Powered by Techcity

Quỳ Hợp phấn đấu có tour du lịch vào năm 2024

Thu hút đầu tư, phát triển du lịch

Huyện Quỳ Hợp hiện có 3 dân tộc Kinh, Thái, Thổ sinh sống, mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa riêng, thể hiện qua trang phục, kiến trúc nhà ở, phong tục, tập quán, ngôn ngữ. Trong đó, đồng bào dân tộc Thái, Thổ chiếm hơn 53% dân số của huyện. Bởi vậy, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trong huyện thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa Thái với các làn điệu xuối, lăm, nhuôn…; văn hóa dân tộc Thổ với những điệu hát tập tính tập tang, đu đu điềng điềng…

Ngoài ra, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện còn lưu giữ các trò chơi dân gian độc đáo, văn hoá ẩm thực đa dạng, phong phú. Quỳ Hợp còn có Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, với nhiều loại động, thực vật quý hiếm đang được Nhà nước và các tổ chức quốc tế quan tâm và bảo tồn; có hệ thống hang động khá đa dạng và độc đáo, gắn với nhiều di tích, danh thắng như hang Poòng, hang Hổ, hang Bản Vực, thác Tiên, thác Bản Bìa, thác Bản Tạt, Bãi Tập, đền Dinh, đền Mó, chùa La, đền Le, đền Choọng, đền thờ Tạo Nọi…

Ảnh 1 Quỳ Hợp.jpg
Biểu diễn nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Thái (Quỳ Hợp). Ảnh: TH

Với những tiềm năng và lợi thế hấp dẫn đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quỳ Hợp khóa XXI ban hành Nghị quyết số 15-NQ/HU, ngày 25/10/2021 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Để cụ thể hóa Nghị quyết số 15, UBND huyện Quỳ Hợp ra Quyết định số 2068/QĐ – UBND ngày 27/10/2021 ban hành Đề án thu hút đầu tư, khai thác du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030; cùng với đó là nhiều kế hoạch được ban hành nhằm thúc đẩy ngành Du lịch trên địa bàn huyện phát triển một cách bền vững…

Ảnh 2 Quỳ Hợp.jpg
Du khách thích thú khi thưởng thức rượu cần tại bản du lịch Choọng Bùng, xã Châu Lý (Quỳ Hợp). Ảnh: TH

Với sự quan tâm chỉ đạo của Sở Du lịch, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, các cấp, ngành và cùng với sự nỗ lực phấn đấu của ngành Văn hóa và Thông tin huyện, nên trong 2 năm qua (2021 và 2022), tình hình phát triển du lịch của huyện Quỳ Hợp có chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương quan tâm và ban hành đề án, kế hoạch, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng tại cơ sở đã góp phần tạo động lực, làm đòn bẩy cho đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện

Bà Trương Thị Giang – Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Quỳ Hợp

Một trong những chương trình góp phần làm thay đổi diện mạo du lịch trên địa bàn huyện Quỳ Hợp là thu hút đầu tư, phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số. Trong năm 2023, huyện Quỳ Hợp đã triển khai xây dựng, tôn tạo Công viên hồ Thung Mây trị giá 10 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2020-2025 của địa phương; thu hút nguồn vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh xây dựng 2 tuyến đường nối Quốc lộ 48C từ bản Choọng Bùng (xã Châu Lý) với huyện Tân Kỳ trị giá 70 tỷ đồng, tuyến giao thông nối Quốc lộ 48C từ bản Choọng Bùng, xã Châu Lý đi qua thác Bản Bìa – Thung Manh với huyện Con Cuông trị giá 30 tỷ đồng; xây dựng Nhà Văn hóa Choọng Bùng, hệ thống đường dạo bộ bản Choọng Bùng trị giá trên 3 tỷ đồng…

Điểm đến du lịch hấp dẫn phía Tây Bắc

Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết, UBND huyện Quỳ Hợp đã ban hành nhiều văn bản để bảo tồn các di tích lịch sử, danh thắng và bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện như đề nghị xếp hạng Di tích đền Mó (xã Nghĩa Xuân), đền thờ Tạo Nọi, Mường Ham (xã Châu Cường).

Ảnh 3 Quỳ Hợp.jpg
Sở Du lịch Nghệ An về bản Choọng Bùng, xã Châu Lý hướng dẫn cách làm du lịch cộng đồng. Ảnh: TH

Hiện nay, Ban Quản lý di tích tỉnh đang hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục xếp hạng đền thờ Tạo Nọi, tổ chức hội thảo về phục dựng đền Dinh (xã Tam Hợp) và đền Le (xã Châu Quang). Đồng thời, xây dựng thêm một mô hình câu lạc bộ văn hóa dân gian dân tộc Thổ cấp tỉnh; 1 mô hình văn hóa dân gian dân tộc Thổ xóm Đột Mả và xóm Mó, xã Nghĩa Xuân cấp huyện; 3 mô hình văn hóa dân gian dân tộc Thái và dân tộc Thổ tại xã Châu Cường, xã Nghĩa Xuân và xã Minh Hợp. Tích cực khảo sát các danh thắng trên địa bàn huyện như hang Bản Vực, thác Bản Bìa (xã Châu Lý), thác Tiên (xã Châu Thành), mó nước (xã Nghĩa Xuân, xã Văn Lợi), đập Bản Mồng (xã Yên Hợp)…

Duy trì hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa dân gian tại các xã, thị trấn. Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được hoàn thiện, xã hội hóa đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm phục vụ du khách ngày càng phát triển đã tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch; hình thành các tuyến, điểm du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, cộng đồng thu hút và giữ chân khách du lịch, điển hình như bản du lịch cộng đồng Choọng Bùng, điểm du lịch sinh thái Thác Tiên, Thác Bìa, Mó Mo, xã Nghĩa Xuân, Mó Lòn, xã Văn Lợi…

ẢNh 4 Quỳ Hợp.jpg
Trang phục truyền thống của các đồng bào dân tộc huyện Quỳ Hợp. Ảnh: PV

Huyện Quỳ Hợp đã và đang bắt đầu xây dựng tour, tuyến du lịch phục vụ du khách và bước đầu có hiệu quả nổi bật như bản du lịch cộng đồng Choọng Bùng (xã Châu Lý). Từ ngày 11/7/2022 đến nay, bản du lịch cộng đồng Choọng Bùng đã đón 43 lượt khách với khoảng hơn 1.350 người; chủ yếu là khách trong tỉnh, huyện và xã bạn. Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch cộng đồng tính đến nay hơn 400 triệu đồng.

Cũng tại xã Châu Lý, điểm du lịch sinh thái thác Bản Bìa bước đầu thu hút khá đông lượt khách trong huyện đến tham quan. Tính từ tháng 4/2022 đến nay, tại điểm này đón khoảng 4.800 lượt khách, với tổng thu hơn 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, có một doanh nghiệp đang làm thủ tục xin cấp phép xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm làng du lịch cam Vinh sinh thái và một doanh nghiệp đang xin chủ trương xây dựng khu du lịch sinh thái tại thác Bản Bìa, xã Châu Lý.

bna_bánh.jpg
Bà con đồng bào Thổ (Quỳ Hợp) chuẩn bị bánh cho lễ hội Bốc mó. Ảnh: TH

Ngoài 2 điểm du lịch sinh thái nêu trên, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đang bắt đầu hình thành các điểm tham quan, trải nghiệm, như hồ chứa nước Bản Mồng ở xã Yên Hợp, mó nước ở xã Nghĩa Xuân, đồi chè ở xã Minh Hợp, mó nước ở xã Văn Lợi, Thác Tiên ở xã Châu Thành…

Ông Hoàng Văn Thái – Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho biết: Trong thời gian tới, huyện sẽ tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng tham gia phát triển du lịch, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, phù hợp với định hướng phát triển du lịch của địa phương. Phấn đấu trong nhiệm kỳ mỗi địa phương hình thành ít nhất 1 điểm đến tiêu biểu dựa trên tiềm năng và lợi thế đặc trưng.

Huyện cũng quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là tạo quỹ đất mời gọi các nhà đầu tư chiến lược xây dựng các điểm tham quan, nghỉ dưỡng nhằm đưa khách về Quỳ Hợp, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế; Tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Quỳ Hợp; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch, chú trọng nâng tầm tổ chức các lễ hội truyền thống… Qua đó, phấn đấu đến năm 2024, huyện xây dựng được 1 tour du lịch gắn với 2 – 3 điểm đến trên địa bàn…

Nguồn

Cùng chủ đề

Miền Tây Nghệ An đón đoàn khách chạy Marathon đến từ các nước Châu Âu

Đón tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và lãnh đạo các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông. Đây là đoàn khách Châu Âu đầu tiên trong năm 2024 đến Nghệ An. Hoạt động tham quan và chạy marathon nằm trong Chương trình chạy “Les Foulées de la Soie” (FDS) kết hợp giữa Lào và Việt Nam, diễn ra từ ngày 08/4-18/4/2024 do...

Thu nhập tốt từ chuyển đổi vườn rau thành vườn chuối

Những ngày cuối tháng 3/2024, hàng chục gia đình có vườn trồng chuối rừng lấy lá ở bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương lại cử thành viên nhộn nhịp lên nương, ra vườn thu hoạch lá chuối. Đây là mô hình do tập thể Chi hội Phụ nữ bản đảm nhận nhằm gây quỹ hoạt động chung. Mô hình trồng chuối lấy lá do Chi hội Phụ nữ bản Lưu Thông thực hiện từ cuối năm...

Canh bon – món ngon dân dã của đồng bào Thái

Canh bon là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái miền Tây Nghệ An. Món canh này được đặt tên theo nguyên liệu chính là cây “co bon”, theo tiếng Kinh có nghĩa là cây môn (dọc mùng) và da trâu gác bếp. Ảnh: T.P Da trâu gác trên bếp lửa lâu ngày được nướng trên than hồng, cháy...

Nuôi gà '3 giai đoạn' để vượt giá rét, nông dân rẻo cao Nghệ An thu lãi cao

Từ trung tâm xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn) đến bản Sa Lầy, nơi anh Cự Bá Cò sinh sống chỉ tầm 2km, song mùa mưa con đường lầy lội phải đi mất cả tiếng đồng hồ mới có thể đến nơi. “Không chỉ đường sá khó đi, mà Mường Lống còn có khí hậu lạnh và sương mù vào mùa đông. Có những năm còn có băng giá nên vật nuôi ở bản xa như Sa Lầy,...

Nông dân vùng cao Quế Phong, Quỳ Châu khởi động vụ xuân 2024

Những ngày qua trời chuyển lạnh và có mưa phùn. Tuy nhiên, nhiệt độ ban ngày vẫn khoảng 18 - 23 độ C, vì thế bà con nông dân ở khối Bản Bon, thị trấn Kim Sơn và bản Tạng, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong vẫn xuống đồng sản xuất vụ xuân 2024. Ảnh: Nguyễn Đạo Theo thông tin từ chính...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn

Sáng 19/9, Huyện ủy Nghĩa Đàn tổ chức Lễ công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về việc chuẩn y đồng chí Lê Thái Hùng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tới dự có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy. Toàn cảnh buổi lễ. Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu đã trao Quyết...

Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An chủ động ứng phó với bão số 4 (bão Soulik)

Theo đó, đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo và dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nắm chắc diễn biến, hướng đi của bão; xây dựng kế hoạch, kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó bão lũ lụt, tìm kiếm cứu nạn; duy trì quân số, phương tiện ứng trực theo quy định; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Các cơ quan,...

Quân khu 4 kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 4 tại Nghệ An

Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó bão số 4, sáng 19/9, Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 dẫn đầu đoàn công tác của Quân khu tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An, Ban CHQS huyện Nghi Lộc. Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 kiểm tra hệ thống thông tin liên...

Nhiều lao động được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 lên đến 11 ngày

Nghỉ 11 ngày hưởng nguyên lương Trong khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với cán bộ, công chức, viên chức thì nhiều doanh nghiệp đã công bố lịch nghỉ lễ, Tết trong năm 2025. Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam cho biết, ban lãnh đạo công ty đã lên phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Theo đó, người lao...

Cùng chuyên mục

Du lịch Nghệ An sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 2.9

Các điểm du lịch ở Nghệ An đã sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9. Phố biển Cửa Lò đã sẵn sàng đón khách dịp 2.9. Ảnh: Quang Đại Ngày 16.8, trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Thanh Sơn - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Cửa Lò (Nghệ An) cho biết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thị xã đang khẩn trương chuẩn bị để đón khách dịp lễ Quốc khánh...

Điểm nghỉ mát lý tưởng ngày hè khi biển Sầm Sơn, Cửa Lò chật kín người

Khi những địa điểm du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò... chật kín khách mỗi khi hè về, thác Khe Kèm là một sự lựa chọn thay thế lý tưởng. Mỗi khi hè về, du khách thập phương lại đổ xô về những điểm bãi biển ở miền Trung như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm... để nghỉ mát khiến các điểm đến này luôn trong tình trạng đông đúc. Ngày càng nhiều du khách lựa chọn tới những điểm du...

Du lịch thành Vinh kết nối không gian xưa và nay

Du lịch thành Vinh kết nối không gian xưa và nay Nguồn

Niềm vui trên quê chung

Xứng danh quê Người Những ngày này, trên khắp các ngả đường của xã Kim Liên (Nam Đàn) ngập tràn sắc cờ, biểu ngữ chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lễ hội Làng Sen năm 2024. Dòng người từ khắp mọi miền đất nước cùng về đây trong một niềm vui chung, niềm vui hội ngộ trên quê hương Bác Hồ muôn vàn kính yêu, vị Cha già của dân tộc....

Phát hiện hồ nước trong vắt, 'treo' lơ lửng

Hồ nước trong vắt như được “treo” trên vách hang vừa được phát hiện. Ảnh: Lê Lưu Dũng Theo đó, nhóm khảo sát của Công ty TNHH Jungle Boss (có địa chỉ tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) vừa phát hiện một hồ nước bí ẩn trong một nhánh phụ của hang Thung, thuộc hệ thống hang động ở hung Thoòng. Hồ nước này nằm...

Mãn nhãn với đặc sản Cửa Lò dưới bàn tay tài hoa của các đầu bếp

Những món ăn đặc sản Cửa Lò được trưng bày cầu kỳ tại Hội thi "Đầu bếp giỏi - Tôn vinh ẩm thực Cửa Lò" năm 2024. Clip: Diệp Thanh Món "Tôm hùm sốt dứa" được trang trí kỳ công, thích hợp với những bữa tiệc trang trọng. Ảnh: Diệp Thanh ...

Sôi nổi Hội thi 'Đầu bếp giỏi – Tôn vinh ẩm thực Cửa Lò' năm 2024

Chiều 9/5, tại Công viên Hoa cúc biển (thị xã Cửa Lò) đã diễn ra Hội thi “Đầu bếp giỏi - Tôn vinh ẩm thực Cửa Lò” năm 2024 do Liên đoàn Lao động thị xã chủ trì phối hợp với UBND, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân thị xã tổ chức. Hội thi “Đầu bếp giỏi - Tôn vinh ẩm thực Cửa Lò” năm 2024 nhận được sự hưởng...

Tour đêm xuyên rừng, ngắm đom đóm tại Cúc Phương gây chú ý

Đom đóm thắp sáng Vườn Quốc gia Cúc Phương vào ban đêm. Ảnh: Trong Do Sở hữu thảm thực vật đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, Vườn Quốc gia Cúc Phương là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá thiên nhiên. Hàng năm, vào dịp tháng 4, 5, nơi đây trở nên thu hút đặc biệt. Ban ngày, cả...

Thăm các làng nghề truyền thống trăm tuổi ở Quảng Bình

Quảng Bình là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với nhiều danh lam thắng cảnh như Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hệ thống hang Sơn Đoòng, biển Nhật Lệ, bãi Đá Nhảy... Không chỉ vậy, địa phương này cũng là nơi nhiều dân tộc đồng bào anh em sinh sống, tạo nên sự giao thoa văn hóa đậm nét. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất