Powered by Techcity

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Lớp xóa mù chữ tổ chức ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn
Lớp xóa mù chữ tổ chức ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn

Những khó khăn, bất cập

Vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An chiếm 83% diện tích toàn tỉnh. Địa bàn rộng, cách trở, cùng với tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của một bộ phận người dân hạn chế… khiến cho tình trạng mù chữ, tái mù chữ vẫn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý, tỷ lệ người mù chữ nằm rải rác ở các bản vùng sâu, vùng xa dẫn tới những khó khăn trong việc tổ chức chức dạy học xóa mù chữ.

Đói nghèo, lạc hậu và nhận thức hạn chế nên việc huy động học viên ra lớp, duy trì sĩ số học viên đi học chuyên cần tại các lớp xóa mù chữ rất vất vả. Một phần nguyên nhân cũng do đa số học viên đều là nữ, đều trong độ tuổi lao động chính của gia đình, không có thời gian tham gia lớp đều đặn. Mặt khác, vào mùa nương rẫy, nhiều người dân thường đi làm xa nhà, xa bản; chưa kể một số người do lớn tuổi nên có tâm lý e dè, xấu hổ khi đi học…

Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì hiệu quả của công tác xóa mù chữ chưa cao, kết quả không bền vững, hiện tượng tái mù chữ vẫn tiếp diễn, gia tăng. Số lượng người học lớp xóa mù chữ còn rất ít so với người mù chữ. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập của một số xã miền núi còn khó khăn, thiếu thốn.

Trong khi đó, một khó khăn mang tính đặc thù cũng đã tác động nhiều đến công tác xóa mù chữ. Đó là, địa bàn các huyện miền núi rộng, giao thông khó khăn, đồng bào các DTTS sinh sống phân tán, rải rác dọc các bản làng biên giới, chỗ ở không ổn định nên việc điều tra con số người mù chữ để mở lớp, vận động ra lớp và quản lý lớp học khó khăn. Chưa kể, việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong công tác xóa mù chữ có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, thường xuyên…

Tham gia các lớp học xóa mù chữ hầu hết là phụ nữ
Tham gia các lớp học xóa mù chữ hầu hết là phụ nữ DTTS

Những khó khăn, hạn chế, bất cập kể trên đang khiến cho công tác xóa mù chữ ở vùng đồng bào DTTS Nghệ An đầy nan giải. Bởi, mù chữ vẫn còn tồn tại thì vẫn còn đó nhiều hệ lụy, tác động xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội. Mù chữ, khiến cho một bộ phận người dân nhận thức không đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Không biết chữ còn khiến người dân không tiếp thu được các kiến thức khoa học kỹ thuật mới khiến năng suất lao động, năng suất trồng trọt, chăn nuôi không cao… dẫn đến đói nghèo luôn tiềm ẩn.

Mục tiêu xóa mù chữ và nâng cao dân trí

Những năm qua, việc tổ chức và duy trì các lớp học xóa mù chữ tại vùng đồng bào DTTS luôn là nhiệm vụ quan trọng, với mục tiêu nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, xã hội. Đặc biệt, kể từ khi triển khai Nội dung số 2 về Xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), thì nội dung xóa mù chữ đã được đẩy mạnh hơn.

Bà Lô Thị Hoa (SN 1969) ở xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương cho biết: Cũng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi lập gia đình lại không có điều kiện đi học nên mới không biết chữ. Ban đầu việc làm quen với các chữ cái, đánh vần và tập viết rất khó. Nhờ hướng dẫn của các giáo viên, tôi và nhiều phụ nữ khác trong lớp đều đã biết đọc, biết viết. Bây giờ, tôi đã có thể xem ti vi, đọc sách, báo rồi.

Tại các buổi học, cùng với việc xóa mù, các giáo viên còn lồng ghép tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước tập trung vào các nội dung như: không tàng trữ, sử dụng trái phép ma túy, vũ khí, vật liệu nổ; vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia, di canh, di cư tự do; hôn nhân và gia đình; cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sao cho hiệu quả…  Nhờ vậy, không chỉ tạo được không khí thoải mái mà còn giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đời sống vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Nghệ An đã huy động sự vào cuộc của các cấp các ngành trong nỗ lực xóa mù chữ vùng đồng bào DTTS
Nghệ An đã huy động sự vào cuộc của các cấp các ngành trong nỗ lực xóa mù chữ vùng đồng bào DTTS

Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Lô Thanh Nhất chia sẻ thêm: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, công tác xóa mù chữ đã được huyện đẩy mạnh hơn. Điều đặc biệt là, trong quá trình mở các lớp xóa mù chữ, thì đã khéo léo tuyên truyền, vận động người dân tiếp cận các kiến thức chăn nuôi, kỹ năng sản xuất để vừa nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức và hành động cho mỗi người.

Nhằm tạo thuận lợi hơn cho công tác xóa mù chữ, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND, ngày 7/7/2023 về việc Quy định một số nội dung và mức chi thực hiện công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục theo đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030”. 

Theo đó, tỉnh hỗ trợ người dân tham gia học xóa mù chữ, với mức chi tối đa 1,8 triệu đồng/người/chương trình. Các địa phương cũng có thêm các mức hỗ trợ về thắp sáng ban đêm, mua sổ sách theo dõi quá trình học tập và hỗ trợ giáo viên mua văn phòng phẩm, tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù… Đồng thời, HĐND tỉnh đã quy định mức hỗ trợ cho người làm công tác xóa mù chữ với thời gian hưởng 12 tháng/năm.

Từ những nỗ lực ấy, năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi; công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 3 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1. 

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng – Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT Nghệ An trao đổi: Năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu tăng tỷ lệ đối tượng từ 15 – 60 tuổi đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 ở mức 99,35% (tối thiểu là 90%). 

Do vậy thời gian tới, ngành Giáo dục tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, tiếp tục mở các lớp học xóa mù chữ để nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc các bản vùng cao biên giới tỉnh Nghệ An.

Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học

Nguồn: https://baodantoc.vn/nghe-an-no-luc-cho-cong-tac-xoa-mu-chu-de-dong-bao-thay-doi-nep-nghi-cach-lam-1732070698319.htm

Cùng chủ đề

Cần có quy định cụ thể bảo vệ danh dự, nhân phẩm nhà giáo trên không gian mạng

Tại phiên thảo luận sáng 20/11 về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đồng tình việc quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo để tạo hành lang...

Nghệ An: Nhận diện, tháo gỡ khó khăn việc giải ngân nguồn vốn sự nghiệp Chương trình MTQG 1719

Qua đánh giá của tỉnh Nghệ An, tiến độ triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An còn chậm, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp. Tính đến thời điểm báo cáo mới đạt 20,5% tổng kế hoạch (vốn đầu tư đạt 43,7% kế hoạch; vốn sự nghiệp...

Kỳ vọng những đổi mới để ‘tiếp sức’ cho nhà giáo

Nhân dịp 20.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, chưa bao giờ tầng lớp trí thức, các nhà giáo, hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo lại được những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước coi trọng, đề cao và đặt ở vị trí quốc sách hàng đầu như hiện nay. Những nhà giáo, dù ở bất cứ vị trí...

Ủy ban MTTQ tỉnh khen thưởng các tác giả đạt giải báo chí “vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”

Giải báo chí do Ủy ban trung ương MTTQVN chủ trì đã trao thưởng cho tác giả của 90 tác phẩm đạt giải vào tối 11/11/2024 tại Hà Nội. Hội nhà báo Nghệ An có 1 tác phẩm đạt giải B, 2 tác phẩm đạt giải C, và 1 giải khuyến khích.   Quang cảnh lễ trao giải. Trong đó,  Đài PTTH Nghệ An đạt giải C với tác phẩm “ Vai trò mặt trận cơ sở trong đoàn kết cộng đồng...

Tháo ‘điểm nghẽn’ nếu giao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục?

Một trong những quy định được xem là đột phá trong dự thảo luật Nhà giáo là giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thay vì ngành nội vụ như hiện nay. Dự thảo luật Nhà giáo đề xuất giao quyền tuyển dụng, sử dụng nhà giáo cho ngành giáo dục Trong đó, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng...

Cùng tác giả

Cần có quy định cụ thể bảo vệ danh dự, nhân phẩm nhà giáo trên không gian mạng

Tại phiên thảo luận sáng 20/11 về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đồng tình việc quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo để tạo hành lang...

Nghệ An: Nhận diện, tháo gỡ khó khăn việc giải ngân nguồn vốn sự nghiệp Chương trình MTQG 1719

Qua đánh giá của tỉnh Nghệ An, tiến độ triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An còn chậm, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp. Tính đến thời điểm báo cáo mới đạt 20,5% tổng kế hoạch (vốn đầu tư đạt 43,7% kế hoạch; vốn sự nghiệp...

Kỳ vọng những đổi mới để ‘tiếp sức’ cho nhà giáo

Nhân dịp 20.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, chưa bao giờ tầng lớp trí thức, các nhà giáo, hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo lại được những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước coi trọng, đề cao và đặt ở vị trí quốc sách hàng đầu như hiện nay. Những nhà giáo, dù ở bất cứ vị trí...

Ủy ban MTTQ tỉnh khen thưởng các tác giả đạt giải báo chí “vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”

Giải báo chí do Ủy ban trung ương MTTQVN chủ trì đã trao thưởng cho tác giả của 90 tác phẩm đạt giải vào tối 11/11/2024 tại Hà Nội. Hội nhà báo Nghệ An có 1 tác phẩm đạt giải B, 2 tác phẩm đạt giải C, và 1 giải khuyến khích.   Quang cảnh lễ trao giải. Trong đó,  Đài PTTH Nghệ An đạt giải C với tác phẩm “ Vai trò mặt trận cơ sở trong đoàn kết cộng đồng...

Tháo ‘điểm nghẽn’ nếu giao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục?

Một trong những quy định được xem là đột phá trong dự thảo luật Nhà giáo là giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thay vì ngành nội vụ như hiện nay. Dự thảo luật Nhà giáo đề xuất giao quyền tuyển dụng, sử dụng nhà giáo cho ngành giáo dục Trong đó, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng...

Cùng chuyên mục

Cần có quy định cụ thể bảo vệ danh dự, nhân phẩm nhà giáo trên không gian mạng

Tại phiên thảo luận sáng 20/11 về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đồng tình việc quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo để tạo hành lang...

Nghệ An: Nhận diện, tháo gỡ khó khăn việc giải ngân nguồn vốn sự nghiệp Chương trình MTQG 1719

Qua đánh giá của tỉnh Nghệ An, tiến độ triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An còn chậm, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp. Tính đến thời điểm báo cáo mới đạt 20,5% tổng kế hoạch (vốn đầu tư đạt 43,7% kế hoạch; vốn sự nghiệp...

Kỳ vọng những đổi mới để ‘tiếp sức’ cho nhà giáo

Nhân dịp 20.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, chưa bao giờ tầng lớp trí thức, các nhà giáo, hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo lại được những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước coi trọng, đề cao và đặt ở vị trí quốc sách hàng đầu như hiện nay. Những nhà giáo, dù ở bất cứ vị trí...

Ủy ban MTTQ tỉnh khen thưởng các tác giả đạt giải báo chí “vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”

Giải báo chí do Ủy ban trung ương MTTQVN chủ trì đã trao thưởng cho tác giả của 90 tác phẩm đạt giải vào tối 11/11/2024 tại Hà Nội. Hội nhà báo Nghệ An có 1 tác phẩm đạt giải B, 2 tác phẩm đạt giải C, và 1 giải khuyến khích.   Quang cảnh lễ trao giải. Trong đó,  Đài PTTH Nghệ An đạt giải C với tác phẩm “ Vai trò mặt trận cơ sở trong đoàn kết cộng đồng...

Tháo ‘điểm nghẽn’ nếu giao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục?

Một trong những quy định được xem là đột phá trong dự thảo luật Nhà giáo là giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thay vì ngành nội vụ như hiện nay. Dự thảo luật Nhà giáo đề xuất giao quyền tuyển dụng, sử dụng nhà giáo cho ngành giáo dục Trong đó, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng...

Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh chúc mừng Trường THPT Thanh Chương 3 nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Chiều 19/11, đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chúc mừng tập thể giáo viên Trường THPT Thanh Chương 3 nhân dịp Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trường THPT Thanh Chương 3 đóng tại xã Phong Thịnh - một xã thuộc khu vực miền núi ở của tỉnh Nghệ An. Với vùng tuyển...

Hơn 100 tập thể, cá nhân lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được tuyên dương, khen thưởng dịp 20/11 

Chiều 19/11, Sở Lao động TB và XH cũng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp năm 2024.  Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tặng Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, thực hiện Chỉ thị số...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhân Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu –Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến chúc mừng cán bộ, công chức Sở GD-ĐT và Hội Cựu giáo chức Nghệ An.   Quang cảnh buổi lễ. Tặng hoa và chúc mừng tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Sở GD-ĐT nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu khẳng định: Từ...

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Trường Chính trị tỉnh Nghệ An

Thời gian qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Trường Chính trị tỉnh Nghệ An đã phối hợp trao đổi nội dung thông tin về định hướng công tác giáo dục lý luận chính trị, văn hóa, khoa giáo, công tác nghiên cứu lịch sử Đảng, thời sự, chính sách thông qua văn bản, hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy.   Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng Trường Chính trị tỉnh Nghệ An nhân Ngày Nhà giáo...

Trường THPT Thanh Chương 3 nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Chiều 19/11, đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chúc mừng tập thể giáo viên Trường THPT Thanh Chương 3 nhân dịp Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trường THPT Thanh Chương 3 đóng tại xã Phong Thịnh - một xã thuộc khu vực miền núi ở của tỉnh Nghệ An. Với vùng tuyển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất