Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNghỉ hè, phòng ngừa trẻ bị dị vật tai mũi họng

Nghỉ hè, phòng ngừa trẻ bị dị vật tai mũi họng


Mùa hè, trẻ nghỉ học, tự chơi ở nhà, ba mẹ nên giám sát trẻ thường xuyên và chặt chẽ để phòng ngừa trẻ nhét dị vật vào tai, mũi, họng.

Một tháng nghỉ hè, một cơ sở y tế tại TP.HCM thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhét đồ chơi vào mũi, họng; có trường hợp cấp cứu.





Mùa hè, trẻ nghỉ học, tự chơi ở nhà, ba mẹ nên giám sát trẻ thường xuyên và chặt chẽ để phòng ngừa trẻ nhét dị vật vào tai, mũi, họng.

Giữa tháng 6/2024, bé M.T.H. (1 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) được đưa vào cấp cứu bệnh viện trong tình trạng bé khóc, ho sặc sụa, mặt đỏ, vã mồ hôi. Mẹ bé nghi ngờ bé nhét đồ vật vào họng và bị nghẹn lại.

phát hiện một dị vật ở hầu họng bé, vùng họng xung huyết. Mẹ bé và điều dưỡng dỗ để bé không khóc, giữ đầu bé để bé không xoay lắc. Các bác sĩ nội soi, dùng dụng cụ chuyên dụng gắp ra một ngôi sao nhỏ bằng xốp màu vàng còn nguyên vẹn, dài khoảng 2cm. May mắn là phụ huynh đưa bé đến bệnh viện ngay khi vừa phát hiện để bác sĩ xử lý kịp thời.

Vì dị vật ở hầu họng nếu không phát hiện và xử lý kịp có thể gây bít tắc đường thở, hoặc có thể đi từ hầu họng vào thanh quản, khí quản khiến trẻ khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, dị vật tồn tại trong cơ thể có thể gây nhiễm trùng, thậm chí thủng loét vị trí xung quanh. Một trường hợp khác, bé G.T.D. (3 tuổi, quận Tân Bình, TP.HCM) đang ngồi chơi ở phòng khách thì khóc thét, nói đau mũi, chảy nước mũi.

Mẹ bé nghi ngờ bé nhét đồ chơi vào mũi nên nhanh chóng đưa bé đến Bệnh viện. Các bác sĩ dùng đèn Clar đội đầu quan sát thấy có dị vật ở cửa mũi trái.

Mẹ bé và điều dưỡng giữ bé, bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng, lấy ra một mảnh xếp hình lego màu xanh. Mũi bé có chảy ít máu không đáng kể do dị vật cọ vào niêm mạc mũi gây tổn thương và tự cầm sau đó.

Trường hợp này, bé nhỏ hợp tác kém nên thao tác của bác sĩ phải dứt khoát, nhanh chóng vì nếu không, bé khóc, quấy, dị vật có thể đi sâu vào trong và làm tổn thương mũi của bé khi thao tác.

Với dị vật ở cửa mũi, bác sĩ chỉ dùng đèn là quan sát thấy, chưa cần nội soi mũi và lấy ra dễ dàng tại phòng khám. Nhưng trong một số trường hợp khác, khi trẻ quấy khóc, không hợp tác, dị vật sâu bên trong, bác sĩ phải phẫu thuật có gây mê để lấy dị vật.

Dị vật mũi nếu không được phát hiện, lấy ra kịp thời có thể gây nhiễm trùng, thủng vách ngăn mũi hoặc dị vật rơi xuống sâu gây bít đường thở, khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Thạc sĩ bác sĩ CKI Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho hay, trẻ dưới 7 tuổi có bản tính tò mò, thích khám phá những đồ vật lạ mắt xung quanh nên có thể đưa vào mũi, họng, tai bất cứ khi nào, nhất là khi bé tự chơi, không ai giám sát, không ai chơi cùng. Nếu trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, ba mẹ không nên để trẻ tự chơi một mình.

Giai đoạn này mùa hè, trẻ nghỉ học, tự chơi ở nhà hoặc chơi với anh chị em họ, ba mẹ nên đặc biệt chú ý, giám sát trẻ chặt chẽ để phòng ngừa trẻ tự nhét đồ vật vào tai, mũi, họng hoặc nhét đồ vật vào tai, mũi, họng nhau khi chơi cùng.

Ba mẹ không nên cho trẻ chơi những đồ chơi có những mảnh nhỏ hoặc đồ kích thước nhỏ như lego, đồ sắc nhọn, đồng xu, cúc áo, pin…

Mùa hè cũng là mùa của nhiều loại hoa quả, trái cây, ba mẹ không để trẻ tự ăn các loại quả quá trơn như hạt chôm chôm, nhãn… hoặc các hạt cứng như mắc ca, óc chó, đậu phộng, hạnh nhân vì dễ gây hóc, nghẹn.

Các loại hạt có kích thước tròn, nhỏ như hạt bắp, hạt đậu Hà Lan cũng không an toàn để trẻ dưới 3 tuổi cầm nắm. Vì trẻ có thể nhét những hạt này vào mũi. Các loại thạch, rất trơn, dễ lọt xuống họng gây nghẹn khi trẻ chưa kịp nhai. Vì vậy, khi cho trẻ dưới 5 tuổi ăn các loại thạch này, ba mẹ cần cắt ra các miếng nhỏ.

Cha mẹ cũng không nên để trẻ tự ăn thức ăn chưa tách xương, không để trẻ tự gặm đùi gà, vịt để tránh hóc xương; không để trẻ vừa ăn vừa cười giỡn.

Bác sĩ lưu ý, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dị vật mũi, họng như ho sặc sụa, khó thở, đau nhức mũi, nghẹn ở họng, phụ huynh không nên cố móc lấy dị vật ra vì sẽ gây phù nề đường thở; không la hét trẻ khiến trẻ khóc thét, dị vật sẽ bị đẩy sâu vào trong.

Khi trẻ bị dị vật họng, cha mẹ không nên cho trẻ nuốt cơm vì nhiều trường hợp, hóc dị vật trở nên nghiêm trọng hơn; không vuốt xuôi ngực trẻ vì khiến dị vật đi sâu vào đường thở. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ xử lý kịp thời.

Khi phát hiện trẻ nghẹt dị vật mũi, ba mẹ cần nhẹ nhàng trấn an và hướng dẫn trẻ đẩy dị vật ra ngoài. Cha mẹ bịt một bên mũi không có dị vật và hướng dẫn trẻ xì mạnh bên có dị vật.

Tuyệt đối không dùng ngón tay hoặc các vật dụng để cố lấy dị vật. Nếu xì mạnh một bên mũi, dị vật vẫn không ra, tốt nhất ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ tai mũi họng gắp dị vật.





Nguồn: https://baodautu.vn/nghi-he-phong-ngua-tre-bi-di-vat-tai-mui-hong-d218280.html

Cùng chủ đề

Nữ bác sĩ cứu cháu bé bị hóc kẹo không thở được

"Ai cũng làm như tôi"Đoạn video chia sẻ khoảnh khắc nghẹt thở nữ bác sĩ cứu cháu bé được ghi lại qua camera an ninh sau đó được chia sẻ trên mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ vui mừng khi chứng kiến cháu bé thoát nạn và cảm phục sự bình tĩnh của nữ bác sĩ trong giây phút ấy. Chị...

Không chủ quan với các dấu hiệu bệnh thông thường

Tin mới y tế ngày 17/8: Không chủ quan với các dấu hiệu bệnh thông thườngNgười phụ nữ 46 tuổi phát hiện mắc ung thư cổ tử cung từ dấu hiệu bệnh tưởng chừng là thông thường. Cảnh giác dấu hiệu ung thư cổ tử cung Bệnh nhân nữ N. T. T. (46 tuổi, Bắc Ninh) được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung từ...

Ăn lẩu bị nhánh sả dài 3,5 cm… cắm sâu thành dạ dày

Cụ thể, bệnh nhân là bà T.T.T. (54 tuổi, Long An), nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều kèm buồn nôn.Người nhà bà T. cho biết cách lúc nhập viện 2 ngày có ăn lẩu, sau đó xuất hiện các triệu chứng trên nên được đưa đến bệnh viện thăm khám.Sau khi thăm khám, bệnh nhân có chỉ định nội soi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM muốn thành lập ban quản lý dự án giao thông trọng điểm

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM kiến nghị thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm trong quý IV/2024 để ổn định bộ máy và hoạt động từ quý I/2025. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM muốn thành lập ban quản lý dự án giao thông trọng điểmSở Giao thông Vận tải TP.HCM kiến nghị thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao...

Quảng Ngãi gỡ vướng cho các dự án trọng điểm chậm tiến độ

Trước thực trạng nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị chậm, lãnh đạo tỉnh này yêu cầu các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, gỡ các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Quảng Ngãi gỡ vướng cho các dự án trọng điểm chậm tiến độTrước thực trạng nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị chậm, lãnh đạo tỉnh này...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xe… Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định - Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ...

Gan nhiễm mỡ vì thừa cân, béo phì

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. ...

Nâng chế độ dinh dưỡng khi điều trị cho bệnh nhân

Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, khả năng chống chọi bệnh yếu đi… Theo các chuyên gia y tế, nếu dinh dưỡng không bảo đảm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, khả năng chống chọi bệnh yếu đi… ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cùng chuyên mục

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này là da, móng và tóc xuất hiện các dấu hiệu bất thường. ...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. ...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”. Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư...

Lý do nên thêm nước cốt chanh và nghệ vào nước ép củ cải đường

Kết hợp nước ép củ cải đường với nghệ sống và nước cốt chanh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ giải độc. ...

Gan nhiễm mỡ vì thừa cân, béo phì

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. ...

Mới nhất

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. ...

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Mới nhất