Powered by Techcity

Quyết tâm đưa Nghĩa Đàn về đích huyện nông thôn mới

PHẤN ĐẤU 100% XÃ “VỀ ĐÍCH” TRONG NĂM 2023

Nghĩa Thọ là xã miền núi của huyện Nghĩa Đàn, với 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Có sự hỗ trợ của các cấp, ngành và sự chung sức của người dân, công cuộc xây dựng nông thôn mới ở xã Nghĩa Thọ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Diện mạo nông thôn Nghĩa Thọ đã khởi sắc rõ. Nhà dân được xây dựng khang trang; các tuyến đường nắng bụi, mưa lầy trước đây được thay bằng những con đường nhựa, bê tông đến cửa các gia đình; các nhà văn hóa xóm đều được xây mới, gắn với đầu tư đầy đủ các thiết chế đồng bộ; hệ thống kênh mương bê tông vươn khắp những cánh đồng…

Cùng đó, bà con tích cực phát triển sản xuất tập trung theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa. Ngày càng có nhiều mô hình nông nghiệp cho thu nhập cao, thu nhập bình quân đạt trên 43 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,38%. Đến nay, xã Nghĩa Thọ đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong tháng 10/2023, Hội đồng Thẩm định xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã khảo sát, thẩm định xã hoàn thành các chỉ tiêu.

bna_Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham quan mô hình nuôi dê mang lại thu nhập cao cho nông dân ở xã Nghĩa Thọ, Nghĩa Đàn.JPG
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham quan mô hình nuôi dê mang lại thu nhập cao cho nông dân ở xã Nghĩa Thọ (Nghĩa Đàn). Ảnh tư liệu: Thanh Lê

Chia sẻ về thành quả đạt được trong phong trào xây dựng nông thôn mới, ông Trương Công Cánh – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thọ cho biết: “Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cùng nhân dân xã Nghĩa Thọ đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Để đạt được kết quả trong điều kiện còn nhiều khó khăn, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Khi tư tưởng người dân đã thông, đều tích cực góp công, góp của xây dựng các công trình dân sinh”.

Điều đáng ghi nhận trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Nghĩa Thọ, nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất mở đường, đóng góp nhiều hơn mức quy định để làm nên những công trình quan trọng”.

Ông Trương Công Cánh – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thọ

Xã Nghĩa Lạc là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, có 97,8% đồng bào dân tộc Thái – Thổ sinh sống, có 2/5 xóm đang thụ hưởng thôn, bản đặc biệt khó khăn. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trước đây, hệ thống giao thông của xã Nghĩa Lạc chỉ có tuyến Quốc lộ 48 nối liền trung tâm xã với huyện, còn lại chủ yếu là các tuyến đường đất rất nhỏ hẹp; ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đi lại, mua bán, vận chuyển hàng hóa của người dân địa phương. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế, nên không tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội xứng với tiềm năng sẵn có.

bna_nghialac3552412_2792019.jpg
Một góc xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Đàn. Ảnh tư liệu: Đức Anh

Ông Lê Trọng Cán – Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Lạc cho biết: Từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, địa phương đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, hàng năm có kế hoạch để thực hiện các tiêu chí và phân nhóm các tiêu chí theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trong tuyên truyền, vận động, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cùng vào cuộc, với nhiều hình thức đa dạng, gần gũi với người dân nên nhận được sự đồng tình rất lớn. Qua đó, người dân tích cực hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày công xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. Đồng thời, mạnh dạn ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định.

Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên có một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến nay chưa đạt yêu cầu như: cơ sở vật chất văn hóa, xây dựng nhà ở dân cư, giảm nghèo đa chiều. Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, xã Nghĩa Lạc phấn đấu đến cuối năm 2023 hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích nông thôn mới.

bna_Bà con nhân dân các địa phương ở Nghĩa Đàn tham gia xây dựng đoạn đường “sáng - xanh - sạch - đẹp”. Ảnh Minh Thái.jpg
Bà con nhân dân các địa phương ở huyện Nghĩa Đàn tham gia xây dựng đoạn đường “sáng – xanh – sạch – đẹp”. Ảnh: Minh Thái

Như vậy, nếu cuối năm nay, xã Nghĩa Lạc về đích nông thôn mới sẽ góp phần đưa 100% xã ở huyện Nghĩa Đàn hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm 2023. Nhiều xã cũng tích cực xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Từ khi xây dựng nông thôn mới đến nay (2011-2023), các địa phương ở huyện Nghĩa Đàn đã huy động tổng cộng 13.555 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp (tiền mặt, hiến đất, hàng rào, cây cối…) đạt trên 189 tỷ đồng.

TÍCH CỰC XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI

Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả, huyện Nghĩa Đàn đã xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình cụ thể với những nhiệm vụ phù hợp cho từng địa phương, trong từng giai đoạn, đồng thời, tập trung huy động tốt các nguồn lực hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Trong đó, huyện luôn xác định lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là động lực, là nền tảng căn bản của chương trình xây dựng nông thôn mới.

bna_Bí thư Huyện ủy Nghĩa Đàn Phạm Chí Kiêm thăm mô hình Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện. Ảnh Minh Thái.jpg
Bí thư Huyện ủy Nghĩa Đàn Phạm Chí Kiên thăm mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện. Ảnh: Minh Thái

Cùng với đốc thúc tất cả các xã về đích năm 2023, huyện Nghĩa Đàn chỉ đạo các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới tiếp tục nâng cao các tiêu chí, đáp ứng việc hướng tới xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, bên cạnh xã Nghĩa Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (năm 2022), huyện Nghĩa Đàn đang tập trung chỉ đạo xây dựng xã Nghĩa Hiếu và xã Nghĩa Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đồng thời, huyện tích cực rà soát, xây dựng hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới vào năm 2025.

Trong những năm qua, huyện Nghĩa Đàn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các xã phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, triển khai đồng bộ chính sách hỗ trợ, kích cầu xây dựng các thiết chế văn hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, huyện Nghĩa Đàn đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân và huy động được sự tham gia của mọi thành phần, mọi lực lượng trong xã hội. Năm 2023, tiếp tục thực hiện chủ trương “chung tay của các cơ quan, đơn vị cấp huyện hỗ trợ các xóm, xã xây dựng nông thôn mới” của Huyện ủy, cán bộ các cơ quan, đơn vị cấp huyện đã góp hơn 150 triệu đồng (tiền mặt và hiện vật) hỗ trợ các xóm xây dựng nông thôn mới.

BNA_Nhiều hộ dân ở Nghĩa Đàn quy hoạch lại các diện tích đất để phát huy hiệu quả-NS.JPG
Nhiều hộ dân ở Nghĩa Đàn quy hoạch lại các diện tích đất để phát huy hiệu quả. Ảnh: N.S

Qua trao đổi, ông Trần Mạnh Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn cho biết: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt đó chính là xây dựng huyện Nghĩa Đàn trở thành trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An và là huyện nông thôn mới vào năm 2025. Trên cơ sở đó, huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, tích cực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Cùng đó, triển khai nhiều đề án, mở nhiều hội nghị nâng cao sản xuất, điển hình như các đề án: “Phát triển cây ăn quả có lợi thế của huyện Nghĩa Đàn gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; “Phát triển, nâng cao chất lượng HTX nông nghiệp gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP),… Điều đó góp phần đưa các địa phương phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo vệ sinh môi trường, củng cố an ninh, trật tự, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh…

Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân, huyện Nghĩa Đàn đang từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới theo đúng lộ trình đề ra.

bna_Một góc xã Nghĩa Mỹ- huyện Nghĩa Đàn- Ảnh Minh Thái.jpg
Một góc xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn. Ảnh: Minh Thái

Nguồn

Cùng chủ đề

Tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù không có đơn vị hành chính cấp xã

Xã Ngọc Lâm - Thanh Chương (Nghệ An) nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu BNA Theo đó, huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã phải đạt các tiêu chuẩn sau: window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_AdsArticleMiddle != 'undefined'){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle, 'adsWeb_AdsArticleMiddle');}else{document.getElementById('adsWeb_AdsArticleMiddle').style.display = "none";} }); 1- Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với...

Đô Lương hướng đích thị xã trước năm 2030

Một góc thị trấn Đô Lương. Ảnh: Quang Dũng Được công nhận huyện nông thôn mới, Đô Lương cùng chung nhận thức: Đó là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ, ngành và sự đoàn kết, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là của người dân. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới (NTM)...

Công nhận huyện Đô Lương đạt chuẩn nông thôn mới

Một góc thị trấn Đô Lương. Ảnh tư liệu: Quang Dũng Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Nghệ An có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Đô Lương tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn...

Phấn đấu 100% xã ở Nghĩa Đàn hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm 2023

Từ sự tận tụy, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp và sự chung tay của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghĩa Đàn đạt được nhiều kết quả tích cực. Ảnh: Minh Thái Đạt được kết quả nêu trên, huyện Nghĩa Đàn đã huy động cả hệ thống chính trị tích cực tham gia với người dân xây dựng nông thôn...

Cùng tác giả

Hương sắc biên cương – Vietnam.vn

“Lộc rừng” về phố Cữ 15 tháng Chạp, khi những cơn mưa phùn nặng hạt mang theo cái lạnh như cứa vào da, cũng là lúc bà con vùng cao rủ nhau đi hái lộc rừng. Ấy là lá dong, là cuộn giang… dùng để gói bánh; được thu hái tự nhiên từ rừng; để người người, nhà nhà thêm chút hương sắc ngày tết. Dẫu mỗi năm chỉ hái một lần, nhưng cũng đang mang lại nguồn thu nhập đáng...

Tin tức doanh nghiệp-Zalo nhận bằng khen của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An

Ngày 4/12/2024, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã trao tặng bằng khen cho Zalo vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp, triển khai ứng dụng Zalo vào hoạt động chuyển đối số. Bên cạnh đó, Zalo cũng nhận được thư cảm ơn từ nhiều cơ quan ban ngành, tỉnh thành trên cả nước trong đợt này.  Cụ thể, trong năm 2024, Zalo đã hỗ trợ Ủy ban MTTQ...

“Hái” tiền dịp Tết với nghề chẻ cau vót đũa

(Dân trí) – Người dân một vùng quê ở Hà Tĩnh sống với nghề vót đũa từ thân cau rừng đã hàng chục năm. Tết cũng là mùa vui của người làm nghề vì những đơn hàng liên tiếp “nổ”. Làng “đũa cau” nằm dọc đường tàu chạy qua xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), hầu hết các hộ dân đều có nghề vót đũa. Đây là nghề truyền thống đã có tại địa phương từ hàng chục...

Tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản Nghệ An

Tại Quyết định số 1551/QĐ-UBND ngày 6/6/2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030. Triển khai thực hiện, Sở đã nghiên cứu xây dựng một số sản phẩm chủ lực mang thương hiệu hiệu quốc gia của Nghệ An. Đồng thời, phát hiện, giúp đỡ các doanh nghiệp bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích,...

Manulife đã mang đến hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân

Manulife đã mang đến hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân. Chương trình đã giúp nhiều người kịp thời phát hiện dương tính với vi khuẩn HP, rối loạn mỡ máu… Qua chương trình khám bệnh miễn phí của Manulife, nhiều người được phát hiện dương tính với vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Ảnh: MANULIFE Hơn 12.000 suất khám bệnh qua 6 tỉnh thành Manulife cho hay chuỗi ngày hội...

Cùng chuyên mục

Độc lạ kết hơn 15.000 chiếc bẫy thú thành cặp voi rừng ở Nghệ An

Cặp voi mẹ con được kết từ bẫy thú rừng tại khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Văn Trường Tại một góc khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát, từ xa chúng ta đã bắt gặp hình ảnh cặp voi mẹ, voi con đang thong dong “dạo bộ”. Đến gần mới thấy 2 chú voi này được kết từ những chiếc bẫy thú rừng rất...

Bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ dân ở Kỳ Sơn vẫn xây dựng nhà mới ven bờ sông, suối

Những ngôi nhà cao tầng mới xây nằm chênh vênh bên mép sông Nậm Mộ ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Văn Trường Thời điểm này, về địa bàn xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn thấy có khá nhiều những ngôi nhà kiên cố bê tông cốt thép được người dân xây dựng bám cheo leo bên vách sông Nậm Mộ và khe Suối...

Một số điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024

Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 Chương, 260 Điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 Điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 Điều. Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản...

BIDV Nghệ An góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Phát huy các giá trị truyền thống của 67 năm xây dựng và phát triển (27/5/1957 – 27/5/2024), BIDV Nghệ An trở thành một trong những tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tài chính tiền tệ. Một trong những điểm nhấn của BIDV Nghệ An là hoạt động thu hút đầu tư....

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng; Giá cao su thế giới neo ở mức cao

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng Hôm nay, vàng SJC giảm về ở mốc 89,5 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo có thể giảm trong tuần giao dịch mới. Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 27/5, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 87,50 triệu đồng/lượng mua vào và 89,30 triệu đồng/lượng bán ra. ...

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 27/5: Ngày nắng nóng gay gắt, có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày và đêm 27/5 trên địa bàn tỉnh Nghệ An * Khu vực đồng bằng ven biển Mây thay đổi đến nhiều mây. Ngày trời nắng, có nơi nắng nóng, chiều và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – cấp 3. - Nhiệt độ : 26 – 33oC. - Độ ẩm : 80 – 90% * Khu vực trung du và vùng núi Mây thay đổi...

Thủ tướng chỉ đạo điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp

Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 244/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm túc, tích cực hơn nữa Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về...

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu

Tranh thủ thời tiết thuận lợi Huyện Diễn Châu là một trong những địa phương có tiến độ thu hoạch lúa xuân nhanh và sớm nhất tỉnh. Từ 20/5, trên đồng ruộng chỉ còn cảnh nông dân tập trung làm đất, gieo cấy lúa hè thu. Là xã vùng trũng thấp của huyện, năm nào sản xuất lúa hè thu ở xã Diễn Thái (Diễn Châu) cũng được đẩy nhanh theo tiến độ, thu hoạch lúa xuân...

Giám sát người mang lửa vào núi Quyết, ngăn chặn cháy rừng

Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, nguy cơ cháy rừng do một số du khách mang theo lửa là rất cao. Ảnh: Văn Trường Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, diện tích tại khu vực núi Quyết...

Bí quyết rèn dao, nông cụ… sắc lẹm của người Mông Nghệ An

Giữ nghề truyền thống Một ngày trung tuần tháng Năm, cùng với cán bộ địa phương, chúng tôi đến bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống để xem nghề rèn truyền thống của bà con được lưu giữ từ bao đời nay. Ngay từ đầu bản đã nghe tiếng búa chan chát xa, gần vẳng lại. Clip: Xuân Hoàng - Quang An...

Tin nổi bật

Tin mới nhất