Powered by Techcity

Người 'thổi hồn' vào phục trang tuồng cổ

Miệt mài “vác tù và hàng tổng”

Quả thật, đó là câu nói chẳng hề sai khi nhắc đến bà Nguyễn Thị Thâm ở làng Hoa Thám, xã Trung Thành, huyện Yên Thành. Bởi gần 20 năm là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuồng xã Trung Thành và hơn 30 năm trong vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm 7, ngoài chăm lo việc gia đình, bà Thâm dành hầu hết thời gian còn lại cho việc làng, việc xã.

bna-tuong-mu-tham-328.jpg
Bà Nguyễn Thị Thâm – Chủ nhiệm CLB Tuồng xã Trung Thành (thứ 2 trái sang) trong một buổi tập luyện với các thành viên câu lạc bộ. Ảnh: Thanh Quỳnh

Nhiều năm qua, bà được biết đến là người có đôi tay khéo léo khi tự tìm tòi, học hỏi để may phục trang và làm các đạo cụ cần thiết để phục vụ cho các buổi biểu diễn tuồng. Cầm chiếc mũ đang may dang dở, bà Thâm cho biết, đặc điểm phục trang của tuồng là ưa chuộng những chất liệu vải có màu sắc sặc sỡ, lấp lánh, hút mắt người nhìn.

Những loại vải đó rất khó tìm mua ở các chợ quê, nên nhiều khi bà phải vào tận chợ Vinh để tìm mua. Sau khi mua vải về, bà lại lọ mọ “lên mạng” và hỏi các thành viên trong những đội tuồng khác để hiểu hơn về kiểu dáng, cách may làm sao cho đúng với tính chất của từng vai diễn.

nhung-chiec-mu-va-dao-cu-phuc-trang-do-ba-nguyen-thi-tham-giua-anh-tu-tay-lam-cho-cac-thanh-vien-cau-lac-bo-tuong-xa-trung-thanh-bieu-dien-5375.jpg
Những chiếc mũ và đạo cụ, phục trang do bà Nguyễn Thị Thâm (giữa ảnh) tự tay làm cho các thành viên Câu lạc bộ Tuồng xã Trung Thành biểu diễn. Ảnh: Thanh Quỳnh

Bà cho biết, trang phục biểu diễn của từng nhân vật trong nghệ thuật tuồng có phong cách, dấu ấn riêng. Phục trang dựa trên quy định của các nhân vật, như là vai vua, hoàng hậu, công chúa, quan lại hay người dân bình thường.

Mỗi vai chỉ cần nhìn vào trang phục là người xem có thể đoán được phần nào địa vị xã hội, tuổi tác, thân phận nhân vật diễn trên sân khấu. Mỗi bộ trang phục cho diễn viên tuồng đòi hỏi rất nhiều chi tiết đi kèm như mũ, râu, ria, hia, hài… và đạo cụ cho nhân vật sử dụng.

Vừa nghe bà nói, chúng tôi vừa nhìn vào những túi đồ được xếp ngay ngắn, ngăn nắp mà bà cất giữ cẩn thận cho các thành viên trong câu lạc bộ tuồng. Nổi bật trong số đó, chúng tôi ấn tượng với hệ thống các loại mũ đội do bà tự tay làm. Đa dạng màu sắc, kiểu dáng: những chiếc mũ giản đơn với gam màu trầm, tối; những chiếc mũ được đính kim sa lấp lánh với vô vàn hạt cườm đủ màu sắc; những chiếc mũ được đính lông công tạo thành hình vòng cung ấn tượng trên chỏm đầu…

bna-tuong-mu-tham-3-119.jpg
Những chiếc mũ được thực hiện một cách kỳ công từ đôi bàn tay khéo léo của bà Nguyễn Thị Thâm. Ảnh: Thanh Quỳnh

Nghe bà Thâm phân tích, chúng tôi mới thấu hiểu được những hàm nghĩa sâu xa từ những màu sắc, kiểu dáng ấy. Bà cho biết, sở dĩ mũ chiếm số lượng lớn trong kho tàng phục trang của tuồng bởi hầu như nhân vật nào cũng đều sử dụng. Từ vua chúa, quan lại, hoàng hậu, tiểu thư cho đến nho sinh, nhà sư, lão nông, thiếu nữ, trẻ em… đều được quy ước có một kiểu mũ riêng.

Theo đó, Vua thì đội mũ cửu long, đính 9 con rồng. Hoàng hậu thì đội mũ cửu phụng, đính 9 con phụng. Tướng thì dùng mũ kim khôi. Trong hệ thống phục trang, mũ là một trong những chi tiết tiêu tốn thời gian nhiều nhất của người làm, cũng là thế mạnh của bà Nguyễn Thị Thâm. Vì thế, các thành viên trong câu lạc bộ tuồng rất yêu thích các loại mũ do bà làm ra.

bna-dao-cu-6832.jpg
Những phụ kiện được bà Nguyễn Thị Thâm cẩn thận thận phân loại để phục vụ quá trình làm phục trang của mình. Ảnh: Thanh Quỳnh

Điều đặc biệt ở chỗ, bà tự tìm tòi cách làm, tự tìm mua vải và các phụ kiện để phục vụ miễn phí cho mọi người. Thậm chí, bà còn cho các đội tuồng khác trên địa bàn huyện mượn về sử dụng mà không hề toan tính hay đòi hỏi trả công.

Vừa qua, Câu lạc bộ Tuồng Kẻ Gám cũng phải mượn của bà Nguyễn Thị Thâm 7 cái vây, 5 cái xây và 2 cái mũ để về biểu diễn. Sở dĩ phải mượn bà là bởi các phục trang bà làm ra rất tinh xảo, khéo léo và phù hợp với đặc điểm từng nhân vật. Vậy mà đến khi trả tiền công thì bà chẳng lấy. Đối với bà Thâm thì gần 20 năm qua, hầu như các phục trang bà làm ra đều để mọi người sử dụng hoàn toàn miễn phí.

Ông Đặng Văn Huy – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuồng Kẻ gám

Nhiều người ngạc nhiên, song với bà Thâm, đó lại là một việc hết sức bình thường. Bởi theo bà: “Mình xuất phát là một người nông dân, yêu và gắn bó với tuồng cổ nên cố gắng mày mò làm sao có được những đạo cụ và phục trang phù hợp để cho các thành viên câu lạc bộ sử dụng. Bao nhiêu năm qua, làm ra sản phẩm không mong được trả công, trả tiền. Điều duy nhất mong muốn mọi người có đủ phục trang biểu diễn là vui lắm rồi…”.

Một phân đoạn tiết mục tuồng cổ do bà Nguyễn Thị Thâm và các thành viên Câu lạc bộ Tuồng xã Trung Thành (huyện Yên Thành) tập luyện. Video Clip: Thanh Quỳnh

Người “tiếp lửa” đam mê nghệ thuật tuồng cổ

Kể về cơ duyên gắn bó với tuồng cổ, bà Nguyễn Thị Thâm cho biết, ngay từ thuở nhỏ, khi mảnh đất Yên Thành còn sôi nổi hoạt động của các đội tuồng biểu diễn thì bà đã đem lòng say mê bộ môn này. Thời điểm đó, một người anh trong họ ngoại của bà ở đội tuồng xã Nam Thành đã phát hiện ra năng khiếu của bà, nên đã hết lòng chỉ dẫn. Sau đó, chính anh đã xin phép hai cụ thân sinh của bà để giúp bà tham gia một vài vai diễn trong đội tuồng của xã.

Những ngày đầu, bà được giao vai dạo tuồng hoặc đóng vai con, vai cháu. Đến năm 15 tuổi, bà bắt đầu tạo được dấu ấn trong lòng người xem ở những vai khó như vai Châu Long – vợ của Lưu Bình trong vở “Lưu Bình, Dương Lễ”, hoặc vai Kiều Nguyệt Nga trong vở tuồng Lục Vân Tiên.

bna-tuong-mu-tham-2132.jpg
Những đạo cụ, phục trang do bà Nguyễn Thị Thâm làm đã góp phần làm thể hiện được những nét đặc trưng của từng nhân vật. Ảnh: Thanh Quỳnh

Năm 17 tuổi, bà lấy chồng về xã Trung Thành. Biết bà đã có nhiều vai diễn trước đó, ông Cao Đình Hùng là đội trưởng của Đội tuồng cổ xã Trung Thành đã đến đặt vấn đề mời bà Thâm vào đội. Khi tuổi đã vào độ chín, bà Thâm được giao những vai khó như vai Thi Sách trong vở “Trưng Trắc, Trưng Nhị”, vai Trọng Thủy trong vở “Trọng Thủy – Mỵ Châu”. Đặc biệt, vai Lão Tạ trong vở tuồng “Ngọn lửa Hùng Sơn” được xem là một vai “đinh” khiến cho nhiều người khi nhắc đến tuồng cổ đều nhớ đến vai diễn này.

Sau này, một thời gian tuồng cổ dần vãn bóng trên mảnh đất Trung Thành nói riêng, huyện Yên Thành nói chung. Cho đến năm 2004, khi huyện Yên Thành có nhiều chính sách phục dựng, phát huy giá trị tuồng cổ thì các câu lạc bộ tuồng bắt đầu được tái lập và hoạt động sôi nổi trở lại. Nhờ vậy, Câu lạc bộ Tuồng cổ xã Trung Thành được thành lập với 12 thành viên. Bà Nguyễn Thị Thâm được mọi người tin tưởng bầu làm chủ nhiệm câu lạc bộ.

bang-khen-giay-khen-cua-ba-nguyen-thi-tham-chu-nhiem-clb-tuong-xa-trung-thanh-7244.jpg
Một số Giấy khen của bà Nguyễn Thị Thâm trong quá trình gắn bó với nghệ thuật tuồng. Ảnh: Thanh Quỳnh

Kể từ giây phút đó, bà đã dành trọn tâm huyết của mình với câu lạc bộ và phát huy tối đa năng lực bản thân trong quá trình biểu diễn. Nhờ vậy, bà đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý như: Giải Diễn viên xuất sắc tại Liên hoan Câu lạc bộ Tuồng huyện Yên Thành vào năm 2008; Diễn viên cao tuổi nhất hát tuồng hay nhất năm 2013; Diễn viên xuất sắc Liên hoan Câu lạc bộ Tuồng huyện Yên Thành tại Lễ hội Đền Đức Hoàng năm 2011…

Trong năm 2015, bà Nguyễn Thị Thâm đã đưa các thành viên của câu lạc bộ tham gia Liên hoan “Tác phẩm sân khấu của tác giả Tống Phước Phổ” tại thành phố Đà Nẵng. Năm đó, câu lạc bộ đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả và được UBND thành phố Đà Nẵng biểu dương, khen thưởng.

Những ngày này, ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Thâm lại rộng cửa đón chào các thành viên của Câu lạc bộ Tuồng xã Trung Thành đến tập luyện để chuẩn bị cho Lễ hội Đền Đức Hoàng, Lễ hội Chùa Gám… Với họ – những người nông dân thuần chất, được hát, được múa, được hóa thân trong từng vai diễn là niềm hạnh phúc vô bờ. Và trong từng vai diễn ấy, người ta lại nhớ đến hình ảnh người phụ nữ tỉ mẩn, chăm chút từng đường kim, mũi chỉ để làm nên phục trang đẹp nhất cho mỗi đào, kép được thăng hoa…

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu thanh tra, xử lý nghiêm trường hợp buôn lậu, thổi giá vàng

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta 3 tháng đầu năm tiếp tục phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề quan trọng để phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của...

Cùng tác giả

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12

Phát biểu tại phiên họp thường kỳ tháng 12/2024 của Thường trực HĐND tỉnh trong chiều nay (25/12), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu đề nghị đánh giá công tâm, khách quan hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh và quan tâm rà soát, đôn đốc việc giải quyết đơn thư, phản ánh của cử tri và Nhân dân. Toàn cảnh phiên họp. Phiên họp đã dành thời gian đánh giá, rút kinh...

Nghệ An thu hút FDI cao nhất từ trước đến nay, đạt gần 1,7 tỉ USD

Công nhân làm việc trong nhà máy vốn đầu tư nước ngoài ở thị xã Thái Hòa, Nghệ An – Ảnh: DOÃN HÒA Thông tin trên được ông Phạm Hồng Quang – giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cho biết tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Nghệ An tổ chức ngày 25-12. Ông Quang cho hay năm 2024, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) của Nghệ An ước đạt 9,01%, đứng thứ 13...

Nam Đàn: Xây dựng huyện NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch

Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã về làm việc với huyện Nam Đàn đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 17 của Thủ tướng Chính phủ về "xây dựng thí điểm huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2028 - 2025". ...

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Sức sống trường tồn của một trò diễn Phàm đã là người sống ở đất Xuân Trường thì không ai là không biết đến trò diễn dân gian Xuân Phả và thuộc lòng truyền thuyết về sự ra đời của điệu múa cổ. Chuyện kể là, trên đường dẫn nghĩa quân đi dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí ở Bình Kiều Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay)- sứ quân cuối cùng trong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ...

Nâng cấp và xây mới nhiều bệnh viện tại miền Bắc, Nam, Trung và Tây Nguyên

Nội soi cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, một trong số bệnh viện sẽ được đầu tư mạnh trong giai đoạn 2025-2030 – Ảnh: HỒNG HÀ Theo đó, về phân bổ mạng lưới y tế, sẽ có hai nhóm bệnh viện đa khoa cấp tỉnh đảm nhận chức năng vùng (ví dụ Bệnh viện Đa khoa Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang đảm nhận chức năng bệnh viện vùng trung du –...

Cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An lần thứ XI

Tham dự đại hội, về phía Trung ương có Phó Giáo sư, Tiến sĩ , nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học -nghệ thuật Việt Nam; Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Phó Giáo sư...

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ – Một thiên sử vàng'

Âm vang một thời Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng mấy ngày qua, nhiều người dân thành phố Vinh vẫn dành thời gian đến với triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”. Ông Nguyễn Viết Lợi - Cựu chiến binh phường Quang Trung cho biết: “Thời tiết rất nóng bức nhưng tôi vẫn cố gắng đến xem triển lãm về chiến thắng Điện Biên Phủ. Là một người lính tham gia cuộc kháng chiến...

Công diễn vở kịch hát 'Lời Người lời của nước non'

Tham dự buổi công diễn có đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá & Thể thao; đại diện Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh. Đông đảo nhân dân trên địa bàn đã đến thưởng thức vở diễn. Vở diễn đã nhận giải thưởng của Ban chỉ đạo Trung ương và đạt giải Tác phẩm xuất sắc “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm...

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 6 bộ phim: “Điện Biên Phủ”, “Hồi ức Điện Biên”, “Chuyện những người lính già”, “Đồng hành cùng lịch sử”, “Chia lửa cùng Điện Biên”, “Điện Biên Phủ niềm hy vọng”. Đây là những bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến...

Nghệ An giành 1 giải Vàng, 2 giải Bạc tại Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) thu hút sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, với nhiều hình thức thể hiện, gồm: Ca, múa, nhạc. Các thành viên Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Nghệ An tại Lễ xuất...

Ra mắt cuốn sách ‘Nhà tầng hồi nớ…’ nhân dịp kỷ niệm 50 năm tái thiết thành phố Vinh

Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Thị Thu Hường - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo các hội hữu nghị, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, họa sĩ trong và ngoài nước, cùng đông đảo những người yêu mến thành phố Vinh. ...

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật bế mạc hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tham dự chương trình có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Văn Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao... cùng đại diện các sở, ban,...

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Sản phẩm được phát hành dưới dạng đĩa vật lý, USB cũng như digital version trên các nền tảng nhạc số. Đây là dự án mà nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết chuẩn bị và mất 4 năm mới hoàn thiện. Tham dự buổi họp báo ra mắt có NSND Thanh Hoa, Giám đốc Âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng, cùng đông đảo các phóng viên báo chí. Ca sỹ...

Đặc sắc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn năm nay được tổ chức với rất nhiều hoạt động như đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, điền kinh và kéo co, thu hút gần 300 vận động viên đến từ các làng của xã Nghĩa Lợi gồm: Lung Thượng, Lung Hạ, Tân Cay, Tân Thái, Ngọc Lam, Hưng Thịnh và Thái Thịnh. Thi môn đấu kéo co. Ảnh:...

Nghệ An phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Thị Hoài Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Thành; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành. Các đại biểu dự Lễ phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất