nhưng suốt 12 năm đèn sách, cô bé luôn đạt học sinh giỏi và cô coi đó là món quà quý giá dành tặng cho mẹ.

Ngày hay tin con gái đậu đại học, bà Mười vừa mừng vừa lo. Lục hết túi sau túi trước, trong nhà chỉ còn vỏn vẹn vài triệu đồng, không đủ cho Dương đóng học phí đầu năm học.

Nghị lực của hai tân sinh viên ĐH Huế còn mạnh hơn số phận không may

12 năm đèn sách, Ánh Dương luôn đạt học sinh giỏi và đó là món quà cô bé tặng cho mẹ – Ảnh: CÔNG NGỌ

“Tôi định bụng nói với Dương hay bảo lưu một năm học rồi đi làm công nhân để kiếm tiền. Chưa kịp mở lời thì Dương đã nói với tôi là con sẽ đi làm thêm để kiếm tiền đi học chứ nhất quyết không bỏ ngang. Tui nghe con nói mà quặn lòng”, bà Mười rơm rớm nói.

Nói là làm, sau khi nhận giấy báo trúng tuyển, Ánh Dương đã rong ruổi khắp phố Huế để tìm việc làm thêm. Nhờ có “kinh nghiệm” làm thêm ở quán cà phê từ khi còn là một cô bé học sinh, Dương được cô chủ quán nhận và đào tạo thêm nghề pha chế đồ uống tại một quán nước.

“Tôi rất thích cái tên của chính mình. Ánh Dương là tia nắng mặt trời, mang lại sự sống, niềm hy vọng. Vậy nên tôi sẽ cố gắng như loài hoa luôn khát khao hướng về phía mặt trời để nở những bông hoa đẹp nhất cho đời. Tôi tin bản thân mình chỉ cần nỗ lực hết sức thì cơ hội đổi đời sẽ đến”, Ánh Dương nói.

Thầy giáo Lê Thái Hòa (giáo viên chủ nhiệm của Ánh Dương ở Trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế), cho biết Dương có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng tràn đầy tự tin.

“Là cô bé có vẻ ngoài nhỏ khắn, khá mỏng manh nhưng bên trong em là một ý chí vượt khó học giỏi đáng khâm phục.

Khác với các bạn cùng trang lứa, sau giờ học Dương chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện trà sữa, xem phim mà quay về nhà phụ giúp mẹ việc nhà và cả đi làm thêm. Vừa làm vừa học như vậy mà Dương vẫn học rất giỏi, luôn đứng trong top đầu ở lớp”, thầy Hòa nói.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” – như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng NamĐà Nẵng, Tiền GiangBến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang – Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức – Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm… cho tân sinh viên.

Nghị lực của hai tân sinh viên ĐH Huế còn mạnh hơn số phận không may

Đồ họa: TUẤN ANH

Tuoitre.vn

Nguồn: https://tuoitre.vn/nghi-luc-cua-hai-tan-sinh-vien-dh-hue-con-manh-hon-so-phan-khong-may-20241005223244127.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê phân tích những điểm sáng kinh tế 9 tháng đầu năm

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 3 và 9 tháng năm 2024, nền kinh tế 9 tháng vừa qua ghi nhận nhiều điểm sáng. Hoạt động xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế, trong 9 tháng năm 2024 đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ 299,6 tỉ USD,...

Ông Trump cảnh báo đây có thể là cuộc bầu cử cuối cùng của Mỹ

Ông Trump cảnh báo các nguy cơ nhập cư và kinh tế Mỹ, nói rằng năm nay có thể là "cuộc bầu cử cuối cùng" nếu đảng Dân chủ tiếp tục ở Nhà Trắng   Ông Trump phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở bang Wisconsin ngày 6-10 - Ảnh: AFP Ngày 6-10, giờ địa phương, ông Trump tiếp tục cáo buộc đảng Dân chủ sẽ gian lận trong cuộc bầu cử sắp tới và sẽ chấm dứt quá trình bầu cử. "Nếu...

Làm lành với Hà Nội

Năm 1948, cuộc kháng chiến chống Pháp đã trải qua hai năm. Đông đảo người Hà Nội đã tản cư về các vùng nông thôn và lên chiến khu. Gặp một ông hàng phở tản cư ở Việt Bắc, Nguyễn Tuân nhớ: "Bấy giờ là mùa hè 48. Nắng lắm. Thèm cái bóng me và sấu lùm buổi sớm của dốc Hàng Kèn, những giờ đi đả phở tập thể" ("Người Hà Nội đi kháng chiến", báo Văn Nghệ số...

70 năm tiếp quản thủ đô: Ta đã về đây Hà Nội ơi! – Kỳ 1: Ngày về của chiến sĩ Tiểu đoàn Bình...

Ký ức về ngày 'Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về... Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về/ Cả cuộc đời tươi vui về đây...' vẫn còn rất sống động trong ký ức nhiều nhân chứng. Ông Dương Niết (ngồi) cùng các đồng chí thời trẻ - Ảnh: NVCC 70 năm đã trôi qua kể từ ngày tiếp quản thủ đô 10-10-1954, nhưng ký ức về ngày "Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp...

Đại học Quốc gia TP.HCM: 30 năm vẫn chưa xong hạ tầng

An ninh và môi trường đã được cải thiệnCùng với các vấn đề về cơ sở hạ tầng và quy hoạch, an ninh trật...

Bài đọc nhiều

Không khí hào hùng tái hiện đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô năm 1954

(Dân trí) - Sáng nay, tại không gian phố đi bộ hồ Gươm, sự kiện "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã tái hiện hào hùng thời khắc lịch sử của Hà Nội và đất nước 70 năm trước (10/10/1954) với nhiều hình ảnh ấn tượng. Người dân xúc động trước hình ảnh tái hiện đoàn quân về tiếp quản Thủ đô (Video: Minh Quang) Sáng nay, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND TP Hà Nội...

LPBank chung tay vì cộng đồng: Trao 100 tỷ đồng xoá nhà tạm, nhà dột nát

Không chỉ là ngân hàng có kết quả kinh doanh mạnh mẽ và ấn tượng, LPBank còn ghi dấu ấn đậm nét với những đóng góp không ngừng nghỉ cho các hoạt động an sinh xã hội trên khắp cả nước. Tối 5/10/2024, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái...

Ông Biden, bà Harris đón tin vui

Tuần đầu tháng 10 tưởng chừng ảm đạm với chính quyền Joe Biden - Kamala Harris thì bất ngờ có những diễn biến tích cực về kinh tế.   Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 4.10 đã lần đầu xuất hiện tại phòng họp báo của Nhà Trắng kể từ khi nhậm chức, nêu bật hai thông tin tích cực về kinh tế vốn đang là điều mà cử tri Mỹ quan tâm hàng đầu - gồm một báo cáo khả...

Tái hiện thời khắc lịch sử Hà Nội trong ‘Ngày về chiến thắng’

(VTC News) - Thời khắc lịch của Hà Nội và đất nước ngày 10/10/1954 mang tên “Ngày về chiến thắng” được tái hiện hào hùng trong chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình". Sáng 6/10, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" - đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và...

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu

Theo dữ liệu mới nhất của IMF, năm 2023, GDP (PPP) VN đạt khoảng 1.438 tỉ USD, xếp thứ 25/192 trên thế giới. Trong khi đó, GDP bình quân (PPP) đầu người VN đạt khoảng 14.342 USD, xếp thứ 108/192 trên thế giới. Tổ chức này dự báo, giai đoạn 2024 - 2029, quy mô GDP (PPP) và GDP bình quân (PPP) đầu người của nước ta sẽ liên tục cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng thế...

Cùng chuyên mục

Những điểm đáng chú ý trong tháng cuối cùng trước Ngày Bầu cử của nước Mỹ

Chỉ còn một tháng nữa là đến Ngày Bầu cử - chấm dứt một cuộc đua vào Nhà Trắng đầy biến động, với một ứng viên hai lần bị ám sát “hụt” và sự trỗi dậy của nữ ứng viên tranh cử da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Hiện cả hai ứng viên đều đang tất bật tới các bang chiến địa nhằm thuyết phục cử tri dành lá phiếu cho mình trong khi công tác chuẩn...

Nghiên cứu thiết kế đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung – Lào – Campuchia

Thường trực Chính phủ yêu cầu khi thiết kế hướng tuyến phải ưu tiên thuận tiện để kết nối ngắn nhất đến sân bay, cảng biển lớn; bảo đảm thuận tiện liên kết hành lang Đông - Tây và kết nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thiết kế nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia Theo kết luận tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc...

Tự hào Hà Nội – Thành phố vì hòa bình

Sáng 6/10, những khoảnh khắc lịch sử của mùa thu Hà Nội cách đây 70 năm cùng nhiều di sản văn hoá tiêu biểu của Thủ đô đã được tái hiện, trình diễn trong khuôn khổ chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”, nhân kỷ niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình". Vnews

Từ xa xỉ đến phổ thông: Cuộc cách mạng phổ cập smartphone cho mọi tầng lớp người Việt

Năm 2014, lần đầu tiên Viettel tuyên bố ước mơ “mỗi người dân Việt đều có smartphone”. 10 năm sau, cùng với sự vào cuộc của toàn xã hội, ước mơ này đang từng bước trở thành hiện thực. Cách đây tròn một thập kỉ, những điện thoại thông minh (smartphone) rẻ nhất bán tại Việt Nam nằm trong tầm giá 2 triệu đồng, gần gấp đôi mức lương cơ sở mỗi tháng của người Việt (1.150.000vnđ/tháng). Ngoài chi phí...

Tập đoàn Masan đóng góp gần 120 tỷ cho các hoạt động an sinh xã hội

Ngày 5/10 vừa qua, Tập đoàn Masan đã trao 100 tỷ hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai trong khuôn khổ chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức. Hưởng ứng lời kêu gọi "Ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của...

Mới nhất

Từ xa xỉ đến phổ thông: Cuộc cách mạng phổ cập smartphone cho mọi tầng lớp người Việt

Năm 2014, lần đầu tiên Viettel tuyên bố ước mơ “mỗi người dân Việt đều có smartphone”. 10 năm sau, cùng với sự vào cuộc của toàn xã hội, ước mơ này đang từng bước trở thành hiện thực. Cách đây tròn một thập kỉ, những điện thoại thông minh (smartphone) rẻ nhất bán tại Việt Nam nằm trong tầm...

Bình Phước khảo sát 20.000 học sinh, có tới 11.000 em muốn học đại học tại quê nhà.

Ngày 7/10, nguồn tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho hay, UBND tỉnh Bình Phước và Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM ( viết tắt Trường...

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê phân tích những điểm sáng kinh tế 9 tháng đầu năm

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 3 và 9 tháng năm 2024, nền kinh tế 9 tháng vừa qua ghi nhận nhiều điểm sáng. Hoạt động xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng của nền...

Tập đoàn Masan đóng góp gần 120 tỷ cho các hoạt động an sinh xã hội

Ngày 5/10 vừa qua, Tập đoàn Masan đã trao 100 tỷ hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai trong khuôn khổ chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt...

Phòng tai nạn cho học sinh, quận Ba Đình ra mắt ‘Cổng trường an toàn giao thông’

Sáng 7/10, UBND quận Ba Đình phối hợp với Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội), Công an quận Ba Đình tiếp tục triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 15 điểm trường trên địa bàn quận. Đến nay, đã có 30 trường triển khai mô hình. Ghi nhận tại trường THCS Phúc Xá (phường...

Mới nhất

Làm lành với Hà Nội