Powered by Techcity

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của EU được tổ chức tại Nghệ An

Trong 2 ngày 19-20/12, tại thành phố Vinh, Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững phối hợp với Cục Lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định EUDR – cơ hội và thách thức.

TS. Vũ Tấn Phương – Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững và ông Nguyễn Danh Hùng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An chủ trì Hội thảo. Tham dự, có đại diện Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững, Cục Lâm nghiệp, các tổ chức liên quan quản lý, cấp chứng chỉ rừng; Đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND và phòng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An và một số tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Nhiều tiềm năng khai thác tài nguyên rừng

BNA_7680.JPG
Đại biểu các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh tham dự Hội thảo tại TP. Vinh. Ảnh: Hoài Thu

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) mang tính bước ngoặt, có hiệu lực từ ngày 29/6/2023 và các quy định của EUDR được áp dụng kể từ ngày 30/12/2024.

Hội thảo giới thiệu quy định của Liên minh châu Âu về sản xuất hàng hoá không gây mất rừng, giới thiệu Khung kế hoạch hành động thích ứng với EUDR. Hội thảo cũng thông tin về Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS), các bước thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững; những khó khăn, thách thức và giải pháp thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội thảo nhằm kết nối các nhà khoa học, chủ rừng và doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ để phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, sản xuất hàng hoá thích ứng với quy định EUDR trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế tài nguyên rừng, tỉnh Nghệ An đã xây dựng và triển khai, thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 với nhiều nội dung: Phát triển rừng nguyên liệu có chứng chỉ rừng bền vững gắn với chế biến gỗ chất lượng cao giai đoạn 2017-2020; đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021-2025; chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2022- 2025…

bna_Ông Vừ Vả Chống bên rừng cây pơmu do chính tay mình vun trồng hơn 20 năm.png
Mô hình trồng rừng gỗ lớn của người dân Nghệ An tại huyện biên giới Kỳ Sơn mang lại giá trị kinh tế lớn. Ảnh tư liệu: Hoài Thu

Qua đó, ngành Lâm nghiệp Nghệ An đã đạt nhiều kết quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, độ che phủ rừng duy trì ổn định trên 58%, tính đa dạng sinh học được bảo tồn, khả năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường; tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi, người làm nghề rừng. Cơ cấu kinh tế nội ngành có bước chuyển dịch tích cực, từng bước hình thành phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngành Lâm nghiệp có bước tăng trưởng mạnh về trồng, khoanh nuôi rừng và bảo vệ rừng, độ che phủ rừng đến năm 2022 đạt 58,36%.

Đến nay, Nghệ An có 16.884,0 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC và FSC. Mục tiêu đến năm 2025, diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng là 50.000 ha; đến năm 2030 diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng là 100.000 ha.

Cơ hội và thách thức

Ngoài xác định các tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế, tăng doanh thu từ rừng, nhiều đại biểu tham dự hội thảo đã trình bày các ý kiến tham luận, thảo luận nhận định, đánh giá các cơ hội, thách thức, những định hướng chiến lược nhằm khai thác bền vững tài nguyên rừng, sản xuất không gây mất rừng.

Ông Vũ Tấn Phương – Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững thông tin tại hội thảo về hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, chính sách thực hiện quản lý, bảo vệ rừng và chứng chỉ rừng cũng như các tiêu chuẩn liên quan; hiện trạng khai thác và sử dụng gỗ rừng trồng và chuỗi hành trình sản phẩm trong hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia.

Theo yêu cầu quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu, ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (SPG) của Việt Nam sang EU có nhiều cơ hội cũng như thách thức. Ví như: Hệ thống pháp luật quy định về tính hợp pháp của gỗ đầy đủ. Việt Nam đã cấm khai thác chính gỗ rừng tự nhiên từ năm 2014, nguồn nguyên liệu hiện chủ yếu từ rừng trồng trong nước. Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU từ nguồn nhập khẩu cơ bản từ vùng địa lý tích cực và có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

BNA_ý kiến 7704.JPG
Hội thảo được nghe nhiều ý kiến tham luận, trao đổi về tiềm năng khai thác rừng trồng và các cơ chế, chính sách liên quan. Ảnh: Hoài Thu

Chương Thương mại và Phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA bao gồm cam kết về quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, chống khai thác, thương mại gỗ bất hợp pháp và không gây mất rừng. Do vậy, việc chuẩn bị và thực thi EUDR khẳng định cam kết phát triển bền vững của Việt Nam, góp phần thúc đẩy thực hiện Hiệp định EVFTA.

Bên cạnh những cơ hội lớn, cần nhận diện các thách thức, khó khăn trong lĩnh vực khai thác rừng trồng. Trong đó, Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản vào châu Âu, nhiều nông sản Việt Nam sẽ nằm trong danh sách phải điều chỉnh để thích ứng với quy định mới.

Việc thông qua luật mới này là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa, hướng tới xây dựng thương hiệu theo hướng trách nhiệm, minh bạch.

xã Yên Hòa, tương dương có cánh rừng săng lẻ tuyệt đẹp, là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Anh dinh tuyen1.jpg
Nghệ An có 17 xã, 66 thôn chủ yếu ở 3 huyện Anh Sơn, Tân Kỳ, Đô Lương đã được cấp chứng chỉ rừng. Ảnh tư liệu

Hệ thống pháp luật nước ta hiện chưa quy định việc mô tả/xác định vị trí địa lý của tất cả các lô đất có liên quan hàng hóa đã được sản xuất tại Việt Nam. Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU có khoảng 50% từ nguồn nhập khẩu, do đó, cần xác định chỉ dẫn địa lý của nguồn gỗ này, đặc biệt đối với nguồn chưa có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Trước những cơ hội và thách thức trong khai thác tiềm năng kinh tế bền vững từ trồng rừng, phát triển các ngành nghề liên quan đến rừng, không gây mất rừng, hội thảo gợi mở, định hướng nhiều thông tin quan trọng giúp cho các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp phát huy các lợi thế, điều kiện và áp dụng các chính sách nhằm đạt kết quả cao trong phát triển sản xuất, kinh doanh gắn bảo vệ môi trường, tăng trưởng bền vững.

Hệ thống Chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme – VFCS) được thiết lập trên cơ sở Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Trong giai đoạn 2019-2021, Tổng cục Lâm nghiệp đóng vai trò là Cơ quan chứng chỉ rừng quốc gia (NGB) và Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (VFCO) trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 51 của Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng quốc tế (PEFC) ngày 30/5/2019 và VFCS chính thức được PEFC chứng thực ngày 29/10/2020. Tháng 10/2021, vai trò NGB được giao cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) và VFCO được chuyển giao về trực thuộc Viện theo các Quyết định số 3924/QĐ-BNN-TCCB và Quyết định số 3925/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nông dân xã biên giới Nghệ An trồng sâm quý bán giá 70 triệu đồng/kg

Từ Nhà Văn hoá bản Phá Lõm, xã Tam Hợp (Tương Dương) đi đến nhà của anh Xồng Bá Ca chỉ vài trăm mét. Như bao hộ gia đình khác của bản biên giới này, gia đình anh Xồng Bá Ca không có nhiều diện tích vườn, bởi nơi đây địa hình khá dốc và hẹp. Nhà ở của người dân nằm xen cạnh các con khe, suối, dọc sườn núi dốc. Song, điểm khác biệt ở vườn của...

Nông dân xã biên giới Nghệ An trồng sâm quý bán giá 7 triệu đồng/kg

Từ Nhà Văn hoá bản Phá Lõm, xã Tam Hợp (Tương Dương) đi đến nhà của anh Xồng Bá Ca chỉ vài trăm mét. Như bao hộ gia đình khác của bản biên giới này, gia đình anh Xồng Bá Ca không có nhiều diện tích vườn, bởi nơi đây địa hình khá dốc và hẹp. Nhà ở của người dân nằm xen cạnh các con khe, suối, dọc sườn núi dốc. Song, điểm khác biệt ở vườn của...

Những người xây ‘kho vàng xanh’ nơi đại ngàn

Cán bộ, đảng viên tiên phong trồng rừng Sau hành trình đi thăm bản làng, Bí thư Đảng uỷ xã Tây Sơn Vừ Rả Tênh vui vẻ kể về những tháng ngày cùng ông cha trồng rừng samu, pơmu ngay trên mảnh đất mình sinh ra, lớn lên. “Từ nhỏ, tôi cũng như đồng bào Mông ở Tây Sơn, đều gắn bó với những cánh rừng, sinh sống dựa vào rừng. Thế hệ ông, rồi đến cha tôi,...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Trao quyền cho bà con làm chủ và phát triển kinh tế dưới tán rừng

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Trao quyền cho bà con làm chủ và phát triển kinh tế dưới tán rừng Nguồn

Cùng tác giả

Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, Giá heo hơi Việt Nam tuy có cao song đã xuống 1 bậc trên thế giới. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 23/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Sáng ngày 23/12, thị trường heo hơi miền Bắc đã xuất hiện đỉnh giá mới 69.000 đồng/kg tại Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Giang và Thái Bình. Cùng tăng 1 giá trong sáng nay, heo hơi tại Lào...

Chương trình Mái ấm gia đình Việt nhận 2 giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam năm 2024

Cú đúp danh hiệu tại Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam – Vạn Xuân Awards 2024 một lần nữa khẳng định, chương trình “Mái ấm gia đình Việt” mang đến giá trị nhân văn sâu sắc khi không chỉ hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, mà còn lan tỏa mạnh mẽ những điều tích cực đến cộng đồng. Tối 21/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND...

Giao dịch quanh ngưỡng 84 triệu đồng

Giá vàng chiều nay 22/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 14h30 ngày 22/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 81,8 triệu đồng/lượng mua vào và 83,8 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá...

Đơn hàng Tết ‘nổ’ liên tục, người dân làng ‘bánh quê’ có ngày chỉ ngủ 1 giờ để sản xuất

TPO – Những ngày này, làng nghề sản xuất bánh cà Làng Nam (Nghệ An) đỏ lửa suốt ngày đêm để phục vụ thị trường Tết. Sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. 22/12/2024 | 10:34 TPO – Những ngày này, làng nghề sản xuất bánh cà Làng...

Tài liệu tuyên truyền về học tập và làm theo Bác Hồ bằng tiếng dân tộc được đánh giá cao

 Sáng 21/12, đoàn công tác Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An đã làm việc với đại diện đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện biên giới Kỳ Sơn để thẩm định bản tài liệu ghi âm tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An. Toàn cảnh buổi làm việc. Tài liệu này được biên dịch từ nội dung tuyên...

Cùng chuyên mục

Độc lạ kết hơn 15.000 chiếc bẫy thú thành cặp voi rừng ở Nghệ An

Cặp voi mẹ con được kết từ bẫy thú rừng tại khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Văn Trường Tại một góc khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát, từ xa chúng ta đã bắt gặp hình ảnh cặp voi mẹ, voi con đang thong dong “dạo bộ”. Đến gần mới thấy 2 chú voi này được kết từ những chiếc bẫy thú rừng rất...

Bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ dân ở Kỳ Sơn vẫn xây dựng nhà mới ven bờ sông, suối

Những ngôi nhà cao tầng mới xây nằm chênh vênh bên mép sông Nậm Mộ ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Văn Trường Thời điểm này, về địa bàn xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn thấy có khá nhiều những ngôi nhà kiên cố bê tông cốt thép được người dân xây dựng bám cheo leo bên vách sông Nậm Mộ và khe Suối...

Một số điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024

Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 Chương, 260 Điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 Điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 Điều. Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản...

BIDV Nghệ An góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Phát huy các giá trị truyền thống của 67 năm xây dựng và phát triển (27/5/1957 – 27/5/2024), BIDV Nghệ An trở thành một trong những tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tài chính tiền tệ. Một trong những điểm nhấn của BIDV Nghệ An là hoạt động thu hút đầu tư....

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng; Giá cao su thế giới neo ở mức cao

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng Hôm nay, vàng SJC giảm về ở mốc 89,5 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo có thể giảm trong tuần giao dịch mới. Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 27/5, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 87,50 triệu đồng/lượng mua vào và 89,30 triệu đồng/lượng bán ra. ...

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 27/5: Ngày nắng nóng gay gắt, có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày và đêm 27/5 trên địa bàn tỉnh Nghệ An * Khu vực đồng bằng ven biển Mây thay đổi đến nhiều mây. Ngày trời nắng, có nơi nắng nóng, chiều và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – cấp 3. - Nhiệt độ : 26 – 33oC. - Độ ẩm : 80 – 90% * Khu vực trung du và vùng núi Mây thay đổi...

Thủ tướng chỉ đạo điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp

Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 244/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm túc, tích cực hơn nữa Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về...

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu

Tranh thủ thời tiết thuận lợi Huyện Diễn Châu là một trong những địa phương có tiến độ thu hoạch lúa xuân nhanh và sớm nhất tỉnh. Từ 20/5, trên đồng ruộng chỉ còn cảnh nông dân tập trung làm đất, gieo cấy lúa hè thu. Là xã vùng trũng thấp của huyện, năm nào sản xuất lúa hè thu ở xã Diễn Thái (Diễn Châu) cũng được đẩy nhanh theo tiến độ, thu hoạch lúa xuân...

Giám sát người mang lửa vào núi Quyết, ngăn chặn cháy rừng

Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, nguy cơ cháy rừng do một số du khách mang theo lửa là rất cao. Ảnh: Văn Trường Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, diện tích tại khu vực núi Quyết...

Bí quyết rèn dao, nông cụ… sắc lẹm của người Mông Nghệ An

Giữ nghề truyền thống Một ngày trung tuần tháng Năm, cùng với cán bộ địa phương, chúng tôi đến bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống để xem nghề rèn truyền thống của bà con được lưu giữ từ bao đời nay. Ngay từ đầu bản đã nghe tiếng búa chan chát xa, gần vẳng lại. Clip: Xuân Hoàng - Quang An...

Tin nổi bật

Tin mới nhất