Powered by Techcity

Kỳ Sơn vận dụng thế mạnh phát triển kinh tế

Thế mạnh chăn nuôi

Cuối năm, được giao nhiệm vụ lên huyện Kỳ Sơn “tác nghiệp” phản ánh về tình hình phát triển kinh tế của huyện rẻo cao biên giới này, chúng tôi (PV) có dịp trao đổi với ông Nguyễn Viết Hùng – Chủ tịch UBND huyện. Ông khẳng định: Chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện là thế mạnh giúp người dân huyện Kỳ Sơn giảm nghèo, vươn lên khấm khá. Đây cũng là một “mũi nhọn” phát triển kinh tế của địa phương, góp phần giữ vững mục tiêu “3 yên”: Yên dân – yên địa bàn – yên biên giới…

bna-lanh-dao-ubdn-huyen-ky-son-tham-mo-hinh-chan-nuoi-ga-den-o-xa-muong-long-9507.png
Hội Nông dân tỉnh và lãnh đạo huyện Kỳ Sơn thăm mô hình nuôi gà đen bản địa tại xã Mường Lống. Ảnh: PV

Để tìm hiểu thêm, từ sáng tinh mơ, cây cối còn trĩu sương, từ thị trấn Mường Xén chúng tôi vào bản Kim Đa của xã Phà Đánh, vượt qua con dốc lưng chừng núi đã nghe tiếng nhạc xập xình vui nhộn. Trước mỗi ngôi nhà, người dân thong thả chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Phụ nữ, trẻ em sửa soạn bữa sáng để lên nương và đến trường học. Cánh đàn ông tất bật chuẩn bị lùa đàn bò lên rẫy.

Bí thư Chi bộ bản Kim Đa – ông Moong Văn Khăm, chỉ tay về phía đàn bò đang rảo bước ngược lên núi tìm cỏ, nói: “Bây giờ các rẫy lúa đã thu hoạch nên trâu, bò được tự do đi ăn. Ra Tết đến mùa rẫy mới thì lại nhốt. Gia đình hiện chỉ có 7 con bò, mỗi năm bán vài con để trang trải chi tiêu cuộc sống. Bà con ở bản Kim Đa đều thế, nhờ chăn nuôi trâu, bò mới hết đói nghèo”.

bna-anh-cut-van-kham-chon-huong-phat-trien-kinh-te-chan-nuoi-trau-bo-6860-52.jpg
Bí thư Chi bộ bản Kim Đa Moong Văn Khăm vươn lên khấm khá nhờ đầu tư chăn nuôi bò vàng bản địa. Ảnh: TP

Gia đình ông trưởng bản Cụt Văn Phòng cũng vậy, phát triển kinh tế chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò. Ông Phòng nhẩm tính, cả bản Kim Đa có hơn 100 con bò và hơn 40 con trâu. Bản có 67 hộ, 309 khẩu, thì chỉ vài hộ là không chăn nuôi trâu, bò. Còn lại, nhà ít thì nuôi 6 -7 con, nhà nhiều nuôi 10 – 20 con trâu, bò như hộ Cụt Văn Phòng, hộ Moong Văn May…

“Nhà đang nuôi 8 con trâu; bò thì nuôi 7 con nhưng vừa bán hết. Nuôi cả trâu và bò khá vất vả, vì hai con này không chịu ở chung với nhau, phải chia ra hai vùng để nuôi” – anh Cụt Văn Thắng, một người bản Kim Đa, cho biết. Ở xã Phà Đánh, ngoài bản Kim Đa, nhiều bản khác người dân nhờ vào chăn nuôi, kết hợp trồng trọt đang dần vươn lên khấm khá, như các bản Piêng Phô, Piêng Hòm…

Xã Keng Đu là địa bàn xa nhất tính từ trung tâm huyện Kỳ Sơn, giáp biên giới nước bạn Lào; mấy năm lại nay, nhiều hộ dân ở đây đã dần thoát đói nghèo nhờ chăm chỉ chăn nuôi, tăng gia sản xuất.

bna-phat-trien-chan-nuoi-ga-giup-gia-dinh-chi-hien-thoat-ngheo-4013.png
Hộ chị Moong Thị Hiền thoát nghèo nhờ chăn nuôi. Ảnh: PV

Gia đình chị Moong Thị Hiền, bản Huồi Phuôn 2, xã Keng Đu, trước đây diện hộ nghèo, hai vợ chồng chị công việc không ổn định, thu nhập thấp; cộng thêm phải chăm sóc bố mẹ già yếu, rồi chăm lo cho người em chồng đang học đại học, nên kinh tế rất khó khăn, eo hẹp. Sau khi được sự hỗ trợ, hướng dẫn của cán bộ xã, huyện, trực tiếp là Hội Liên hiệp Phụ nữ, chị Hiền mạnh dạn vay ngân hàng 20 triệu đồng để đầu tư mua con giống chăn nuôi.

Với sự chăm chỉ, chịu khó tìm nguồn thức ăn chăm chút cho đàn vật nuôi gồm gà, lợn, bò phát triển nhanh, sinh sản tốt, đã mang lại cho gia đình chị Hiền nguồn thu nhập không chỉ cải thiện đời sống, mà còn mua thêm được 2 – 4 yến cá giống/năm để đa dạng hóa đối tượng chăn nuôi.

Sau một thời gian thử nghiệm chăn nuôi “tổng hợp” như thế, chị Hiền nhận thấy gà là vật nuôi thích nghi tốt với điều kiện địa phương, cho giá trị kinh tế cao và ổn định hơn, nên chị quyết định tập trung gây dựng đàn gà, mở rộng quy mô. Chỉ sau hơn 2 năm, từ hộ nghèo, gia đình chị Hiền nay đã trở thành hộ khá, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và yên tâm gắn bó với bản làng, chăm chỉ làm giàu…

bna-chan-nuoi-duoc-kfy-son-tiep-tuc-xac-dinh-la-nganh-kinh-te-co-hieu-qua-cao-9962.jpg
Chăn nuôi đại gia súc được Kỳ Sơn xác định là một trong các hướng phát triển kinh tế chủ lực của địa phương. Ảnh: HT

Hỗ trợ nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả

Trao đổi của ông Nguyễn Viết Hùng – Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, cho biết thêm: Cùng với phát triển chăn nuôi, những mô hình, cách làm kinh tế có hiệu quả, mang tính chất bền vững theo hướng tăng trưởng xanh sẽ được huyện chỉ đạo, hỗ trợ nhân rộng, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng.

Trên cơ sở những mô hình kinh tế đã cho thấy rõ hiệu quả, năm 2024, huyện Kỳ Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ phù hợp, kết hợp xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của huyện.

bna-6736-928.jpg
Trồng rau sạch, rau hữu cơ đang là hướng phát triển được nhiều xã, bản ở Kỳ Sơn thực hiện có hiệu quả. Trong ảnh: Mô hình trồng rau cải mẹo trên núi của phụ nữ bản Phà Xắc, xã Huồi Tụ. Ảnh: HT

Trong đó, chú trọng chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm theo hướng trang trại, gia trại; hình thành các vùng trồng trọt theo hướng VietGAP, sản xuất hữu cơ và trồng dược liệu dưới tán rừng; đẩy mạnh thực hiện giao rừng gắn với giao đất, gắn lợi ích của người dân trong công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc và trồng rừng.

Cùng với đó, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương, của tỉnh thông qua các chương trình, đề án, trong đó trọng tâm là các dự án, tiểu dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả.

Năm 2023, huyện Kỳ Sơn có tổng đàn trâu 11.742 con (đạt 100% kế hoạch), đàn bò 45.230 con (đạt 95% kế hoạch, so với cùng kỳ đạt 105%); tổng đàn lợn 30.120 con (đạt 78% kế hoạch); tổng đàn gia cầm khoảng 358.000 con (đạt 83% kế hoạch, so với cùng kỳ đạt 102%).

Nguồn

Cùng chủ đề

Giám đốc Công an tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bản Ta Đo – Kỳ Sơn

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 5/11, Thiếu tướng Bùi Quang Thanh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ bản Ta Đo, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn.  Thiếu tướng Bùi Quang Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám...

Tổ tư vấn Kinh tế – Xã hội tỉnh làm việc với huyện Kỳ Sơn

Sáng 15/8, đoàn công tác của Tổ tư vấn Kinh tế - Xã hội tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Kỳ Sơn nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra những định hướng chiến lược cho tương lai.  Trước đó, đoàn công tác đã đến thăm xã Huồi Tụ và Mường Lống. Đoàn công tác tham quan cơ sở sản xuất chè tại xã Huồi Tụ. Tại xã Huồi Tụ, đoàn...

Bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ dân ở Kỳ Sơn vẫn xây dựng nhà mới ven bờ sông, suối

Những ngôi nhà cao tầng mới xây nằm chênh vênh bên mép sông Nậm Mộ ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Văn Trường Thời điểm này, về địa bàn xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn thấy có khá nhiều những ngôi nhà kiên cố bê tông cốt thép được người dân xây dựng bám cheo leo bên vách sông Nậm Mộ và khe Suối...

Bí quyết rèn dao, nông cụ… sắc lẹm của người Mông Nghệ An

Giữ nghề truyền thống Một ngày trung tuần tháng Năm, cùng với cán bộ địa phương, chúng tôi đến bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống để xem nghề rèn truyền thống của bà con được lưu giữ từ bao đời nay. Ngay từ đầu bản đã nghe tiếng búa chan chát xa, gần vẳng lại. Clip: Xuân Hoàng - Quang An...

Lão nông người Thái ở Kỳ Sơn nuôi thành công cầy vòi mốc

Clip: Xuân Hoàng Đồng bào vùng cao Nghệ An lâu nay quen với nuôi trâu bò, lợn, gà, dê... bản địa, nhưng cầy vòi mốc thì ông Lục Văn Hùng ở bản Bà, xã Hữu Kiệm là người nuôi đầu tiên ở huyện biên giới Kỳ Sơn. Cầy vòi mốc (người địa phương gọi là chồn hoa quả) này...

Cùng tác giả

UBND tỉnh tổng kết công tác quốc phòng – an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 23/12, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng - an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Nguyễn Nam Đình - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh.  Các đồng chí chủ trì hội...

Lê Vĩnh Toàn – Gian nan hành trình từ cậu bé vác đồ thành ca sĩ chuyên nghiệp

Cậu bảo vệ khách sạn chỉ mơ được hát “Miền nhớ” là phim ca nhạc kể về một cậu bé sinh ra trong miền quê nghèo, từ nhỏ đã vô cùng đam mê ca hát. Cậu bé có tuổi thơ ngọt ngào và bình yên nhưng khi vừa lớn lên thì gia đình gặp biến cố lớn. Mẹ cậu sớm qua đời vì bệnh nặng, còn bố không khoẻ mạnh, giao tiếp không thuận lợi như người bình thường. Xuyên suốt...

Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực xây dựng Nghệ An đạt 10,68% trong năm 2024

Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 34%, tốc độ tăng trưởng GRDP lĩnh vực xây dựng đạt 10,68%. Tổng công suất cấp nước sạch đạt gần 188.000 m3/ ngày đêm, cơ bản đáp ứng như cầu nước sạch đô thị... Đó là một số kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch mà ngành Xây dựng Nghệ An tổng hợp tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 vào chiều nay...

Khai giảng lớp bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên cao cấp

Sáng 21/12, Học viện hành chính quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 53/2024. Tới dự có đồng chí Lê Đức Cường- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy. Toàn cảnh lễ khai giảng. Tham gia lớp học có 73 học viên là cán bộ lãnh đạo các sở, ngành và các...

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm...

Cùng chuyên mục

Độc lạ kết hơn 15.000 chiếc bẫy thú thành cặp voi rừng ở Nghệ An

Cặp voi mẹ con được kết từ bẫy thú rừng tại khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Văn Trường Tại một góc khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát, từ xa chúng ta đã bắt gặp hình ảnh cặp voi mẹ, voi con đang thong dong “dạo bộ”. Đến gần mới thấy 2 chú voi này được kết từ những chiếc bẫy thú rừng rất...

Bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ dân ở Kỳ Sơn vẫn xây dựng nhà mới ven bờ sông, suối

Những ngôi nhà cao tầng mới xây nằm chênh vênh bên mép sông Nậm Mộ ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Văn Trường Thời điểm này, về địa bàn xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn thấy có khá nhiều những ngôi nhà kiên cố bê tông cốt thép được người dân xây dựng bám cheo leo bên vách sông Nậm Mộ và khe Suối...

Một số điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024

Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 Chương, 260 Điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 Điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 Điều. Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản...

BIDV Nghệ An góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Phát huy các giá trị truyền thống của 67 năm xây dựng và phát triển (27/5/1957 – 27/5/2024), BIDV Nghệ An trở thành một trong những tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tài chính tiền tệ. Một trong những điểm nhấn của BIDV Nghệ An là hoạt động thu hút đầu tư....

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng; Giá cao su thế giới neo ở mức cao

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng Hôm nay, vàng SJC giảm về ở mốc 89,5 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo có thể giảm trong tuần giao dịch mới. Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 27/5, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 87,50 triệu đồng/lượng mua vào và 89,30 triệu đồng/lượng bán ra. ...

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 27/5: Ngày nắng nóng gay gắt, có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày và đêm 27/5 trên địa bàn tỉnh Nghệ An * Khu vực đồng bằng ven biển Mây thay đổi đến nhiều mây. Ngày trời nắng, có nơi nắng nóng, chiều và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – cấp 3. - Nhiệt độ : 26 – 33oC. - Độ ẩm : 80 – 90% * Khu vực trung du và vùng núi Mây thay đổi...

Thủ tướng chỉ đạo điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp

Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 244/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm túc, tích cực hơn nữa Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về...

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu

Tranh thủ thời tiết thuận lợi Huyện Diễn Châu là một trong những địa phương có tiến độ thu hoạch lúa xuân nhanh và sớm nhất tỉnh. Từ 20/5, trên đồng ruộng chỉ còn cảnh nông dân tập trung làm đất, gieo cấy lúa hè thu. Là xã vùng trũng thấp của huyện, năm nào sản xuất lúa hè thu ở xã Diễn Thái (Diễn Châu) cũng được đẩy nhanh theo tiến độ, thu hoạch lúa xuân...

Giám sát người mang lửa vào núi Quyết, ngăn chặn cháy rừng

Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, nguy cơ cháy rừng do một số du khách mang theo lửa là rất cao. Ảnh: Văn Trường Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, diện tích tại khu vực núi Quyết...

Bí quyết rèn dao, nông cụ… sắc lẹm của người Mông Nghệ An

Giữ nghề truyền thống Một ngày trung tuần tháng Năm, cùng với cán bộ địa phương, chúng tôi đến bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống để xem nghề rèn truyền thống của bà con được lưu giữ từ bao đời nay. Ngay từ đầu bản đã nghe tiếng búa chan chát xa, gần vẳng lại. Clip: Xuân Hoàng - Quang An...

Tin nổi bật

Tin mới nhất