Powered by Techcity

Lê Duy Ứng: Người họa sĩ dùng máu từ đôi mắt bị thương vẽ chân dung Bác Hồ

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở miền Trung, họa sĩ Lê Duy Ứng (SN 1947) nhập ngũ khi đang là sinh viên đại học. “Tôi đi theo lời kêu gọi của Bác Hồ”, Lê Duy Ứng kể lại. Không may cho ông, trong một cuộc chiến ác liệt tại cửa ngõ Sài Gòn, ông bị thương nặng và mất đi đôi mắt của mình. Nhưng cũng thật may mắn cho ông, trong khoảnh khắc vô cùng bấp bênh để níu giữ sự sống, hình ảnh Bác Hồ hiện ra thật rõ nét, sáng ngời, như một niềm hy vọng để ông tiếp tục sống.

Lê Duy Ứng: Người họa sĩ dùng máu từ đôi mắt bị thương vẽ chân dung Bác Hồ  ảnh 1

Họa sĩ Lê Duy Ứng bên bức tượng Bác Hồ do chính tay ông chạm khắc. Ảnh: Trịnh Phú Sơn

Vẽ chân dung Bác Hồ bằng máu

Trước đây, Diệp Minh Châu từng chích máu trên chính cánh tay mình để vẽ bức tranh mà theo họa sĩ là “một tác phẩm sáng tạo trong những phút say sưa nhất” của đời ông. Đó là bức tranh vẽ Bác Hồ với ba em nhỏ đại diện cho đồng bào ba miền Bắc, Trung, Nam, như muốn truyền tải về tinh thần đoàn kết dân tộc, kính dâng lên Đảng và Bác.

Sau này, vào năm 1975, trong những ngày cuối cùng của chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, họa sĩ Lê Duy Ứng lại vẽ một bức tranh bằng máu, lần này là máu từ đôi mắt bị thương của chính ông. Một bức tranh vẽ Bác Hồ, trên đó đề dòng chữ: “Ánh sáng niềm tin! Con nguyện dâng Người tuổi thanh xuân. 28/4/1975”. Đây là một sự trùng hợp khá lạ lùng, khi Diệp Minh Châu – người thầy dạy vẽ của Lê Duy Ứng, đã vẽ bức tranh bằng máu về Bác khi họa sĩ 28 tuổi đời. Và hơn 30 năm sau, chính Lê Duy Ứng đã vẽ bức tranh này cũng vào năm ông 28 tuổi.

Bức tranh được thực hiện ngay trong trận chiến khốc liệt tại cửa ngõ Sài Gòn, trong những giây phút tỉnh táo cuối cùng trước khi Lê Duy Ứng ngất đi vì vết thương quá nặng. Hai lần tắt thở sau đó, thậm chí đã bị đưa vào nhà xác, nhưng không biết vì lẽ gì trái tim ông lại hồi phục. Trong túi áo ngực của mình, bức tranh vẽ bằng máu đó đã được ông cất giữ. Với ông, đó giống như một lá bùa may mắn. Ít ra thì trong giây phút sinh tử của đời mình, Lê Duy Ứng đã vin vào niềm tin ấy, lý tưởng ấy để có thể vượt qua tất cả.

Lê Duy Ứng: Người họa sĩ dùng máu từ đôi mắt bị thương vẽ chân dung Bác Hồ  ảnh 2

Bức tranh vẽ Bác Hồ bằng chính máu mắt của hoạ sĩ Lê Duy Ứng.

Kể lại giây phút đó, Lê Duy Ứng vẫn bùi ngùi xúc động như ngày nào. Ông nói, rạng sáng hôm đó đạn súng chống tăng đã khiến ông bị thương nặng, ngất đi. Khi tỉnh dậy, tiếng chát chúa của bom đạn khiến ông nhận ra xung quanh mình, các đồng đội vẫn đang chiến đấu với kẻ thù, nhưng ông không thể nhìn thấy gì và hốc mắt nhức buốt vào tận óc. Cảm nhận được dòng máu đang chảy trên khóe mắt, ông lấy giấy trong cặp vẽ bên cạnh, chấm máu trên mắt mình để thực hiện bức chân dung Bác Hồ trên nền cờ Đảng và cờ Tổ quốc.

Lúc này, giữa vô vàn những hình ảnh thân quen lướt qua trong tâm trí, hình ảnh Bác Hồ bỗng hiện ra rõ nét nhất. Thậm chí, khi bom đạn kẻ thù vừa cướp đi nguồn sáng của đôi mắt Lê Duy Ứng, thì chính ánh sáng từ hình tượng vị lãnh tụ kính yêu đã giúp người họa sĩ tìm đường. Chính nó, ánh sáng bất diệt ấy, đã khiến bàn tay của Lê Duy Ứng tìm đến từng nét vẽ, từng mảng màu. Màu máu. Màu của dòng máu chảy trong chính cơ thể ông. Màu của dòng máu mà kẻ thù vừa tước khỏi đôi mắt ông. Cũng là màu của lá cờ Tổ quốc, màu của lý tưởng, niềm tin và chiến thắng huy hoàng.

Chỉ ít ngày sau đó, cuộc đấu tranh giải phóng đất nước đã toàn thắng, Bắc Nam sum họp một nhà. Lê Duy Ứng được đưa vào chữa trị trong các bệnh viện quân y ở miền Nam và miền Bắc. Đã có những giai đoạn đôi mắt của ông sáng trở lại, nhưng rồi sau hai lần cấy ghép mắt, cơ hội nhìn thấy của ông cũng khép lại. Tuy nhiên, dù mắt có nhìn được hay không, ông vẫn miệt mài vẽ tranh.

Lê Duy Ứng: Người họa sĩ dùng máu từ đôi mắt bị thương vẽ chân dung Bác Hồ  ảnh 3

Bác Hồ với thiếu nhi. Tranh màu nước của hoạ sĩ Lê Duy Ứng

Đề tài quen thuộc của Lê Duy Ứng vẫn là Bác Hồ và chiến tranh cách mạng. “Tôi không nhớ nổi mình từng vẽ bao nhiêu bức tranh về Bác, có lẽ là hàng nghìn bức”, người họa sĩ chia sẻ.

“Nhiều bức đã được tôi tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh và nhiều đơn vị khác. Tôi cũng tặng nhiều người dẫu không thân quen, như các em học sinh ở các trường học nơi tôi đến nói chuyện, một số người ra thăm lăng Bác và muốn có một chân dung vẽ Bác… Cũng vui là có những người trong số đó sau này gặp lại, họ đều đã trở thành những người có chỗ đứng trong xã hội, họ gợi nhắc về kỉ niệm được tôi tặng tranh với rất nhiều xúc động”.

Tiếp tục vẽ bằng trí nhớ và lòng tôn kính Bác Hồ

Họa sĩ Lê Duy Ứng kể lại rằng, ông có nhiều dịp đến thăm quê Bác và lần nào cũng bồi hồi xúc động. Sau mỗi dịp đó, khi về ông lại vẽ cảnh nhà Bác. Đáng nhớ nhất là lần ông đến thắp hương trên mộ bà Hoàng Thị Loan. “Hôm đó là vào giữa trưa, khoảng năm 2013, khi mắt tôi đã kém đi, phải chống gậy và có người dìu. Tôi thắp hương trên mộ, bỗng dưng lửa cháy bùng bùng trên bát hương. Một nhân viên của khu di tích mỉm cười nói rằng có lẽ bà Hoàng Thị Loan về chứng giám cho tấm lòng thành của một người tàn tật như tôi. Lúc đó tôi rất xúc động”, hoạ sĩ Lê Duy Ứng tâm sự.

Những năm gần đây, các trường học và nhiều đơn vị khác thường xuyên mời họa sĩ Lê Duy Ứng đến nói chuyện về chiến tranh, về việc vẽ Bác Hồ. Ông rất nhiệt tình, cởi mở với những lời đề nghị đó, bởi đây chính là cơ hội để ông chuyển tải những suy nghĩ, tình cảm của mình đối với Bác Hồ đến thế hệ trẻ, hun đúc lòng tin yêu của họ với Bác, với Đảng; cũng là dịp để ông ôn lại kỉ niệm, tưởng nhớ các đồng đội của mình.

Ông cho rằng mình may mắn hơn nhiều người vì vẫn còn sống. Đồng đội của ông nhiều người nằm lại trên chiến trường, nhiều người trở về bị chấn động tâm lý, mang những vết thương nhức buốt hơn ông, có những người bị chất độc màu da cam và di chứng để lại cho các thế hệ sau… Thương xót và tri ân họ, Lê Duy Ứng từng viết những câu thơ nhân dịp được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: “Biết bao đồng đội hy sinh/ Để vun thành tích cho mình hôm nay”.

Lê Duy Ứng: Người họa sĩ dùng máu từ đôi mắt bị thương vẽ chân dung Bác Hồ  ảnh 4

Họa sĩ Lê Duy Ứng. Ảnh: Trịnh Phú Sơn

Ông vẫn dành nhiều thời gian cho việc vẽ và làm tượng. Đôi mắt giờ đây chỉ còn lờ mờ cảm nhận ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm, nhưng Lê Duy Ứng vẫn tiếp tục vẽ Bác Hồ thông qua trí nhớ, bằng tất cả lòng kính yêu trọn vẹn dành cho Bác.

“Cũng may còn nhờ được nhiều vào bàn tay trái, tôi lấy nó làm cữ”, ông nói, “bàn tay trái này giúp tôi áng chừng các tỉ lệ trên bức tranh và bức tượng. Còn màu thì cũng phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh, họ sẽ sắp xếp màu theo thứ tự đặt ngay bên cạnh, đôi lúc họ đưa màu khi tôi yêu cầu”.

Như ông từng tâm sự, nguồn sáng tỏa ra từ vị lãnh tụ kính yêu đã soi tỏ lòng ông. Nhờ vào nguồn sáng đó, Lê Duy Ứng chưa bao giờ thôi hy vọng. Ông vẫn tiếp tục công việc của mình, bên cạnh người vợ yêu dấu, người đã không quản khó khăn gian khổ để đến với ông ngay cả khi ông trở về từ chiến trường với cơ thể không lành lặn, tỉ lệ thương tật lên tới 91%.

Ông vẫn tiếp tục vẽ Bác, tạc tượng Bác như một nguồn cảm hứng bất tận. Và mỗi khi trở trời, vết thương nhức nhối trong hốc mắt, Lê Duy Ứng vẫn cảm thấy mình quá may mắn khi có một lý tưởng để theo đuổi, một lòng tin để hướng về.

Trong thâm tâm, ông vẫn luôn mong ngóng đến ngày được quay lại Nam Đàn thăm căn nhà xưa của Bác. Mặc dù đôi mắt không còn nhìn thấy gì, ông vẫn muốn đến đó, đặt bàn chân lên mảnh đất thiêng, cảm nhận ngọn gió bỏng rát xứ Nghệ mà ăm ắp ân tình. Để rồi trở về, ông sẽ lại vẽ những bức tranh, tạc những bức tượng mới và thấy rằng dù nhiều năm đã trôi qua, niềm tin ấy vẫn luôn luôn tròn vẹn, bức tranh bằng máu ấy vẫn luôn luôn ở trong tâm tưởng ông bởi nó đã được vẽ bằng tất cả sức mạnh của tình yêu và lòng tin, thứ đã mang đến cho cuộc đời ông những trải nghiệm thật lạ lùng nhưng cũng thật kì diệu.

Hoạ sĩ Lê Duy Ứng đã sáng tác hàng ngàn bức tranh, tượng; tổ chức 44 cuộc triển lãm nghệ thuật; giành được 9 giải thưởng mỹ thuật trong và ngoài nước. Ông đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba, 1 Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba, 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, Huy chương Quân kỳ quyết thắng và nhiều phần thưởng cao quý khác; được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 30/10/2013.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn đại biểu Đại hội Dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiều 25/9, đoàn đại biểu dự Đại hội Dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ IV năm 2024 tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên. Dự lễ có đồng chí Võ Thị Minh Sinh, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh. Toàn cảnh lễ dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ...

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Quốc khánh 2/9

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, sáng 30/8, đoàn đại biểu Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ tỉnh Nghệ An đã về Khu di tích Kim Liên tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và Nhân dân Việt Nam.  Dự lễ có các...

Lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 55

Ngày 24/8/2024 (tức ngày 21/7 năm Giáp Thìn), huyện Nam Đàn về tổ chức lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 55 tại Khu di tích Kim Liên, xã Kim Liên. Dự lễ giỗ có các đồng chí Nguyễn Đức Trung – Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo Quân khu IV; đại diện cấp ủy, chính...

Lãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng niệm, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm ngày thương binh liệt sĩ, với truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ tỉnh do đồng chí Thái Thanh Quý, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã về Khu di tích Kim Liên, Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Quảng trường Xô viết Nghệ...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn. Tham gia đoàn có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các uỷ viên Bộ...

Cùng tác giả

Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Tại phiên chất vấn chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội, trong đó đề cập đến vấn đề cung ứng điện. Theo dự báo, trong năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước tăng cao, đặc biệt trong thời gian mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7). Cụ thể, nhu cầu điện được dự báo tăng...

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

Theo Tập đoàn Trí Nam, sự cần thiết của hoạt động khuyến nông là đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng; Tạo đìều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới; Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; Đóng góp vào phát triến kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Theo báo cáo...

Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Với 100% số phiếu tín nhiệm của các đại biểu có mặt, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Chiều nay (11/11), dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Lãnh đạo THACO tham dự Lễ khai mạc Vòng chung kết Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024

Ngày 1/11, tại sân vận động Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Phạm Văn Tài – Tổng Giám đốc THACO tham dự Lễ khai mạc Vòng chung kết (VCK) Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024.  Sau gần 2 tháng tranh tài sôi nổi tại 4 cụm thi đấu vòng loại ở TP.HCM, Bình Dương, Nghệ An, Bắc Ninh, Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024 đã tìm ra 16...

Cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An lần thứ XI

Tham dự đại hội, về phía Trung ương có Phó Giáo sư, Tiến sĩ , nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học -nghệ thuật Việt Nam; Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Phó Giáo sư...

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ – Một thiên sử vàng'

Âm vang một thời Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng mấy ngày qua, nhiều người dân thành phố Vinh vẫn dành thời gian đến với triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”. Ông Nguyễn Viết Lợi - Cựu chiến binh phường Quang Trung cho biết: “Thời tiết rất nóng bức nhưng tôi vẫn cố gắng đến xem triển lãm về chiến thắng Điện Biên Phủ. Là một người lính tham gia cuộc kháng chiến...

Công diễn vở kịch hát 'Lời Người lời của nước non'

Tham dự buổi công diễn có đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá & Thể thao; đại diện Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh. Đông đảo nhân dân trên địa bàn đã đến thưởng thức vở diễn. Vở diễn đã nhận giải thưởng của Ban chỉ đạo Trung ương và đạt giải Tác phẩm xuất sắc “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm...

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 6 bộ phim: “Điện Biên Phủ”, “Hồi ức Điện Biên”, “Chuyện những người lính già”, “Đồng hành cùng lịch sử”, “Chia lửa cùng Điện Biên”, “Điện Biên Phủ niềm hy vọng”. Đây là những bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến...

Nghệ An giành 1 giải Vàng, 2 giải Bạc tại Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) thu hút sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, với nhiều hình thức thể hiện, gồm: Ca, múa, nhạc. Các thành viên Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Nghệ An tại Lễ xuất...

Ra mắt cuốn sách ‘Nhà tầng hồi nớ…’ nhân dịp kỷ niệm 50 năm tái thiết thành phố Vinh

Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Thị Thu Hường - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo các hội hữu nghị, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, họa sĩ trong và ngoài nước, cùng đông đảo những người yêu mến thành phố Vinh. ...

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật bế mạc hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tham dự chương trình có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Văn Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao... cùng đại diện các sở, ban,...

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Sản phẩm được phát hành dưới dạng đĩa vật lý, USB cũng như digital version trên các nền tảng nhạc số. Đây là dự án mà nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết chuẩn bị và mất 4 năm mới hoàn thiện. Tham dự buổi họp báo ra mắt có NSND Thanh Hoa, Giám đốc Âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng, cùng đông đảo các phóng viên báo chí. Ca sỹ...

Đặc sắc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn năm nay được tổ chức với rất nhiều hoạt động như đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, điền kinh và kéo co, thu hút gần 300 vận động viên đến từ các làng của xã Nghĩa Lợi gồm: Lung Thượng, Lung Hạ, Tân Cay, Tân Thái, Ngọc Lam, Hưng Thịnh và Thái Thịnh. Thi môn đấu kéo co. Ảnh:...

Nghệ An phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Thị Hoài Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Thành; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành. Các đại biểu dự Lễ phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất