Powered by Techcity

Vĩnh biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ: 'Xin chia cùng cho bạn nhẹ chân đi'

Ở Huế, thời tôi học đại học, đang còn Bình Trị Thiên ấy, có hai nhà thơ nữ rất nổi tiếng, đều là người Quảng Bình, là chị Lê Thị Mây và Lâm Thị Mỹ Dạ.

Bọn sinh viên Văn chúng tôi tranh thủ mọi nơi mọi lúc có thể để được gặp các thần tượng, dù hồi ấy khái niệm thần tượng nó chưa như bây giờ.

Thần tượng của chúng tôi vẫn ăn mặc xuề xòa, đi làm, đi chợ, cũng tất tả long đong trong cái thời bao cấp ấy.

Hồi ấy chị nổi danh với “Khoảng trời hố bom”. Bất cứ ai đã yêu thơ, học văn học Việt Nam đều biết bài này. Nên cái việc được gặp tác giả bằng xương bằng thịt nó mới háo hức làm sao?

Một hôm, trước khi thi tuyển đầu vào đại học tại chức lớp văn, tôi đi qua phòng học của tôi nhưng sẽ là địa điểm thi, thấy có dán cái danh sách thí sinh, tôi đọc, và không tin vào mắt mình, có tên Lâm Thị Mỹ Dạ. Lớp tôi có mấy bạn được chọn đi làm giám thị hành lang hay bảo vệ gì đấy cho kỳ thi này, và tôi ghen với may mắn của họ.

Hôm sau cứ lởn vởn ở đấy xem thần tượng của mình đi thi, nhưng chị đi thi có buổi đầu rồi thôi.

Sau đấy biết chị bỏ thi ở đây để đi học đại học viết văn Nguyễn Du, khi ấy tuyển toàn các cây bút cự phách, đã thành danh rồi, đi học là cái cớ để nuôi dưỡng cảm xúc, và lấy bằng về phục vụ việc bố trí công tác.

img20230706164229-16886368100631068726607.jpg
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 – 2023). Ảnh chụp khoảng năm 1989-1990, lúc bà 40 tuổi. Ảnh: Gia đình cung cấp

Tôi chính thức được gặp chị, nói chuyện với chị và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, chồng chị, là lần về Huế, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo rủ: Tới nhà Tường – Dạ nhậu!

Cả cuộc nhậu hôm ấy chỉ anh Tường nói, anh Tạo chuyên chiếm diễn đàn ở tất cả mọi cuộc ngồi, nhưng trước anh Tường, cũng… ngồi im.

Thì tôi lại thấy chị Dạ ở một góc khác, góc… vợ.

Xăm xắn, nhẹ nhàng, tất bật, dù cuộc ấy chỉ có mấy người. Chị chạy lên chạy xuống, lúc thêm ớt, khi thêm nước mắm, hoặc mấy củ kiệu. Huế nghèo, bao cấp càng nghèo, văn sĩ lại càng rất nghèo. Ngồi với nhau mà có chai rượu Chuồn, rượu Hiếu với mấy củ kiệu muối là vui như tết. Huống gì hôm ấy có nồi cháo, tôi không nhớ là cháo gì, chị Dạ nâng niu múc cho mỗi người một tô nhỏ, riêng tô tôi chị múc đầy tú ụ: Hùng ăn đi, tận Tây Nguyên về, tội chưa tề, ăn đi, để ổng nói! Cuộc ấy ra về chị tặng tôi tập thơ “Chuông vú” của con gái chị, khi ấy là em bé Lim mới 5 tuổi, tên thật là Hoàng Dạ Thi.

img20230706164227-16886368100561037210132.jpg
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và chồng – nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, ảnh chụp năm 1973. Ảnh: Gia đình cung cấp

Mà đúng là, ở Huế, cuộc nào có anh Tường là cuộc ấy nghe anh Tường nói. Tới nhà anh gặp mệ, hỏi anh Tường đi mô rồi mệ, mệ nói: Ổng đi… noái rồi, tức là đi nhậu! Nhưng mà, ngồi nghe anh Tường nói nó sướng vô cùng, bởi rất nhiều hàm lượng tri thức. Có thể nói bụng anh Tường là một kho tri thức. Chắc chị Dạ cũng được tiếp thêm cả năng lượng và tri thức từ anh Tường.

Có lần ở nhà một anh bạn, tôi trực tiếp làm món tiết canh vịt. Một con vịt chéo cánh tôi làm 5 đĩa mỏng, anh Tường ngạc nhiên lắm: Ôông ni tài hè, răng đánh được nhiều rứa. Hôm ấy anh nói về tha hương, rằng trên thế giới có 2 tộc người rất lạ, là làm chi thì làm, ở đâu thì ở, nhưng hàng năm vẫn đều tìm cách về thăm quê, luôn luôn đau đáu với quê, là dân Palestin và dân… Huế!

Rồi anh Tường đột quỵ. Một tay chị Dạ chăm anh, tới giờ là 25 năm rồi. Không chỉ chăm sóc thông thường. Bởi chị còn chép cho anh. Không viết được, anh đọc cho chị chép. Nhiều tác phẩm của anh ra đời bằng tay của chị như thế.

Rồi chị bị bệnh Alzheimer.

Lại nhớ năm nào đấy, tôi ra Hà Nội dự cuộc họp cuối năm của Hội Nhà văn. Gặp chị Dạ, mừng quá xông lại chào rồi ôm chị. Nhưng lạ quá, chị cứ ngơ ngẩn thế. Lúc ấy tôi mới biết, mấy chị em văn nữ ở TP HCM thương chị, đưa chị đi họp ở Hà Nội để chị gặp lại bạn bè một thuở với tư cách thành viên ban nhà văn nữ. Để đi được, các chị phải phân công nhau rất cụ thể rồi cam đoan với con gái chị sẽ đưa chị đi tới nơi, về tới chốn.

Nhiều người gặp chị, buồn quá, có người khóc. Tôi cũng rất buồn, cố nói chuyện với chị, nhắc lại bao chuyện, nhưng chị hầu như không nhớ gì, có cảm giác, trong óc chị lúc ấy là mênh mông khoảng tối, như một em bé con.

images637927_IMG_8328.jpg
Một số tác phẩm của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Nếu chọn 5 nhà văn nữ Việt Nam được nhiều người yêu mến nhất, chắc chắn có chị. Mà chọn 2, tôi cũng chọn chị. Chị sống tốt tới… dễ sợ (tiếng Huế để chỉ những gì vượt quá bình thường). Giai thoại về chị rất nhiều, nhưng chuyện này đúng với chị nhất: Đi theo đoàn du lịch ra nước ngoài, nhất là Trung Quốc, vào các cửa hàng bán đồ, nghe nhân viên giới thiệu xong, mọi người quay ra, riêng chị nán lại để mua đồ cho họ. Dù rất nhiều người dặn chị là đừng có mua, nhưng chị bảo, người ta mất công giới thiệu mà không mua tội người ta. Khi về, hàng hóa của chị nhiều nhất dù chị không giàu, hai vợ chồng nhà thơ thì làm sao mà giàu, dù anh Tường cũng chịu khó viết báo. Thế là anh em trong đoàn phải chia nhau mang giúp. Nhưng điều này mới đáng nói: Đa phần những đồ mua về ấy là không xài được.

Anh Tường giờ cũng rất nặng rồi. May anh chị có con gái và con rể rất hiếu thảo. Họ chăm sóc anh chị rất kỹ. Hôm nay hầu hết các báo đều đưa tin chị mất. Và Facebook các nhà văn,nhà thơ cũng đều đưa. Thì đã bảo, chị tốt tới mức không ai có thể cầm lòng. Chị tốt tới ngây thơ, tới vụng dại, tốt với cả người… không tốt.

Thơ chị thì cứ neo vào chúng ta, vào người đọc những dịu dàng và chân thành, những đằm thắm và dịu ngọt, những chia sẻ và vị tha: “Đàn bà làm thơ trăm cái khổ/ Thẩm vào trong như cát chẳng thấy gì/ Thẩm vào hết/ Thấm vào cho oà vỡ/ Cảm xúc thơ/ Nức nở phận mây, tơ…/ Đàn bà làm thơ trăm cái khổ/ Thẩm vào trong như cát chẳng thấy gì/ Góc khuất nào người đời không thấu được/ Xin chia cùng cho bạn nhẹ chân đi…”.

Viết thế, nhưng gặp chị, luôn thấy sự dịu dàng tốt bụng, luôn thấy chị niềm nở, chân thành…

Giờ chị mang cả sự dịu dàng, niềm nở, tốt bụng và chân thành ấy ra đi. Mà câu thơ chị viết cho bạn thơ Nha Trang hồi nào lại như vận vào mình: “Xin chia cùng cho bạn nhẹ chân đi”…

Vĩnh biệt nhà thơ tài hoa Lâm Thị Mỹ Dạ. Mong chị nhẹ chân đi về phía có khoảng trời trong veo ấy.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Bà qua đời vào rạng sáng 6/7 tại nhà riêng ở TP.HCM sau thời gian bệnh Alzheimer.

Lễ viếng nhà thơ bắt đầu từ 15 giờ chiều 6/7; lễ tiễn biệt diễn ra lúc 7 giờ 30 ngày 9/7. Linh cữu quàn tại chung cư Samland (lầu 10, phòng 5), 178/6 Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhà thờ 153 tuổi màu hồng mê hoặc du khách khắp thế giới ở TP. Hồ Chí Minh

Mới đây, tờ Hindustan Times (Ấn Độ) liệt kê 8 điểm đến thỏa lòng những tín đồ yêu màu hồng, thích vi vu trên khắp thế giới. Trong danh sách, tờ báo tiếng Anh nổi tiếng của Ấn Độ đề cập đến Nhà thờ Tân Định (Quận 3, TP.HCM). 7 điểm đến còn lại là hồ Hillier (Úc), Jaipur (Ấn Độ), bãi biển Cát Hồng (Bahamas), công viên Hitachi (Nhật Bản), Laguna Salada de Torrevieja (Tây Ban Nha), lâu...

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời

Ngày 25/7, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho biết thông tin nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ra đi vào ngày 24/7, chỉ ít ngày sau khi vợ ông - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mất. Ông hưởng thọ 87 tuổi. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời vào ngày 24/7. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9/9/1937, tại thành phố...

Cùng tác giả

MAGGI đồng hành cùng hàng ngàn phụ nữ Việt trên hành trình từ đứng bếp đến đứng đầu

Dù là bất kỳ ai, với bất kỳ điểm xuất phát nào, tất cả những người phụ nữ Việt Nam bước ra từ Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp đều ngày càng tự tin, tự chủ, dám đứng đầu...

Thăm chợ Đồng Xuân ở Đức, du khách Việt bật cười trước phong cách bán hàng

Trong chuyến du lịch châu Âu dài 3 tháng vào mùa hè năm nay, anh Đặng Hoàng Bình và vợ – chị Vương Thu Huyền đã có chuyến trải nghiệm thú vị ở chợ Đồng Xuân tại Leipzig, Đức.  Ở châu Âu có nhiều khu chợ người Việt lớn như chợ Đồng Xuân ở Berlin, chợ Sapa ở Praha (Séc)… Chợ Đồng Xuân ở Leipzig có quy mô không kém những khu chợ kia là mấy, thậm chí còn đậm...

Nghệ An: Gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo người DTTS lần thứ XI

Về dự Hội nghị gặp mặt có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung, đại diện lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Đặc biệt, buổi gặp mặt có sự tham dự của 59 đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo chủ chốt cấp huyện đã nghỉ hưu. Tại Hội nghị, Phó...

Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn ‘cho mượn nhà để ở và ôn thi’ là ai?

Ngày 23/12, Lê Vĩnh Toàn ra mắt phim ca nhạc Miền nhớ, phát sóng trên VTV1. NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Lê Anh Dũng – hai người thầy của Lê Vĩnh Toàn đến chúc mừng học trò. Miền nhớ kể về một cậu bé sinh ra ở miền quê nghèo, từ nhỏ đã đam mê ca hát. Cậu bé có tuổi thơ ngọt ngào và bình yên, nhưng khi vừa lớn lên đã gặp biến cố gia đình. Mẹ cậu...

UBND tỉnh tổng kết công tác quốc phòng – an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 23/12, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng - an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Nguyễn Nam Đình - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh.  Các đồng chí chủ trì hội...

Cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An lần thứ XI

Tham dự đại hội, về phía Trung ương có Phó Giáo sư, Tiến sĩ , nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học -nghệ thuật Việt Nam; Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Phó Giáo sư...

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ – Một thiên sử vàng'

Âm vang một thời Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng mấy ngày qua, nhiều người dân thành phố Vinh vẫn dành thời gian đến với triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”. Ông Nguyễn Viết Lợi - Cựu chiến binh phường Quang Trung cho biết: “Thời tiết rất nóng bức nhưng tôi vẫn cố gắng đến xem triển lãm về chiến thắng Điện Biên Phủ. Là một người lính tham gia cuộc kháng chiến...

Công diễn vở kịch hát 'Lời Người lời của nước non'

Tham dự buổi công diễn có đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá & Thể thao; đại diện Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh. Đông đảo nhân dân trên địa bàn đã đến thưởng thức vở diễn. Vở diễn đã nhận giải thưởng của Ban chỉ đạo Trung ương và đạt giải Tác phẩm xuất sắc “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm...

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 6 bộ phim: “Điện Biên Phủ”, “Hồi ức Điện Biên”, “Chuyện những người lính già”, “Đồng hành cùng lịch sử”, “Chia lửa cùng Điện Biên”, “Điện Biên Phủ niềm hy vọng”. Đây là những bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến...

Nghệ An giành 1 giải Vàng, 2 giải Bạc tại Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) thu hút sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, với nhiều hình thức thể hiện, gồm: Ca, múa, nhạc. Các thành viên Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Nghệ An tại Lễ xuất...

Ra mắt cuốn sách ‘Nhà tầng hồi nớ…’ nhân dịp kỷ niệm 50 năm tái thiết thành phố Vinh

Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Thị Thu Hường - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo các hội hữu nghị, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, họa sĩ trong và ngoài nước, cùng đông đảo những người yêu mến thành phố Vinh. ...

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật bế mạc hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tham dự chương trình có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Văn Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao... cùng đại diện các sở, ban,...

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Sản phẩm được phát hành dưới dạng đĩa vật lý, USB cũng như digital version trên các nền tảng nhạc số. Đây là dự án mà nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết chuẩn bị và mất 4 năm mới hoàn thiện. Tham dự buổi họp báo ra mắt có NSND Thanh Hoa, Giám đốc Âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng, cùng đông đảo các phóng viên báo chí. Ca sỹ...

Đặc sắc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn năm nay được tổ chức với rất nhiều hoạt động như đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, điền kinh và kéo co, thu hút gần 300 vận động viên đến từ các làng của xã Nghĩa Lợi gồm: Lung Thượng, Lung Hạ, Tân Cay, Tân Thái, Ngọc Lam, Hưng Thịnh và Thái Thịnh. Thi môn đấu kéo co. Ảnh:...

Nghệ An phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Thị Hoài Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Thành; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành. Các đại biểu dự Lễ phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất