Powered by Techcity

Nghệ sĩ Nhân dân Đức Long: 'Hát là bản năng, là lẽ sống của đời tôi'

Dù chưa một lần được biết những người thân thích ở quê, nhưng anh luôn tự hào mình là một người Nghệ, dòng máu nghệ sĩ của anh có chất Nghệ chảy trong huyết quản.

Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với Nghệ sĩ Nhân dân Đức Long, người được giới mộ điệu trên cả nước vinh danh “người đàn ông hát”.

hhkd2558-1647249442284-8099.jpeg
NSND Đức Long. Ảnh: NVCC

P.V: Khi nhìn vào con đường nghệ thuật rực rỡ của những ngày hôm nay, nhiều người sẽ nghĩ con đường đến với âm nhạc của anh “thuận buồm xuôi gió”, thế nhưng sự thật lại không phải vậy. Anh có thể kể về hành trình đến với âm nhạc của mình?

Nghệ sĩ Nhân dân Đức Long: Tôi sinh ra và lớn lên ở Hòn Gai – Quảng Ninh. Mồ côi cha mẹ khi mới 8 tuổi, tôi từng làm đủ mọi việc lao động chân tay rất vất vả như đóng gạch thuê, kéo xe bò, bốc vác… để mưu sinh, thế nhưng chính những câu hát đã cứu rỗi tâm hồn tôi, cho tôi thêm niềm tin và hy vọng vào cuộc đời, vào tương lai phía trước. Tôi hát trên công trường, trên những chuyến xe, ở đâu tôi cũng thấy yêu đời, vui vẻ vì mình có giọng hát và được hát. Vì hát hay, nên dù là công nhân mỏ tôi hầu như không phải lao động chân tay mà quanh năm đi diễn phục vụ công nhân. Hồi ấy, chúng tôi được giao nhiệm vụ đi hát động viên, khích lệ công nhân hoàn thành chỉ tiêu mà xí nghiệp giao phó. Đến bây giờ tôi vẫn tự hào về thời đã qua, được cùng đội ca hát của xí nghiệp liên tiếp giành vị trí đầu bảng trong các hội diễn ca nhạc không chuyên ở cả ba miền.

duc-long-show-3980.jpeg
NSND Đức Long trong show “Đức Long hát” diễn ra năm 2021. Ảnh: NVCC

Thế rồi một cơ duyên đã đưa tôi đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp. Ấy là tôi khi đạt giải Nhất cuộc thi Liên hoan Nghệ thuật quần chúng toàn quốc vào năm 1980, với bài hát “Chiều Hạ Long”. Sau đó, năm 1982, tôi được Đoàn Nghệ thuật Quân chủng phòng không không quân mời về Đoàn. Chính nấc thang này cho tôi một cuộc sống mới, cuộc sống mà dù có nằm mơ tôi cũng không bao giờ nghĩ đến, là được trở thành ca sĩ.

Chính trong môi trường này đã trui rèn cho tôi những phẩm chất của một người lính hát, ấy là sự tận tâm, là hy sinh, nhiệt huyết. Dù có đi bất cứ nơi đâu, hát ở sân khấu nào chúng tôi cũng rút ruột như con tằm nhả tơ để được phục vụ khán giả, nhất là những người lính.

duc-long-thai-bao-6120.jpeg
NSND Đức Long và NSND Thái Bảo trong show “Đức Long hát”. Ảnh: NVCC

Cũng từ Đoàn Nghệ thuật Quân chủng phòng không không quân, tôi được cử đi học thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc quốc gia và được trau dồi chuyên môn kỹ năng thanh nhạc từ những ngày này. Người ta bảo nghe tôi hát rất tình, rất nhẹ và không thấy tôi sử dụng kỹ thuật. Không phải vậy đâu, rất nhẹ rất tình ấy là khi tôi dùng kỹ thuật thanh nhạc mà mình dùi mài nhiều năm tháng, cộng với tâm hồn một người hát, sự trân trọng khán giả mà thành.

Lại nói về chặng hành trình được đi hát, tôi nghĩ rằng nấc thang nào cũng cho ta những bài học quý, những sự trưởng thành nhất định. Khi là công nhân mỏ tôi được hát với sự trong sáng hồn nhiên nhất, khi được về đầu quân cho đoàn chuyên nghiệp, tôi được hát bằng sự chỉn chu và nhiệt huyết. Sau này nữa tôi hát bằng cả trái tim, khối óc, sự trân trọng và cả những tâm sự trong lòng mình. Vì thế, hát là bản năng, là lẽ sống của đời tôi.

duc-long-jpeg-6270.jpeg
Với NSND Đức Long hát là bản năng, là lẽ sống. Ảnh: NVCC

P.V: Thưa anh, ngoài vai trò là ca sĩ, anh còn được biết đến với công việc của một giảng viên thanh nhạc có tiếng “mát tay”. Trong cuộc đời làm thầy giáo của mình, anh luôn được các học trò yêu mến, quý trọng bởi anh luôn thể hiện tình thương yêu, sự độ lượng. Với những học trò có hoàn cảnh khó khăn, anh thường dạy mà không thu kinh phí. Cũng có nhiều học trò nhờ có anh mà có thể vượt khó, trưởng thành trong nghề nghiệp. Điển hình là những ca sĩ nay đã trở thành những nghệ sĩ lớn trong làng nhạc Việt như Tùng Dương, Phan Thu Lan, Minh Thu… Anh có thể nói gì về vai trò người thầy của mình?

Nghệ sĩ Nhân dân Đức Long: Sau khi tham gia học thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc quốc gia, tôi được giữ lại làm trợ giảng rồi giảng viên thanh nhạc. Suốt chặng hành trình đó, ngoài ca hát lưu diễn, một phần quan trọng trong đời sống của tôi là ươm mầm và chắp cánh cho những tài năng âm nhạc. Trong quá trình dạy học, tôi luôn tâm niệm dạy nhạc cũng như dạy chữ, trước hết phải bồi dưỡng về tâm hồn, nhân cách, sau đó mới đến tài năng. Vì thế, đa số những học sinh mà tôi giảng dạy, các em đều có cách cảm thụ âm nhạc rất cá tính, đầy màu sắc riêng biệt nhưng rất nhân văn, rất giàu cảm xúc, vì thế khi hát các em chạm đến trái tim người nghe.

Còn về khía cạnh bạn chia sẻ, tôi nghĩ, là một người thầy dạy thanh nhạc thì phải truyền được tình yêu và sự đam mê thực sự cho các học trò. Điều quan trọng là phải làm sao để khi ra trường các em có thể làm nghề thật tốt, tự tin trong vai trò một nghệ sĩ. Mặc dù luôn khuyến khích, động viên học trò nhưng với những em không có năng khiếu, tôi cũng thẳng thắn khuyên các em theo nghề khác, bởi nghề này nếu không có năng khiếu thì có khổ luyện cũng không thể thành tài. Chắc bởi sự chân thành, thẳng thắn đầy trách nhiệm đó mà học trò yêu quý, tin tưởng tôi chăng.

duc-long-thanh-hoa-4868.jpeg
NSND Đức Long và ca sĩ Thu Hà trong một show diễn của anh. Ảnh: NVCC

P.V: Đời sống âm nhạc hiện đang “vàng thau lẫn lộn”, nhiều ca sĩ không có giọng tốt vẫn đắt show, thu nhập “khủng”. Trong khi, những ca sĩ dòng nhạc chính thống trải qua quá trình được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, giọng hát và sự trưởng thành phải có sự khổ luyện lại luôn chịu sự thiệt thòi nhất định. Anh nghĩ sao về điều này, anh có cho rằng mình đang chịu nhiều thiệt thòi trong thời thế hiện nay không?

Nghệ sĩ Nhân dân Đức Long: Hoàn toàn không! Ngay từ những ngày trẻ khi giọng hát đang ở độ đỉnh cao nhất của kỹ thuật và sự nồng nàn của cảm xúc, chúng tôi đã có được những vinh quang của nghề và bây giờ cũng vậy. Và vì thế, từ lâu danh tiếng, đắt show, tiền cát-xê… đối với tôi không quá quan trọng. Tôi không thấy buồn vì những điều đó. Tôi chỉ muốn được khán giả yêu vì sức lao động, sự cống hiến của mình. Và dĩ nhiên tôi luôn muốn có được sự cộng hưởng cảm xúc của khán giả mỗi khi lên sân khấu. Thế hệ chúng tôi đó mới là điều quan trọng.

duc-long-8939.jpeg
Với NSND Đức Long được khán giả yêu quý là điều quan trọng bậc nhất. Ảnh: NVCC

Về chuyện các ca sĩ chưa có chuyên môn giỏi về thanh nhạc mà vẫn đắt show, tôi thấy điều đó đáng mừng, khi toàn dân yêu âm nhạc, toàn dân sẽ đi nghe hát. Ai cũng có thể bày tỏ tình yêu với âm nhạc, tuy nhiên, các bạn ấy phải biểu diễn như thế nào, học hỏi để trở nên chuyên nghiệp ra sao, thuyết phục được khán giả nghe mình hát được dài lâu hay không… đó mới là yếu tố quan trọng. Trên thực tế, không chỉ tôi, mà cả thế hệ chúng tôi không ai suy tư hay cảm thấy “chạnh lòng” khi các bạn trẻ chưa có khả năng thanh nhạc tốt mà có thu nhập cao từ nghề hát, còn mình thì không.

Bản thân tôi đã có khoản lương cố định theo thang bậc của Nhà nước, và dĩ nhiên tôi hài lòng với điều đó. Thế hệ chúng tôi khi đi hát không ai nghĩ đến chữ “tiền”, chúng tôi cũng không đòi hỏi cao về cát-xê. Bao tâm huyết, tình yêu, chúng tôi dành tất thảy cho âm nhạc. Điều khiến chúng tôi lo lắng nhất chỉ là, khi mình bước ra sân khấu, khán giả có nghe mình hát nữa hay không, và họ có đồng điệu với cảm xúc trong câu chuyện bài hát mà chúng tôi chuyển tải hay không. Vì thế với tôi, ca sĩ nào thì có đối tượng âm nhạc đó, và chúng tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ trong đời sống âm nhạc của mình.

P.V: Cuối năm 2023 anh vinh dự được vinh danh Nghệ sĩ Nhân dân, với anh đây là một bất ngờ lớn hay là một sự hiển nhiên sau nhiều năm cống hiến và đạt nhiều thành quả?

Nghệ sĩ Nhân dân Đức Long: Đó là một vinh dự lớn! Người nghệ sĩ nào cũng mong có được những sự ghi nhận đúng nghĩa dù anh có tự tin đến bao nhiêu. Và để có được sự vinh danh này, người nghệ sĩ phải lao động và cống hiến một cách chỉn chu, nhiệt tâm nhất. Tôi luôn tự hào rằng tôi được biểu diễn bằng xúc cảm và sự nghiêm túc làm nghề, không màng đến danh vọng. Thế nhưng, trong hành trình đó tôi có sự may mắn là được hội đồng nghệ thuật ghi nhận, họ đã vinh danh tôi bằng những Huy chương Vàng, Bạc ở các hội diễn, để tôi được là nghệ sĩ của nhân dân. Đó không phải là điều quá vinh dự và tự hào hay sao? Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân là một động lực mới để tôi lại tiếp tục cố gắng và tận hiến hơn nữa trong chặng đường phía trước.

P.V: Được biết, anh có quê gốc ở Nghệ An nhưng vẫn chưa một lần được về thăm quê một cách đúng nghĩa. Anh có thể nói về điều này?

Nghệ sĩ Nhân dân Đức Long: Ngay từ ngày bé tôi đã đọc thuộc lòng lý lịch của mình rằng mình quê gốc ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An và ông bà nội mình sinh ra lớn lên ở đó. Nhưng thật buồn, ký ức của tôi không có bóng dáng của quê hương mình, vì bố mẹ tôi ra đi khi tôi còn quá nhỏ. 3 anh em tôi dắt díu nuôi nhau khôn lớn trong sự khó khăn vất vả trăm bề. Lớn lên như bạn đã biết, tôi đi làm công nhân mỏ rồi đi hát, thời gian cứ cuốn đi như nước qua cầu. Có rất nhiều lần tôi cũng có bàn bạc với anh chị mình muốn được về tìm lại gốc tích của dòng họ, xem ai còn ai mất, xem gia phả dòng họ mình bây giờ được thờ cúng ra sao. Nhưng để làm được điều đó cần rất nhiều thời gian, thực tình cuộc sống quá nhiều bận rộn, anh em tôi vẫn chưa về được quê hương lần nào.

Thế nhưng, cái chữ “nguyên quán” trong tờ lý lịch vẫn luôn là sự tự hào mãnh liệt trong tôi. Tôi là một người Nghệ, tôi có chất Nghệ là sự hào sảng, là tinh thần tự lực tự cường, ý chí vượt khó khăn là sự nhiệt huyết cháy lòng mỗi khi nhận việc, mỗi khi được lên sân khấu.

Tôi còn nhớ có lần tôi sang Cộng hòa Liên bang Đức biểu diễn cho cộng đồng người Việt xem, tôi gặp được rất đông anh em Nghệ kiều, họ đoàn kết và nói toàn tiếng Nghệ, vui lắm. Tự dưng một cảm giác xúc động nghẹn ngào, xen lẫn tự hào và vinh dự đầy lên trong tôi. “Tôi cũng là người Nghệ đây”. Tiếng nói ấy vang lên trong tôi, vang lên giữa đông đảo bà con người Nghệ ở nước ngoài thật thiêng liêng và ấm áp.
Và dẫu bây giờ chưa gặp lại được người bà con nào ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, chưa biết được gốc tích của mình trên quê hương Xô viết anh hùng, nhưng tôi vẫn đau đáu một nỗi niềm: “Về quê, về với dòng dõi tổ tiên cha ông mình”.

P.V: Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Nguồn

Cùng chủ đề

Sôi nổi Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại xã Nghi Hưng – Nghi Lộc

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2024), 19 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2024), sáng 19/8, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ xã Nghi Hưng (huyện Nghi Lộc) tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Dự và chung vui ngày hội có đồng...

Vịnh Diễn Châu và khu vực ven biển Nghi Lộc, Cửa Lò (Nghệ An) thuộc quy hoạch cấm khai thác thủy sản có thời...

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký phê duyệt tại Quyết định số 389/QĐ-TTg theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. Lực lượng kiểm ngư Nghệ An tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các phương tiện hoạt động thủy sản trên biển ngoài khơi thị xã...

Nghệ An thông qua chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện rác công nghệ Đức 3.100 tỷ đồng tại Nghi Yên, Nghi...

Chủ trương trên vừa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024, dưới sự chủ trì của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh. Quang cảnh phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An. Ảnh: Thành Duy ...

Lãnh đạo các sở, ngành lý giải nguyên nhân các chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân thấp

Chiều 6/12, kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh tiếp tục chương trình làm việc với phiên thảo luận tại hội trường. Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh trực tiếp điều hành phiên thảo luận tại hội trường. Chiều 6/12, kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh tiếp tục chương trình làm việc với phiên thảo luận tại hội trường....

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh dự sinh hoạt chi bộ và tiếp xúc cử tri tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc

Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Mai Hoa Tối ngày 03/12, đồng chí Võ Thị Minh Sinh - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu HĐND tỉnh khoá XVIII đã có cuộc tiếp xúc cử tri, gắn với tham dự sinh chi bộ mở rộng tại...

Cùng tác giả

Tăng cường công tác giám sát, đảm bảo nguồn nước sạch, an toàn cho người dân sử dụng

 Sáng 1/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bao gồm nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.    Toàn cảnh phiên họp. Báo cáo của Sở NN&PTNT tại phiên giải trình cho thấy, đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 561 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn được xây dựng, trong đó có 492 công trình...

Hơn 5.500 tỷ đồng, dang dở 15 năm

TPO – Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng được phê duyệt từ năm 2009 với mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên hơn 5.550 tỷ đồng. Tuy nhiên, công trình thủy lợi lớn nhất Nghệ An kéo dài suốt 15 năm vẫn chưa thể vận hành.  Dự án trong mơ? Hồ chứa nước Bản Mồng là công trình thủy lợi lớn nhất Nghệ An do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng...

ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy TSA 2025

Sáng nay 2.11, ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi đánh giá tư duy TSA 2025. Cụ thể, trong năm 2025, ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy TSA trong 3 đợt thi, thời gian thi đều vào các ngày cuối tuần.  Mỗi đợt sẽ có từ 3 – 4 kíp, thi tại 30 điểm, quy mô dự kiến đáp ứng cho khoảng 75.000 lượt thi. Ngoài các điểm...

Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy năm 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 – Ảnh: NGUYÊN BẢO Ngày 2-11, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức công bố kế hoạch thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2025. Theo đó, trong năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (TSA) dự kiến tổ chức trong 3 đợt thi vào các ngày cuối tuần, mỗi đợt sẽ có...

Tăng, giảm trái chiều tại miền Bắc và miền Nam; giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 2/11/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 2/11/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi tăng một giá, thương lái tại Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ngang bằng với tại Thái Bình ghi nhận đây là mức giá cao nhất...

Cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An lần thứ XI

Tham dự đại hội, về phía Trung ương có Phó Giáo sư, Tiến sĩ , nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học -nghệ thuật Việt Nam; Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Phó Giáo sư...

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ – Một thiên sử vàng'

Âm vang một thời Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng mấy ngày qua, nhiều người dân thành phố Vinh vẫn dành thời gian đến với triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”. Ông Nguyễn Viết Lợi - Cựu chiến binh phường Quang Trung cho biết: “Thời tiết rất nóng bức nhưng tôi vẫn cố gắng đến xem triển lãm về chiến thắng Điện Biên Phủ. Là một người lính tham gia cuộc kháng chiến...

Công diễn vở kịch hát 'Lời Người lời của nước non'

Tham dự buổi công diễn có đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá & Thể thao; đại diện Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh. Đông đảo nhân dân trên địa bàn đã đến thưởng thức vở diễn. Vở diễn đã nhận giải thưởng của Ban chỉ đạo Trung ương và đạt giải Tác phẩm xuất sắc “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm...

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 6 bộ phim: “Điện Biên Phủ”, “Hồi ức Điện Biên”, “Chuyện những người lính già”, “Đồng hành cùng lịch sử”, “Chia lửa cùng Điện Biên”, “Điện Biên Phủ niềm hy vọng”. Đây là những bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến...

Nghệ An giành 1 giải Vàng, 2 giải Bạc tại Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) thu hút sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, với nhiều hình thức thể hiện, gồm: Ca, múa, nhạc. Các thành viên Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Nghệ An tại Lễ xuất...

Ra mắt cuốn sách ‘Nhà tầng hồi nớ…’ nhân dịp kỷ niệm 50 năm tái thiết thành phố Vinh

Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Thị Thu Hường - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo các hội hữu nghị, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, họa sĩ trong và ngoài nước, cùng đông đảo những người yêu mến thành phố Vinh. ...

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật bế mạc hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tham dự chương trình có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Văn Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao... cùng đại diện các sở, ban,...

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Sản phẩm được phát hành dưới dạng đĩa vật lý, USB cũng như digital version trên các nền tảng nhạc số. Đây là dự án mà nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết chuẩn bị và mất 4 năm mới hoàn thiện. Tham dự buổi họp báo ra mắt có NSND Thanh Hoa, Giám đốc Âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng, cùng đông đảo các phóng viên báo chí. Ca sỹ...

Đặc sắc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn năm nay được tổ chức với rất nhiều hoạt động như đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, điền kinh và kéo co, thu hút gần 300 vận động viên đến từ các làng của xã Nghĩa Lợi gồm: Lung Thượng, Lung Hạ, Tân Cay, Tân Thái, Ngọc Lam, Hưng Thịnh và Thái Thịnh. Thi môn đấu kéo co. Ảnh:...

Nghệ An phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Thị Hoài Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Thành; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành. Các đại biểu dự Lễ phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất