Powered by Techcity

Nguy cơ mất an toàn từ những điểm sạt lở núi vào mùa mưa lũ

bna_van truong 1.jpeg
Nguy cơ sạt lở núi ở khu vực khối 1, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong mùa mưa bão. Ảnh: Văn Trường (chụp ngày 31/7/2023)

Có mặt tại khối 1, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, thấy dấu tích của vụ sạt lở núi xảy ra thời điểm đầu tháng 10/2022 vẫn còn đó. Cả vệt sạt lở núi kéo dài khoảng gần 300 mét, nằm dựng đứng sát nhà dân, phía trên xuất hiện các điểm sạt lở mới kéo theo cây cối bị đổ gãy bật cả gốc rễ. Đáng lo là dọc vết sạt lở núi hiện có khá nhiều tảng đá đang treo lơ lửng có thể lăn xuống nhà dân bất cứ lúc nào.

Chủ cơ sở kinh doanh Hoàng Lan ở khối 1, thị trấn Tân Kỳ lo lắng nói: Ngay sau nhà tôi là quả đồi dựng đứng với những vệt sạt lở kéo dài, căn nhà nằm lọt thỏm dưới chân ngọn đồi đang chực chờ đổ xuống. Mùa mưa năm trước, khu vực này xảy ra sạt lở núi, đất, đá lăn từ trên núi xuống xuyên qua cả vách nhà, may mà lúc đó gia đình tôi không có ai ở nhà.

“Hiện nay mới đầu mùa mưa, nhưng cũng đã xuất hiện tình trạng sạt lở nhỏ, đất, đá rơi áp sát căn nhà, những đêm mưa gió không ai ngủ được. Chúng tôi mong muốn các ngành liên quan cần sớm có giải pháp xử lý sạt lở núi, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân”, chủ cơ sở kinh doanh này nói.

Quan sát tại một số điểm sạt lở núi khác ở khu vực thị trấn Tân Kỳ cũng khá nghiêm trọng, một số hộ dân dùng máy móc tự xử lý các điểm sạt lở núi.

bna_van truong 2.jpeg
Một số khu vực tại huyện Tân Kỳ, người dân chủ động dùng máy móc để san gạt phòng, chống sạt lở. Ảnh: Văn Trường

Đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Kỳ cho biết: Địa bàn huyện Tân Kỳ hiện có 5 điểm sạt lở núi lớn nhỏ, trong đó, có 4 điểm nguy cơ sạt lở núi ở thị trấn Tân Kỳ, các xã: Kỳ Tân, Tân Hợp, Tân Long. Trong đó, điểm sạt lở núi ở xã Tân Long mới đây được đơn vị quản lý giao thông xây dựng bờ kè đá, gia cố bằng thép có chiều dài gần 100 mét, chiều cao 4,3 mét, bố trí rãnh thoát nước, bao bọc xung quanh khu vực sạt lở núi.

Tuy nhiên, các phương tiện giao thông qua lại khu vực này vẫn cần phải cảnh giác trong mùa mưa bão, bởi phía trên đỉnh núi đang còn nhiều tảng đá lớn treo lơ lửng.

Đối với các điểm sạt lở cũ trên địa bàn, hiện nay, huyện Tân Kỳ chỉ mới thực hiện giải pháp tạm thời là dùng máy móc để san gạt các điểm sạt lở. Về lâu dài cần phải làm các bậc taluy, kè rọ đá để chống sạt lở núi, đảm bảo an toàn cho nhân dân.

bna_van truong 4.jpeg
Các hộ dân ở vùng sạt lở khối 1, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ cần nâng cao cảnh giác trong mùa mưa. Ảnh: Văn Trường

Huyện Tân Kỳ đang thống kê, rà soát các hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng sạt lở núi, từ đó, chủ động triển khai thực hiện di dời các hộ dân trong mùa mưa bão.

Ngoài ra, khi mưa lũ đến ở huyện Tân Kỳ còn có thêm một nguy cơ lớn gây sạt lở núi. Đó là hiện nay trước tình hình keo tăng giá, một số xã ồ ạt thu hoạch, làm đường lên núi vận chuyển keo và vào mùa mưa thì những khu vực keo bị chặt trụi cũng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi.

Địa bàn huyện Con Cuông hiện có khá nhiều điểm sạt lở núi. Tại bản Thành Nam, xã Bồng Khê có 1 điểm sạt lở núi xảy ra từ tháng 9/2022 làm 4 hộ dân bị ảnh hưởng, như đất, đá vùi lấp nhà cửa của dân.

Khu vực đồi phía sau nhà các hộ dân là một vách núi có mái dựng thẳng đứng, chưa bạt mái taluy. Cung sạt lở và có nguy cơ sạt lở có chiều dài khoảng hơn 150m. Hiện trường cho thấy, đất, sỏi tràn từ đỉnh núi xuống phía dưới ngay sát nhà dân từ mùa mưa năm trước kéo theo cả các bụi tre, mét đổ gãy nằm ven sườn đồi.

Một số hộ dân khu vực này chia sẻ: Từ cuối tháng 10/2021 đến nay, vào mùa mưa, đất, đá từ trên núi liên tục sụt xuống. Sắp tới, vào mùa mưa lớn thì khả năng cao đất, đá sẽ lăn từ đỉnh núi xuống, rất mong, các cấp chính quyền địa phương và ngành liên quan sớm có biện pháp xử lý để người dân được yên tâm sinh sống.

bna_van truong 11.jpeg
Người dân sống bất an tại một điểm sạt lở núi ở bản Thành Nam, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông. Ảnh: Văn Trường

Trao đổi về vấn đề trên, ông Cao Tiến Thịnh – Phó Chủ tịch UBND xã Bồng Khê cho biết: Địa bàn xã Bồng Khê có 2 điểm sạt lở núi, 1 điểm ở bản Khe Rạn (ảnh hưởng 2 hộ dân), 1 điểm ở bản Thành Nam (ảnh hưởng 4 hộ dân), các điểm sạt lở trên ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Do xã khó khăn về kinh phí nên người dân tự chủ động thuê máy móc để khắc phục và san gạt các điểm sạt lở núi. Vào mùa mưa xã chỉ biết vận động di dời người dân đến nơi an toàn.

Còn đ iểm sạt lở lớn ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê từ tháng 10/2020, có 17 hộ dân bị ảnh hưởng, UBND tỉnh đã cho phép huyện Con Cuông lập dự án xây dựng di dời khẩn cấp các hộ dân vùng thiên tai, sạt lở đất tại bản Bủng Xát, với tổng mức đầu tư dự kiến 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay chưa thể xây dựng được khu tái định cư, ngành chức năng chỉ mới xử lý tạm thời cung trượt, đá treo, khắc phục các vết nứt quanh bản, vào mùa mưa nguy cơ mất an toàn rất cao.

bna_van truong 22.jpeg
Sạt lở làm cho cả những bụi tre bị đổ gãy nằm lưng chừng núi ở bản Thành Nam, xã Bồng Khê. Ảnh: Văn Trường

Ông Lô Văn Lý – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Con Cuông cho biết: Địa bàn huyện Con Cuông hiện có trên 10 điểm sạt lở núi, chủ yếu tập trung ở các khu vực Dốc Chó, Quốc lộ 7 ở xã Lạng Khê; bản Bủng Xát, xã Châu Khê; các điểm sạt lở ở xã Đôn Phục, Lục Dạ, Cam Lâm, Thạch Ngàn … Trong đó, nếu mưa lớn cần di dời khẩn cấp khoảng 25 hộ dân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở núi ngoài mưa lũ còn do một số hộ dân chủ yếu cải tạo, đào móng làm nhà ngay sát chân núi, mái ta luy cao.

Trước thực trạng trên, ngay từ đầu mùa mưa lũ, huyện Con Cuông đã triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro như kiểm tra, rà soát các hộ dân ở vùng ảnh hưởng sạt lở, lên phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ sạt lở núi.

Chi cục Thủy lợi Nghệ An khuyến cáo các địa phương vùng sạt lở núi thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về nguy sạt lở đất; yêu cầu người dân không nên cải tạo xây dựng nhà dưới chân đồi phòng tránh sạt lở núi.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở luôn chuẩn bị sẵn sàng hành động theo phương châm “4 tại chỗ” (Lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Đặc biệt, các ngành liên quan cần sớm hỗ trợ các địa phương vùng sạt lở núi khảo sát thực tế và kinh phí khắc phục sạt lở, cũng như sớm xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi hỗ trợ về nhà ở, đất ở cho người có công tại...

Sáng 23/8, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, đất ở cho người có công với cách mạng” trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí: Thái Thị An Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Nhật Minh – Đại...

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Tân Kỳ sau kỳ họp Quốc hội lần thứ 7 và HĐND tỉnh...

Sáng 19/7, tại huyện Tân Kỳ, đồng chí Thái Thanh Quý, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh đã tiếp xúc cử tri xã Kỳ Tân sau kỳ họp thứ 7 của Quốc hội và kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh. Cùng tham dự buổi tiếp xúc có các đại biểu Quốc hội: Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT; Vi...

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Thanh Quý làm việc với Ban Thường vụ Huyện uỷ Tân Kỳ

Trong chương trình làm việc tại huyện Tân Kỳ, chiều 19/7, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Thanh Quý cùng đoàn công tác của tỉnh đã có buổi làm việc với BTV Huyện uỷ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đến nay. Toàn cảnh buổi làm việc. Trong hơn 3 năm đầu của nhiệm kỳ, bức tranh tổng thể...

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát xây dựng nông thôn mới ở Tân Kỳ

Thực hiện chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh về "việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, sáng 23/5, Thường trực HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Kỳ. Đồng chí Cao Tiến Trung - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân...

Nguy cơ mất nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm ở Tân Kỳ

Về xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ những ngày tháng 5, đi trên các con đường làng không còn thấy xuất hiện các cánh đồng dâu trải dài, xanh mướt như trước. Thay vào đó là những hàng mía, ngô phủ kín đang trong kỳ sinh trưởng. Diện tích dâu tại xã Nghĩa Đồng đã giảm hơn 50%. Ảnh: Quang An Gia đình ông Đào Xuân Nam, xóm 3...

Cùng tác giả

Giao dịch quanh ngưỡng 84 triệu đồng

Giá vàng chiều nay 22/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 14h30 ngày 22/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 81,8 triệu đồng/lượng mua vào và 83,8 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá...

Đơn hàng Tết ‘nổ’ liên tục, người dân làng ‘bánh quê’ có ngày chỉ ngủ 1 giờ để sản xuất

TPO – Những ngày này, làng nghề sản xuất bánh cà Làng Nam (Nghệ An) đỏ lửa suốt ngày đêm để phục vụ thị trường Tết. Sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. 22/12/2024 | 10:34 TPO – Những ngày này, làng nghề sản xuất bánh cà Làng...

Tài liệu tuyên truyền về học tập và làm theo Bác Hồ bằng tiếng dân tộc được đánh giá cao

 Sáng 21/12, đoàn công tác Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An đã làm việc với đại diện đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện biên giới Kỳ Sơn để thẩm định bản tài liệu ghi âm tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An. Toàn cảnh buổi làm việc. Tài liệu này được biên dịch từ nội dung tuyên...

Tuốt lá, dưỡng nụ mang sắc Xuân

TPO – Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, người dân làng đào ở Nghệ An đang tất bật tuốt lá, chăm cây chờ ngày mang “sắc xuân” về với mọi nhà.Video người dân làng đào xã Nghi Ân, thành phố Vinh, Nghệ An tất bật tuốt lá đào chờ bán Tết Xã Nghi Ân được xem là thủ phủ trồng đào phai ở thành phố Vinh, Nghệ An. Mỗi năm,...

Loạt địa phương cho học sinh nghỉ học thứ Bảy

Nhiều tỉnh thành thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ trọn thứ Bảy, Chủ nhật. Ảnh: Hải Nguyễn   Nha Trang (Khánh Hòa) là 1 trong số những địa phương đầu tiên triển khai việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần. Như vậy, học sinh sẽ được nghỉ học 2 ngày trong tuần (thứ Bảy, Chủ nhật). Lào Cai Lào Cai cũng thí điểm dạy học 5 ngày/tuần bắt đầu từ năm học 2019-2020. Sau 5 năm thực hiện thí...

Cùng chuyên mục

Độc lạ kết hơn 15.000 chiếc bẫy thú thành cặp voi rừng ở Nghệ An

Cặp voi mẹ con được kết từ bẫy thú rừng tại khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Văn Trường Tại một góc khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát, từ xa chúng ta đã bắt gặp hình ảnh cặp voi mẹ, voi con đang thong dong “dạo bộ”. Đến gần mới thấy 2 chú voi này được kết từ những chiếc bẫy thú rừng rất...

Bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ dân ở Kỳ Sơn vẫn xây dựng nhà mới ven bờ sông, suối

Những ngôi nhà cao tầng mới xây nằm chênh vênh bên mép sông Nậm Mộ ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Văn Trường Thời điểm này, về địa bàn xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn thấy có khá nhiều những ngôi nhà kiên cố bê tông cốt thép được người dân xây dựng bám cheo leo bên vách sông Nậm Mộ và khe Suối...

Một số điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024

Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 Chương, 260 Điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 Điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 Điều. Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản...

BIDV Nghệ An góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Phát huy các giá trị truyền thống của 67 năm xây dựng và phát triển (27/5/1957 – 27/5/2024), BIDV Nghệ An trở thành một trong những tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tài chính tiền tệ. Một trong những điểm nhấn của BIDV Nghệ An là hoạt động thu hút đầu tư....

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng; Giá cao su thế giới neo ở mức cao

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng Hôm nay, vàng SJC giảm về ở mốc 89,5 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo có thể giảm trong tuần giao dịch mới. Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 27/5, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 87,50 triệu đồng/lượng mua vào và 89,30 triệu đồng/lượng bán ra. ...

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 27/5: Ngày nắng nóng gay gắt, có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày và đêm 27/5 trên địa bàn tỉnh Nghệ An * Khu vực đồng bằng ven biển Mây thay đổi đến nhiều mây. Ngày trời nắng, có nơi nắng nóng, chiều và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – cấp 3. - Nhiệt độ : 26 – 33oC. - Độ ẩm : 80 – 90% * Khu vực trung du và vùng núi Mây thay đổi...

Thủ tướng chỉ đạo điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp

Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 244/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm túc, tích cực hơn nữa Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về...

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu

Tranh thủ thời tiết thuận lợi Huyện Diễn Châu là một trong những địa phương có tiến độ thu hoạch lúa xuân nhanh và sớm nhất tỉnh. Từ 20/5, trên đồng ruộng chỉ còn cảnh nông dân tập trung làm đất, gieo cấy lúa hè thu. Là xã vùng trũng thấp của huyện, năm nào sản xuất lúa hè thu ở xã Diễn Thái (Diễn Châu) cũng được đẩy nhanh theo tiến độ, thu hoạch lúa xuân...

Giám sát người mang lửa vào núi Quyết, ngăn chặn cháy rừng

Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, nguy cơ cháy rừng do một số du khách mang theo lửa là rất cao. Ảnh: Văn Trường Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, diện tích tại khu vực núi Quyết...

Bí quyết rèn dao, nông cụ… sắc lẹm của người Mông Nghệ An

Giữ nghề truyền thống Một ngày trung tuần tháng Năm, cùng với cán bộ địa phương, chúng tôi đến bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống để xem nghề rèn truyền thống của bà con được lưu giữ từ bao đời nay. Ngay từ đầu bản đã nghe tiếng búa chan chát xa, gần vẳng lại. Clip: Xuân Hoàng - Quang An...

Tin nổi bật

Tin mới nhất