Powered by Techcity

Nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của dân tộc anh hùng

Biên phòng – Tọa lạc tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là công trình quan trọng hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. Bảo tàng không chỉ đơn thuần là công trình trưng bày lịch sử chiến tranh, mà còn tạo không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam anh hùng, của QĐND Việt Nam anh hùng.

Toàn cảnh Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Thủy Lê

Một công trình hiện đại

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam rộng 386.600m2, được xây dựng tại Km 6+500 bên Đại lộ Thăng Long, thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Bảo tàng được thiết kế hiện đại gồm 4 tầng nổi và tầng bán âm. Đây là dự án cấp đặc biệt do Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam làm chủ đầu tư, được khởi công vào cuối năm 2019 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong các bảo tàng quốc gia và đứng đầu trong hệ thống Bảo tàng Quân đội, hiện đang lưu giữ, trưng bày hơn 15 vạn tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều sưu tập độc đáo và 4 Bảo vật Quốc gia, gồm: Máy bay MiG-21 số hiệu 4324, máy bay MiG-21 số hiệu 5121, Bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh và xe tăng T-54B số hiệu 843 cùng nhiều hiện vật có giá trị khác. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được xem là công trình ý nghĩa đối với cả quá khứ và tương lai, tạo điểm nhấn không chỉ cho Quân đội, mà còn cho Thủ đô và cả nước. Công trình sẽ góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa, du lịch, phát triển kinh tế – xã hội của Hà Nội, là điểm nhấn kiến trúc, kết nối hài hòa và bảo tồn kiến trúc, cảnh quan khu vực.

Tại Bảo tàng, công chúng được trải nghiệm, chiêm ngưỡng về các cuộc chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng và QĐND Việt Nam anh hùng. Khu vực bên phải bảo tàng là nơi trưng bày những loại vũ khí, trang bị mà quân đội Pháp, Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trong các hiện vật đặc biệt có pháo tự hành M-107 cỡ nòng 175mm được mệnh danh là “vua chiến trường”; nhiều loại máy bay mà quân đội Mỹ bỏ lại sau chiến tranh như máy bay A37, F5E, CH47, C130; hàng chục loại bom mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Phía bên trái bảo tàng là khu vực trưng bày những vũ khí, trang bị mà QĐND Việt Nam sử dụng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và sử dụng trong việc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu ở thời kỳ xây dựng, bảo vệ đất nước. Các hiện vật tiêu biểu gồm: Pháo 85mm, pháo cao xạ 57mm, xe tăng PT67 số hiệu 555, máy bay MiG-17 số hiệu 2047, máy bay SU22…

Không gian trưng bày bên trong bảo tàng tại tầng 1 được chia làm 6 chủ đề, sắp xếp theo trình tự thời gian và bố cục hợp lý. Cụ thể, chủ đề 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; chủ đề 2: Bảo vệ nền độc lập từ năm 939 đến năm 1858; chủ đề 3: Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc năm 1858 đến năm 1945; chủ đề 4: Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1945 – 1954; chủ đề 5: Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975; chủ đề 6: Xây dựng và bảo vệ đất nước từ năm 1976 đến ngày nay. Các hiện vật đều được chú thích cụ thể, đính kèm với thông tin sự kiện. Loại hình thể hiện rất đa dạng, bao gồm văn bản, màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh.

Nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại được ứng dụng, tạo cảm giác chân thực với người xem như sa bàn 3D mapping, hệ thống màn hình tra cứu, phim tư liệu… Đặc biệt, Bảo tàng đã xây dựng hơn 60 clip, tư liệu bổ trợ cho từng chiến dịch, từng trận đánh để du khách cảm nhận rõ, tiếp cận một cách dễ dàng hơn.

Sống lại ký ức hào hùng

Trung tá Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng phòng Tuyên truyền giáo dục, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: Bảo tàng mới được mở cửa từ ngày 1/11/2024. Mỗi ngày, trung bình có từ 20.000-30.000 người dân của Thủ đô và nhiều vùng miền khác đến tham quan. Đặc biệt, những ngày cuối tuần, dù thời tiết nắng nóng, hanh khô hay mưa bão, hàng vạn người dân từ khắp nơi vẫn đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, khiến giao thông nhiều thời điểm ùn tắc.

Từ khi mở cửa đến nay, mỗi ngày có hàng chục ngàn người đến tham quan Bảo tàng. Ảnh: Thủy Lê

Dù phải đi một quãng đường xa để đến tham quan, cựu chiến binh Trần Hòa Nam, năm nay hơn 80 tuổi, quê ở Nghệ An, là một trong những nhân chứng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 xúc động cho biết: “Vào tham quan tại Bảo tàng, tôi như được sống lại những năm tháng chiến tranh đầy oanh liệt nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc. Ngày ấy, đất nước ta tuy gian khó, vất vả, nhưng quân dân đồng lòng, chung sức bảo vệ đất nước. Đặc biệt, thời khắc chúng tôi nghe tin đã bắt được tướng De Castries, toàn bộ chúng tôi như nổ tung, òa lên hò reo với nhau, nước mắt trào dâng, xúc động không sao tả xiết. Nhiều năm đã qua, chúng tôi vẫn nhớ Bác Hồ kính yêu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những quyết định vô cùng sáng suốt mới đi tới thắng lợi huy hoàng ngày đó”.

Cùng chung cảm xúc, cựu chiến binh Nguyễn Văn Hùng, trú tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội là một nhân chứng lịch sử đã từng tham gia Chiến dịch “Mùa hè đỏ lửa” tại thành cổ Quảng Trị năm 1972, bồi hồi kể: “Cứ nhìn những tấm ảnh này, tôi lại nhớ về những người đồng đội đã nằm lại nơi chiến trường…”.

Có thể nói, tham quan, chiêm ngắm những hiện vật sống động tại Bảo tàng cũng chính là cơ hội để thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu rõ hơn về lịch sử, sự hy sinh của thế hệ cha ông đi trước và phát huy truyền thống quý giá của dân tộc. Không quản đường sá xa xôi, cô gái trẻ Nguyễn Mai Linh, sinh năm 1995, đến từ thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Mình có ông nội từng tham gia kháng chiến nên mình rất muốn có một lần được nhìn thấy những hiện vật của chiến tranh. Thông qua chuyến đi này, chúng mình đã hiểu thêm rất nhiều về lịch sử dân tộc, khiến mình cảm thấy tự hào và càng biết ơn sâu sắc những thế hệ cha anh đi trước”.

Không chỉ hấp dẫn với người dân trong nước, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam còn thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu. Anh Michel Thomson, 35 tuổi, du khách người Anh, vô cùng thích thú khi thấy những hiện vật được tái hiện rất chân thực tại Bảo tàng. “Tôi yêu thích lịch sử Việt Nam, thậm chí, tôi đã lựa chọn môn học về lịch sử của Việt Nam khi tham gia học đại học. Đến Việt Nam 3 năm, tôi đã có thể đọc sách bằng tiếng Việt để nghiên cứu về những chiến tích oai hùng của đất nước này” – anh Michel Thomson chia sẻ.

Thủy Lê – bienphong.com.vn

Nguồn:https://www.bienphong.com.vn/noi-luu-giu-nhung-ky-uc-hao-hung-cua-dan-toc-anh-hung-post483582.html

Cùng chủ đề

TP Vinh phấn đấu “sạch về ma túy” vào năm 2026

Phấn đấu đến năm 2026, thành phố Vinh, được công nhận "Thành phố sạch về ma túy", trở thành đô thị "văn minh, hiện đại và đáng sống". Đây là mục tiêu được nêu rõ tại hội nghị quán triệt, triển khai đề án xây dựng thành phố Vinh "sạch về ma túy" vào sáng nay (21/11). Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 2364 ngày 9/9/2024 do UBND tỉnh tổ chức. Đồng chí Lê Hồng Vinh -...

Ông Thái Thanh Quý thôi làm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1298 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn việc thôi giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Nghệ An. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thôi giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Nghệ An do...

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Chiếm 83% diện tích toàn tỉnh, với nhiều địa bàn xa cách, điều kiện sống khó khăn cùng với nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, nhiều tập tục lạc hậu còn tồn tại… khiến cho tỷ lệ hộ nghèo của vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An còn cao. Những vấn đề xã hội nổi cộm này, không phải một sớm một chiều là có thể tháo gỡ mà cần ộ...

Công bố Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn…

Quang cảnh Lễ công bố Kế hoạch bảo tồn voi tại Việt Nam. Tham dự buổi lễ còn có đại diện lãnh các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT; đại diện các bộ, ngành liên quan và các tỉnh có voi phân bố (Đắk Lắk, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam); đại diện các tổ chức phi chính phủ HIS, WWF, AAF, Traffic, WCS, FFI…; đại diện từ các trường đại học Lâm nghiệp, Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật,...

Đẩy mạnh công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025

Ngày 15/11/2024, Tỉnh uỷ Nghệ An có Công văn số 3081/CV-TU đẩy mạnh công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025. Công văn gửi Ban cán sự đảng UBND tỉnh; Đảng đoàn MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh; Huyện, Thành, Thị uỷ, Đảng uỷ trực thuộc, nêu rõ: Thời...

Cùng tác giả

TP Vinh phấn đấu “sạch về ma túy” vào năm 2026

Phấn đấu đến năm 2026, thành phố Vinh, được công nhận "Thành phố sạch về ma túy", trở thành đô thị "văn minh, hiện đại và đáng sống". Đây là mục tiêu được nêu rõ tại hội nghị quán triệt, triển khai đề án xây dựng thành phố Vinh "sạch về ma túy" vào sáng nay (21/11). Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 2364 ngày 9/9/2024 do UBND tỉnh tổ chức. Đồng chí Lê Hồng Vinh -...

Ông Thái Thanh Quý thôi làm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1298 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn việc thôi giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Nghệ An. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thôi giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Nghệ An do...

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Chiếm 83% diện tích toàn tỉnh, với nhiều địa bàn xa cách, điều kiện sống khó khăn cùng với nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, nhiều tập tục lạc hậu còn tồn tại… khiến cho tỷ lệ hộ nghèo của vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An còn cao. Những vấn đề xã hội nổi cộm này, không phải một sớm một chiều là có thể tháo gỡ mà cần ộ...

Công bố Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn…

Quang cảnh Lễ công bố Kế hoạch bảo tồn voi tại Việt Nam. Tham dự buổi lễ còn có đại diện lãnh các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT; đại diện các bộ, ngành liên quan và các tỉnh có voi phân bố (Đắk Lắk, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam); đại diện các tổ chức phi chính phủ HIS, WWF, AAF, Traffic, WCS, FFI…; đại diện từ các trường đại học Lâm nghiệp, Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật,...

Đẩy mạnh công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025

Ngày 15/11/2024, Tỉnh uỷ Nghệ An có Công văn số 3081/CV-TU đẩy mạnh công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025. Công văn gửi Ban cán sự đảng UBND tỉnh; Đảng đoàn MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh; Huyện, Thành, Thị uỷ, Đảng uỷ trực thuộc, nêu rõ: Thời...

Cùng chuyên mục

TP Vinh phấn đấu “sạch về ma túy” vào năm 2026

Phấn đấu đến năm 2026, thành phố Vinh, được công nhận "Thành phố sạch về ma túy", trở thành đô thị "văn minh, hiện đại và đáng sống". Đây là mục tiêu được nêu rõ tại hội nghị quán triệt, triển khai đề án xây dựng thành phố Vinh "sạch về ma túy" vào sáng nay (21/11). Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 2364 ngày 9/9/2024 do UBND tỉnh tổ chức. Đồng chí Lê Hồng Vinh -...

Ông Thái Thanh Quý thôi làm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1298 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn việc thôi giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Nghệ An. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thôi giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Nghệ An do...

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Chiếm 83% diện tích toàn tỉnh, với nhiều địa bàn xa cách, điều kiện sống khó khăn cùng với nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, nhiều tập tục lạc hậu còn tồn tại… khiến cho tỷ lệ hộ nghèo của vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An còn cao. Những vấn đề xã hội nổi cộm này, không phải một sớm một chiều là có thể tháo gỡ mà cần ộ...

Công bố Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn…

Quang cảnh Lễ công bố Kế hoạch bảo tồn voi tại Việt Nam. Tham dự buổi lễ còn có đại diện lãnh các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT; đại diện các bộ, ngành liên quan và các tỉnh có voi phân bố (Đắk Lắk, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam); đại diện các tổ chức phi chính phủ HIS, WWF, AAF, Traffic, WCS, FFI…; đại diện từ các trường đại học Lâm nghiệp, Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật,...

Đẩy mạnh công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025

Ngày 15/11/2024, Tỉnh uỷ Nghệ An có Công văn số 3081/CV-TU đẩy mạnh công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025. Công văn gửi Ban cán sự đảng UBND tỉnh; Đảng đoàn MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh; Huyện, Thành, Thị uỷ, Đảng uỷ trực thuộc, nêu rõ: Thời...

Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25 ha đất rừng để thực hiện 4 dự án

Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25 ha đất rừng để thực hiện 4 dự ánHĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII thống nhất chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo đó, tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác là hơn 25 ha, gồm có: 0,98486 ha rừng phòng hộ, 6,9542 ha rừng tự nhiên...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp 55 triệu USD

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn ngày 19/11 đã ký quyết định số 1431/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology – Thanh Hóa. Đồng thời, chấp thuận 3 nhà đầu tư gồm: WHA Industrial Development 2 (SG) Pte. Ltd., Công ty TNHH WHA Industrial Management Services Việt Nam và Công ty cổ phần WHAUP Nghệ An. Mục tiêu dự án là đầu tư xây...

Nông sản trong nước và quốc tế quy tụ về AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế – AgroViet 2024 là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành NN&PTNT Việt Nam, được tổ chức thường niên. Năm 2024, Hội chợ được tổ chức với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, được tổ chức trong 04 ngày từ ngày 20 đến 23/11/2024, nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Hôm nay, ngày 20/11, Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức công bố Kế hoạch Hành động bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050 (VECAP 2022). Đây là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực bảo vệ voi, lồng ghép các sáng kiến thí điểm, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và phát triển chính sách nhằm đảm bảo sự sống còn và phát triển bền vững của loài voi tại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất