Trang chủKinh tếNông nghiệpNghị định 28/2022: Tác động tích cực tới vùng dân tộc thiểu...

Nghị định 28/2022: Tác động tích cực tới vùng dân tộc thiểu số


Nghị định 28/2022: Tác động tích cực tới vùng dân tộc thiểu số ảnh 1Hỗ trợ đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên về kỹ thuật canh tác càphê bền vững. (Ảnh: Hưng Thịnh/Vietnam+)

Sau hơn một năm đi vào cuộc sống, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phát triển Kinh tế-Xã hội Vùng Đồng bào Dân tộc Thiểu số và Miền núi giai đoạn 2021-2030 đã có những tác động tích cực mạnh mẽ tới các đối tượng được thụ hưởng.

Việt Nam có 54 dân tộc, bên cạnh dân tộc Kinh chiếm đa số là 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người (hơn 14% dân số cả nước).

Các dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở vùng núi với địa hình phức tạp, độ dốc cao, quỹ đất nông nghiệp, đất ở eo hẹp và đây là một phần nguyên nhân dẫn tới đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn.

Năm 2022, ngân sách nhà nước dành hơn 23.000 tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo về phát triển sản xuất, tạo việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, nhà ở.

Hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo ngày càng được hoàn thiện hơn trước. Hạ tầng kinh tế-xã hội ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn không ngừng được tăng cường, khoảng cách mức sống giữa các vùng được thu hẹp dần.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, trong năm 2022, với việc triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 3%; đời sống của người dân cơ bản ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm.

[Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số]

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mặc dù đã giảm nhanh, nhưng tỷ trọng vẫn cao, thu nhập bình quân của đồng bào chỉ bằng 2/5 mức bình quân chung cả nước. “Lõi nghèo” của cả nước đang tập trung ở vùng dân tộc thiểu số.

Vấn đề đáng quan tâm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là thiếu đất sản xuất. Diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi vốn đã hạn chế, thì nay việc gia tăng dân số đã tạo nên áp lực lớn hơn nếu đồng bào vẫn giữ lối canh tác truyền thống.

Sự phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, nông nghiệp hàng hóa, kéo theo sự bùng nổ các dự án khai khoáng, năng lượng, phát triển giao thông, đô thị, tập trung đất đai trồng cây nguyên liệu, cây nông nghiệp hàng hóa cũng tạo nên sức ép đối với quỹ đất.

Hiện tại, vẫn còn khoảng 10.000 hộ dân tộc thiểu số di cư tự phát chưa được sắp xếp ổn định, hơn 58.000 hộ thiếu đất ở, hơn 460.000 gia đình cần được hỗ trợ nhà ở; hơn 300.000 hộ thiếu đất sản xuất.

Nhằm tạo điều kiện để vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số dần dần tiến kịp miền xuôi, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phát triển Kinh tế-Xã hội Vùng Đồng bào Dân tộc Thiểu số và Miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.

Phạm vi của Chương trình là địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đối tượng của Chương trình là xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Mục tiêu của Chương trình là đến năm 2025 phấn đấu để mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm hơn 3%; phấn đấu có 50% số xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa.

Nghị định 28/2022: Tác động tích cực tới vùng dân tộc thiểu số ảnh 2Đồng bào dân tộc được hỗ trợ vốn vay phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.. (Ảnh: CTV)

Nghị định 28/2022/NĐ-CP ra đời là để hiện thực hóa Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phát triển Kinh tế-Xã hội Vùng Đồng bào Dân tộc Thiểu số và Miền núi giai đoạn 2021-2030.

Nghị định có ý nghĩa thiết thực và nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chính sách tín dụng ưu đãi được người dân phấn khởi đón nhận với hy vọng nguồn vốn vay lãi suất thấp và thời hạn dài sẽ giúp họ sớm cải thiện điều kiện về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề.

Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định cụ thể đối với từng mục đích vay, bao gồm cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở; cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề; cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; hỗ trợ cho vay phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Ngân hàng Chính sách Xã hội có trách nhiệm giải ngân nhanh nguồn vốn vay đúng đối tượng, đủ điều kiện, rõ ràng, công khai, minh bạch.

Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện Nghị định trong giai đoạn 2021-2025 theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý khi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn theo quy định.

Thời hạn nguồn vốn vay hỗ trợ đất ở tối đa là 15 năm, trong 5 năm đầu khách hàng chưa phải trả nợ gốc. Lãi suất cho vay bằng 3%/năm.

Thời hạn nguồn vốn vay hỗ trợ nhà ở tối đa là 15 năm, trong 5 năm đầu khách hàng chưa phải trả nợ gốc. Lãi suất cho vay bằng 3%/năm.

Thời hạn vốn vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề tối đa là 10 năm, lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.

Nghị định sớm đi vào cuộc sống

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và thấy rõ tính chất thiết thực của Nghị định 28/2022/NĐ-CP, nhiều địa phương đã tích cực triển khai thực hiện.

Là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum có tổng diện tích gần 10.000 km2, được chia ra 9 huyện, một thành phố với 102 xã, phường, thị trấn, trong đó có 92 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 13 xã biên giới và 3 huyện nghèo.

Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54,93% dân cư toàn tỉnh. Đến năm 2023, tỉnh vẫn còn 15.943 hộ nghèo, tương đương 10,86% tổng số hộ dân, trong đó có 15.215 hộ nghèo thuộc các dân tộc thiểu số, chiếm 95,43% tổng số hộ nghèo.

Để các hộ nghèo, cận nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Văn bản số 2645/UBND-KTTH ngày 15/8/2022.

Cơ quan chức năng có trách nhiệm nhanh chóng rà soát kỹ lưỡng và phê duyệt danh sách các đối tượng được vay vốn hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề.

Đến đầu năm 2023, doanh số cho vay ở Kon Tum đạt gần 71 tỷ đồng, với 1.500 hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận nguồn vốn. Trong số đó, vốn cho vay hỗ trợ đất ở là 3 tỷ đồng, vốn cho vay hỗ trợ nhà ở là hơn 48 tỷ đồng, vốn cho vay hỗ trợ đất sản xuất gần là 6 tỷ đồng, vốn cho vay hỗ trợ chuyển đổi nghề là hơn 13 tỷ đồng.

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đánh giá, Nghị định 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ chính là phao cứu sinh để đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, làm nhà ở, vươn lên thoát nghèo.

Ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, tỉnh Lai Châu xác định việc giải ngân theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm của địa phương nhằm đẩy nhanh mục tiêu thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Nậm Nhùn là huyện nghèo của tỉnh nghèo Lai Châu. Đây là nơi cư trú của 11 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, đông nhất là dân tộc Mông chiếm 39,6%.

Ngay sau khi Nghị định 28/2022/NĐ-CP có hiệu lực, Phòng Giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nậm Nhùn đã tích cực phối hợp với chính quyền các cấp để rà soát, tổng hợp và phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng.

Tính đến đầu năm 2023, trên địa bàn huyện Nậm Nhùn có 213 hộ dân tộc thiểu số được vay vốn theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP với số tiền gần 19 tỷ đồng.

Tại miền Tây Nam Bộ, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai đồng bộ, kịp thời chính sách tín dụng nhằm thực hiện chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến đầu năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Sóc Trăng đã cung cấp vốn để giải quyết vấn đề đất sản xuất, đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề cho hơn 51.000 lượt hộ, gồm hơn 13.000 hộ dân tộc thiểu số, 2.800 lượt hộ nghèo (gần 1.000 hộ dân tộc thiểu số), gần 9.000 lượt hộ cận nghèo (hơn 2.000 hộ dân tộc thiểu số)… Việc cho vay được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, đúng đối tượng, đúng mục đích.

Ở quy mô toàn quốc, tính đến đầu năm 2023 dư nợ cho vay tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt hơn 101.000 tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội, với trên 2,1 triệu khách hàng còn dư nợ.

Dư nợ bình quân của một hộ dân tộc thiểu số đạt trên 49 triệu đồng trong khi dư nợ bình quân chung là 43,2 triệu đồng.

Đến ngày 30/6/2023, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 304.431 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2022; trong đó nguồn vốn vay thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phát triển Kinh tế-Xã hội Vùng Đồng bào Dân tộc Thiểu số và Miền núi theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP đạt hơn 1.500 tỷ đồng.

Tổng số tiền cho vay theo chính sách ưu đãi càng lớn thì càng có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có cơ hội ổn định sản xuất, nâng cao đời sống./.

(TTXVN/Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nghi-dinh-282022-tac-dong-tich-cuc-toi-vung-dan-toc-thieu-so-post888538.vnp

Cùng chủ đề

Áp thuế đồng loạt cho người mua nhà thứ hai có tác động tiêu cực đến thị trường?

Trước thực trạng nhức nhối của thị trường bất động sản "làm mưa, làm gió" thời gian qua, Bộ Xây dựng đã đề xuất đánh thuế chủ sở hữu nhiều bất động sản để ngăn đầu cơ và giao dịch ngắn hạn. Bên cạnh đó, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) kiến nghị, thắt chặt chính sách tín dụng, đề xuất thuế với người mua nhà thứ hai, mức thuế tăng...

Điểm sáng gạo Việt

Gạo Việt tiếp tục thu trái ngọt Việc Ấn Độ mở kho khiến giá gạo trên thị trường thế giới lao dốc. Trong khi đó, tại Việt Nam giá gạo thông dụng đã ổn định trở lại sau vài ngày giảm, còn giá gạo thơm đặc biệt là ST24 và ST25 tiếp tục tăng, hiện đạt mức cao kỷ lục đến 1.300 USD/tấn nhưng doanh nghiệp vẫn không đủ gạo để...

Giá gạo giảm đến cỡ nào khi Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại?

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng Chi gần 1 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu gạo để làm gì? Tuy nhiên, mới đây, Ấn Độ mới nới lỏng xuất khẩu và làm dấy lên lo ngại gạo Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn trong bối cảnh giá giảm mà nguồn cung trong nước thì thấp hơn....

Nhiều thương, bệnh binh được hỗ trợ tối thiểu 2 triệu đồng/tháng

Tại hội nghị, có gần 50 doanh nghiệp, mạnh thường quân đã ký kết, trong đó tham gia hỗ trợ thêm cho các thương binh, bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn, những gương thương binh, bệnh binh...

Làm giàu từ… xơ mướp

TPO - Những quả mướp già thường bị bỏ lại sau mỗi mùa vụ của bà con nông dân nay trở thành nguyên liệu xanh đắt giá. Xơ mướp được “hô biến” thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo. Anh Nguyễn Phú Tùng (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cùng 3 cộng sự thanh niên trẻ đã cùng nhau thành lập công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tiếp tục từ chối tranh luận lần hai với bà Harris

Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris do kênh Fox News dự kiến tổ chức vào ngày 24/10 hoặc 27/10.   Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris do kênh Fox News dự kiến tổ chức vào ngày 24/10 hoặc 27/10. Trên mạng xã hội Truth Social, ông...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Hà Nội được vinh danh là thủ đô của lương tri

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày diễn văn Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.   Vietnamplus.vn

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức triển lãm Tem quy mô quốc tế

  Tổng công ty Bưu điện Việt Nam lần đầu tiên đăng cai triển lãm có quy mô quốc tế trưng bày 71 bộ sưu tập với mục đích tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nhà sưu tập tem các nước.   Sáng 10/10 tại Hà Nội đã diễn ra Triển lãm Tem năm nước - VIỆT NAM 2024 dưới sự bảo trợ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Liên đoàn Tem chơi Thế...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

‘Anh tài' Đinh Tiến Đạt, ‘chị đẹp' Bảo Anh tham gia đêm nhạc cho sinh viên

Tổng đạo diễn Trần Hồng Hà cho biết chương trình được dàn dựng kỹ lưỡng nhằm mang tới bữa tiệc âm nhạc sôi động, hiện đại, kết nối thế hệ trẻ với tình yêu đất nước theo phong cách riêng và ấn tượng. “Các nghệ sỹ trẻ hiện nay rất năng động, sáng tạo, các ca khúc họ mang đến cho show không chỉ nói về quê hương, mà còn thể hiện...

Bài đọc nhiều

Thực hiện Luật Đất đai 2024, Đắk Lắk đang gỡ vướng tại hàng trăm ngàn ha đất nông lâm trường

Tại cuộc họp ngày 8/10, Ban chỉ đạo quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã thảo luận về những thách thức trong việc áp dụng Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn.Với 51 tổ chức nông, lâm...

“Quán quân” trồng hồng ở Hàn Quốc đã bán loại quả ngon này sang thị trường Việt Nam, giá thế nào?

Thầy giáo dạy toán trở thành "quán quân" trồng hồng ở Hàn Quốc Tỉnh Gyeongsangnamdo (Hàn Quốc) là nơi nổi tiếng khí hậu mát mẻ quanh năm, được ví là "thủ phủ" trái hồng Hàn Quốc với những vườn trồng hồng nhiều năm tuổi, thậm chí có...

Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng cho biết, việc giải quyết kiến nghị, đề xuất giữa các cơ quan quản lý nhà nước với thương nhân theo nguyên tắc chính quyền tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ quy định pháp luật cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, thương nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ ổn định giá cả thị trường, tuân thủ pháp luật trong việc đảm bảo chất...

Cấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ...

Huyện Phúc Thọ ra mắt mô hình “Chợ thanh toán không dùng tiền mặt”

Phát biểu tại Lễ phát động, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết, chủ đề Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Chuỗi các hoạt động kéo dài từ tháng 10/2024 đến tháng 1/2025, tập trung vào tuyên truyền, hướng...

Cùng chuyên mục

Giống lúa mới chất lượng cao-chìa khóa tốt mở cánh cửa ra chợ toàn cầu cho gạo Việt Nam

TS. Hoàng Xuân Trường – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cho biết như vậy tại tọa đàm "Phát triển sản phẩm chế biến từ lúa gạo nâng cao giá...

Hiến đất trị giá tiền tỷ xây nghĩa trang liệt sĩ, một nông dân Hải Dương được tôn vinh

Nghĩa cử cao đẹp của lão nông hiến hơn 1000 m2 đất để xây Nghĩa trang Liệt sĩPhóng viên Dân Việt đã tìm về thôn Thanh Tảo, xã Lê Lợi, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương tìm gặp ông Nguyễn Văn Tuyệt.Ông Nguyễn Văn Tuyệt là...

Giá cau cao nhất Việt Nam thương lái từng thu mua là bao nhiêu, vùng nào giá cau đang hot nhất?

Giá cau tăng cao chưa từng thấyKhoảng 1 tuần trở lại đây, tại các địa phương ở tỉnh Đắk L ắ k, thay cho hình ảnh các thương lái đi thu gom sầu riêng là hình ảnh đội ngũ thương lái đi thu mua cau tươi.Giá...

Đồng hành cùng nông dân khôi phục sản xuất

Thiệt hại lớn về nông nghiệp Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lũ, ngập lụt kéo dài, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội bị thiệt hại lớn về sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn, gây thiệt hại...

Sức gió của siêu bão Milton ở Mỹ khủng khiếp như thế nào?

Về sức gió của siêu bão Milton ở Mỹ, theo Trung tâm Bão quốc gia Mỹ, tại sân bay Albert Whitted ở St. Petersburg, tốc độ di chuyển của gió lên đến 64 dặm/giờ (tương đương 104 km/giờ), cũng có lúc ghi nhận 93 dặm/giờ (150...

Mới nhất

Bộ Tài chính thông tin về việc chuyển giao trụ sở cũ về địa phương quản lý

Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lýTừ năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính có 4 quyết định chuyển giao 5 trụ sở làm việc cũ của các đơn vị Trung ương cho tỉnh Bình Định để quản lý, xử lý. ...

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Có phải qua "độ tuổi vàng" việc điều trị bàn chân bẹt không còn hiệu quả? Với...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế. Theo đó, dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế được ban hành để sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước nhằm xếp...

Những công trình, tuyến đường làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Hà Nội

Hai dự án đường sắt đô thị, những công trình giao thông trong nội đô hay các tuyến cao tốc... được xây dựng trong thập kỷ qua đã làm cho bộ mặt Hà Nội thay đổi đáng kể, sánh ngang với thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đường Võ Nguyên Giáp kết nối Cảng hàng không...

Giống lúa mới chất lượng cao-chìa khóa tốt mở cánh cửa ra chợ toàn cầu cho gạo Việt Nam

TS. Hoàng Xuân Trường – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực...

Mới nhất