Powered by Techcity

Thảo luận tại hội trường: Giải pháp phát triển KT-XH, CCHC và các vấn đề dân sinh được quan tâm


Chiều 10/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tiến hành phiên thảo luận tại hội trường.

Các đồng chí: Thái Thanh Quý - Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên thảo luận.
Các đồng chí: Thái Thanh Quý – Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Nam Đình – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên thảo luận.

Dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; Võ Thị Minh Sinh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, các vị đại biểu HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường chiều 10/7
Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường chiều 10/7

Mở đầu phiên họp, thư ký kỳ họp đã báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận, góp ý trong phiên thảo luận tại tổ sáng nay. Theo đó, tổng hợp từ 4 Tổ trong sáng 10/7, đã có 44 lượt ý kiến phát biểu của các đại biểu HĐND tỉnh và đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan đến nội dung về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; các Báo cáo của Thường trực HĐND, UBND tỉnh, các ngành liên quan và các dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp. 

Tại hội trường, đại biểu tiếp tục quan tâm đến tốc độ phục hồi phát triển kinh tế – xã hội còn chậm; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn(GRDP) bình quân hằng năm, GRDP bình quân đầu người năm dự kiến không đạt mục tiêu đề ra của giai đoạn 2021 – 2025. 

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phạm Hồng Quang giải trình tại phiên thảo luận.

Giải trình, làm rõ vấn đề này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phạm Hồng Quang cho biết:  khu vực công nghiệp – xây dựng trong 6 tháng đầu năm phục hồi mạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng cao nhất, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp tăng 11,32%, tuy nhiên chưa đạt theo kịch bản là 13,8-14%. Nguyên nhân là do một số sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm.  Trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, tốc độ tăng trưởng đạt 4,13%, mặc dù không đạt kịch bản nhưng tiệm cận trong mục tiêu đề ra, giữ được mức tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, khu vực này chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu nền kinh tế, khó tạo ra được bứt phá để thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Khu vực dịch vụ tăng trưởng chỉ đạt 5,85%, trong khi mục tiêu là 9,5-10%. Đây là khu vực ảnh hưởng lớn nhất đến kịch bản tăng trưởng chung của tỉnh.  Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm: để đạt được mục tiêu tăng trưởng theo kịch bản của năm 2024 là từ 8,5-9,5%, trong quý III và quý IV phải đạt mức tăng trưởng khoảng 10%. Đây là mục tiêu rất cao và nhiều thách thức nhưng quan điểm của UBND tỉnh là không điều chỉnh mục tiêu.

Đại biểu Nguyễn Đức Hùng (Yên Thành) nêu ý kiến thảo luận.
Đại biểu Nguyễn Đức Hồng (Yên Thành) nêu ý kiến thảo luận.

Một nội dung cũng được đại biểu quan tâm trong phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường chiều nay đó là công tác cải cách hành chính của tỉnh. Đại biểu Nguyễn Đức Hồng tổ đại biểu huyện Yên Thành cho rằng, các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh vẫn trồi sụt, thiếu sự ổn định qua các năm.

Đại biểu Trần Ngọc Sơn (Tân Kỳ) nêu ý kiến thảo luận.
Đại biểu Trần Ngọc Sơn (Tân Kỳ) nêu ý kiến thảo luận.

Ông Trần Ngọc Sơn, Tổ đại biểu huyện Tân Kỳ minh chứng thêm: dự thảo Nghị quyết thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm có 5/6 hạn chế, khó khăn được xác định do chủ quan. Trong đó liên quan nhiều đến công tác CCHC, trong đó một số chỉ số giảm. Thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn chồng chéo, tỷ lệ hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến còn thấp. Vì vậy đại biểu cũng đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân tụt hạng một số chỉ số, có giải pháp căn cơ để đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp; cải thiện chỉ số PCI của tỉnh.

Các đại biểu dự phiên thảo luận.
Các đại biểu dự phiên thảo luận.

Phân tích làm rõ nguyên nhân những nội dung đại biểu nêu, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Viết Hưng cho biết giải pháp về công tác cải cách hành chính trong thời gian tới. Theo đó, là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính cấp tỉnh, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 4379, ngày 28/5/2024 về việc khắc phục tồn tại, hạn chế; triển khai nhiệm vụ, giải pháp cải thiện các chỉ số: PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI năm 2024 của tỉnh.

Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Viết Hưng giải trình ý kiến của đại biểu.
Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Viết Hưng giải trình ý kiến của đại biểu.

Cùng với đó, Sở Nội vụ đang tiếp tục tham mưu UBND tỉnh một số giải pháp căn cơ nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác CCHC. Trong đó, đề cao vai trò, trách nhiệm các ngành, các cấp và người đứng đầu trong cải thiện các chỉ số cải cách hành chính; huy động trí tuệ tập thể và quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Đồng thời tiếp tục nâng cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, gắn với xử lý nghiêm những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ; tiếp tục làm tốt công tác cán bộ, điều chuyển cán bộ dư luận không tốt, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, liêm chính, hiện đại, phục vụ nhân dân.

Liên quan đến công tác nợ đọng thuế còn cao; các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn còn chậm; các huyện miền núi đề nghị được hưởng nguồn thu từ thuỷ điện, khai thác khoáng sản, bán tín chỉ các bon; việc xử lý tài sản công dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021, ông Trịnh Thanh Hải – Giám đốc Sở Tài chính Nghệ An cũng đã báo cáo, làm rõ. Cụ thể, nguyên nhân nợ đọng thuế tăng cao trong 2 năm gần đây là do cách hạch toán, tổng hợp nợ đọng thuế được cộng thêm nợ từ bất động sản mà thời gian trước được tổng hợp riêng.

Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Thanh Hải giải trình ý kiến đại biểu tại phiên thảo luận.
Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Thanh Hải giải trình ý kiến đại biểu tại phiên thảo luận.

Trong gần 3.300 tỷ đồng nợ thuế có hơn 1.000 tỷ đồng nợ tiền sử dụng đất; hơn 1.100 tỷ đồng là tiền chậm nộp và hơn 650 tỷ đồng nợ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Để giải quyết tình trạng này, cần tiếp tục triển khai các giải pháp truy thu nợ đọng thuế.

Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Kỳ Sơn) nêu ý kiến thảo luận.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Kỳ Sơn) nêu ý kiến thảo luận.

Các đại biểu cũng đề nghị UBND tỉnh và các sở ngành cần có các giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho phát triển kinh tế tập thể, nhất là hiện các HTX tiếp cận nguồn vốn vay rất khó khăn; Tổ chức quy hoạch vùng để bố trí nhà máy xử lý rác thải, nhà máy nước sạch và có chính sách ưu tiên, ưu đãi cho loại hình đầu tư này; Giá hỗ trợ đất nông nghiệp khi thực hiện giải phóng mặt bằng nhiều năm vẫn chưa thay đổi..

Giám đốc Sở NN&PTNT Phùng Thành Vinh giải trình ý kiến đại biểu tại phiên thảo luận.
Giám đốc Sở NN&PTNT Phùng Thành Vinh giải trình ý kiến đại biểu tại phiên thảo luận.

Ngoài ra, một số vấn đề được đại biểu quan tâm thảo luận tại tổ và tại hội trường chiều nay như công tác nâng cấp, quản lý chợ Vinh, chợ Quán Lau trên địa bàn TP Vinh; Thực trạng, giải pháp để đáp ứng, nâng cao nhân lực ngành y tế; Giải pháp để thu hút lao động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã được Giám đốc các Sở Công Thương, Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo, làm rõ.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đoàn Hồng  Vũ  giải trình ý kiến, kiến nghị của đại biểu.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đoàn Hồng Vũ giải trình ý kiến, kiến nghị của đại biểu.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thị Hồng Hoa giải trình ý kiến, kiến nghị của đại biểu.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thị Hồng Hoa giải trình ý kiến, kiến nghị của đại biểu.

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận tại hội trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh đánh giá trong số các ý kiến phát biểu các vị đại biểu HĐND tỉnh, có rất nhiều ý kiến trách nhiệm, thẳng thắn, sâu sắc, toàn diện, sát thực tiễn, trên tinh thần xây dựng, vì sự phát triển chung của tỉnh. Các ý kiến ngoài ghi nhận kết quả đạt được, đã chỉ ra những vấn đề tồn tại, hạn chế, đặc biệt là những vấn đề thời sự, thực tiễn đang đặt ra, được cử tri và nhân dân hết sức quan tâm. Đồng thời, gợi mở, đề xuất nhiều giải pháp để giúp UBND tỉnh và các sở, ban, ngành xem xét, khắc phục trong thời gian tới. Các ý kiến phản ánh, kiến nghị và băn khoăn của các đại biểu nêu ra tại phiên thảo luận tại hội trường và tổng hợp ý kiến tại thảo luận tổ đã được các thành viên UBND tỉnh trực tiếp trả lời, giải đáp.

Đồng chí Lê Hồng Vinh - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận.
Đồng chí Lê Hồng Vinh – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận.

Thay mặt UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp, thảo luận của các đại  biểu. Đồng thời nhấn mạnh đến các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội trong 6 tháng cuối năm:

Trong đó, trọng tâm là tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành nỗ lực, cố gắng triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, nhất là rà soát, tiếp tục chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 61 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; bám sát chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh, nỗ lực, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2024.

Các đại biểu dự phiên thảo luận.
Các đại biểu dự phiên thảo luận.

Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Tập trung hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để triển khai thực hiện.

Tích cực phối hợp các cơ quan Trung ương trình cấp có thẩm quyền thông qua các Đề án: Đề án mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh; Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025; Đề án điều chỉnh mở rộng Khu kinh tế Đông Nam..

Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao kịp thời cho các đơn vị thi công, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn. Thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các đại biểu dự phiên thảo luận.
Các đại biểu dự phiên thảo luận.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, chuyển đổi số; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.Thường xuyên nắm bắt thông tin (thông qua dư luận xã hội, phản ánh của nhân dân, doanh nghiệp, cán bộ) và kiến nghị từ cơ sở để chủ động có phương án, biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Quan tâm giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát…

Thay mặt chủ tọa kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình cảm ơn các vị đại biểu đã chủ động tham gia và có những ý kiến sâu sát, phù hợp với thực tiễn và phản ánh đúng ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân toàn tỉnh đến với kỳ họp. 

Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu kết luận phiên thảo luận.
Đồng chí Nguyễn Nam Đình – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu kết luận phiên thảo luận.

Đa số các đại biểu đều đồng ý với các báo cáo, dự thảo Nghị quyết Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh trình kỳ họp. Trong đó, thống nhất cao với kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết quả phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2024. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đồng tình, nhất trí với đánh giá về một số tồn tại, hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2024 và 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng cuối năm 2024.

Các đại biểu dự phiên thảo luận.
Các đại biểu dự phiên thảo luận.

Về hoạt động của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các đại biểu thảo luận đều thống nhất đánh giá cao kết quả, sự đổi mới về nội dung, phương pháp hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh. Ghi nhận và đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm cụ thể, kịp thời của UBND tỉnh. Đại biểu cũng đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, quan tâm giám sát việc chỉ đạo, điều hành trong thực tế ở cơ sở, phân cấp ủy quyền nhiều hơn, quan tâm giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết đã được ban hành; đôn đốc các cấp, các ngành tăng cường hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa HĐND các cấp và UBND các cấp. Đề nghị UBND tỉnh đề nghị tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong việc giải quyết dứt điểm các kiến nghị chính đáng của cử tri. 

Các đại biểu dự phiên thảo luận.
Các đại biểu dự phiên thảo luận.

Đối với các dự thảo nghị quyết, báo cáo trình kỳ họp, các đại biểu thống nhất với 26 dự thảo Nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh trình kỳ họp. Riêng đối với dự thảo Nghị quyết quy định mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các đại biểu đề nghị cân nhắc, căn cứ quy định mức tối đa của Bộ Tài chính để quy định các mức hỗ trợ bằng nhau ở các cấp tỉnh, huyện, xã. 

Sau phiên họp này, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo nghị quyết, cơ quan thẩm tra thống nhất, nghiên cứu ý kiến của đại biểu chỉnh sửa hoàn thiện các dự thảo nghị quyết, thời gian hoàn thiện trong sáng ngày mai để phục vụ cho việc biểu quyết và thông qua tại phiên họp sáng mai (11/7).

Sáng mai (11/7), kỳ họp sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn lãnh đạo 2 Sở Nội vụ và Công thương. Đài PTTH Nghệ An sẽ tiếp tục tường thuật trực tiếp trên 2 sóng phát thanh và truyền hình, website truyenhinhnghean.vn, trên App NTVgo và trên các hạ tầng số.

 

Nhóm PV




Nguồn: https://www.truyenhinhnghean.vn/thoi-su-chinh-tri/202407/thao-luan-tai-hoi-truong-giai-phap-phat-trien-kt-xh-cchc-va-cac-van-de-dan-sinh-duoc-quan-tam-a9f5c9c/

Cùng chủ đề

Cần giải pháp giải quyết các hạn chế, khó khăn về phát triển kinh tế – xã hội

Nằm trong chương trình kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, sáng nay các đại biểu tại tổ 3 (Gồm đại biểu HĐND tỉnh được bầu tại các địa phương: Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Yên Thành và thị xã Thái Hòa) đã tiến hành thảo luận tại tổ.  Dự phiên thảo luận tại Tổ 3 có các đồng chí: Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ...

Bảng xếp hạng và cách đánh giá, xác định chỉ số CCHC các sở, ban, ngành cấp tỉnh Nghệ An năm 2023

Tỉnh Nghệ An vừa công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã. Cụ thể các thứ tự xếp hạng như sau: Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp sở ngành được quy định tại Quyết định số 3323/QĐ-UBND ngày 16/10/2023 của UBND tỉnh ban...

Nhiều điểm du lịch tại Nghệ An đang phải đào tạo lại hướng dẫn viên

Thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề Mô hình du lịch cộng đồng ở làng Lung, xã Nghĩa Lợi (Nghĩa Đàn) vừa được Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) thử nghiệm đã mang đến niềm hy vọng cho bà con dân tộc Thổ nơi đây. Tuy nhiên, như người xưa nói “Vạn sự khởi đầu nan”, mô hình du lịch ở làng Lung bước...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn

Sáng 19/9, Huyện ủy Nghĩa Đàn tổ chức Lễ công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về việc chuẩn y đồng chí Lê Thái Hùng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tới dự có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy. Toàn cảnh buổi lễ. Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu đã trao Quyết...

Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An chủ động ứng phó với bão số 4 (bão Soulik)

Theo đó, đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo và dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nắm chắc diễn biến, hướng đi của bão; xây dựng kế hoạch, kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó bão lũ lụt, tìm kiếm cứu nạn; duy trì quân số, phương tiện ứng trực theo quy định; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Các cơ quan,...

Quân khu 4 kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 4 tại Nghệ An

Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó bão số 4, sáng 19/9, Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 dẫn đầu đoàn công tác của Quân khu tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An, Ban CHQS huyện Nghi Lộc. Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 kiểm tra hệ thống thông tin liên...

Nhiều lao động được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 lên đến 11 ngày

Nghỉ 11 ngày hưởng nguyên lương Trong khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với cán bộ, công chức, viên chức thì nhiều doanh nghiệp đã công bố lịch nghỉ lễ, Tết trong năm 2025. Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam cho biết, ban lãnh đạo công ty đã lên phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Theo đó, người lao...

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn

Sáng 19/9, Huyện ủy Nghĩa Đàn tổ chức Lễ công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về việc chuẩn y đồng chí Lê Thái Hùng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tới dự có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy. Toàn cảnh buổi lễ. Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu đã trao Quyết...

Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An chủ động ứng phó với bão số 4 (bão Soulik)

Theo đó, đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo và dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nắm chắc diễn biến, hướng đi của bão; xây dựng kế hoạch, kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó bão lũ lụt, tìm kiếm cứu nạn; duy trì quân số, phương tiện ứng trực theo quy định; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Các cơ quan,...

Quân khu 4 kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 4 tại Nghệ An

Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó bão số 4, sáng 19/9, Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 dẫn đầu đoàn công tác của Quân khu tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An, Ban CHQS huyện Nghi Lộc. Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 kiểm tra hệ thống thông tin liên...

Nhiều lao động được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 lên đến 11 ngày

Nghỉ 11 ngày hưởng nguyên lương Trong khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với cán bộ, công chức, viên chức thì nhiều doanh nghiệp đã công bố lịch nghỉ lễ, Tết trong năm 2025. Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam cho biết, ban lãnh đạo công ty đã lên phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Theo đó, người lao...

Nghệ An tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 4, ngay trong chiều 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương ven biển từ Ninh Bình trở vào đến Bình Định. Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Toàn cảnh cuộc họp tại điểm...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ kiểm tra, chỉ đạo ứng phó hoàn lưu bão số 4 tại Quỳ Châu

Trước diễn biến của bão số 4 và dự báo hoàn lưu bão gây mưa lớn trên địa bàn Nghệ An, sáng nay (19/9), Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Đệ đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai tại huyện Quỳ Châu. Tại xã Châu Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ đã kiểm tra điểm sạt lở ta ly dương tại km 103 + 500 QL48A. Vị trí này mặc dù...

Doanh nghiệp bất động sản tái gia nhập thị trường

Nhiều doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động là một tín hiệu cho thấy thị trường đang dần khởi sắc trở lại. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/8, cả nước có 8/17 ngành ghi nhận số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó bao gồm ngành bất động sản với mức tăng 2,24%. Không chỉ vậy, trong 8 tháng vừa qua, thị trường địa ốc...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

 Vị trí và hướng đi của bão số 4. Ảnh: TT KTTV Bão số 4 gây mưa to tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ  Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng...

Ẩn họa từ những cây cầu treo xuống cấp ở Nghệ An

Nơm nớp qua cầu treo 40 năm tuổi Sau gần 40 năm sử dụng, cầu treo sông Giăng nối hai xã Phong Thịnh và Thanh Liên (huyện Thanh Chương, Nghệ An) hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Cây cầu được thiết kế chịu xe tải trọng 10 tấn, nhưng nay chỉ cho phép xe tải trọng dưới 5 tấn lưu thông. Đây là cây cầu dân sinh quan trọng phục vụ đi lại cho bà con nhân dân 10 xã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất