Powered by Techcity

Dự báo sẽ xuất hiện 11 – 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong năm 2024

Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí: Trần Lưu Quang – Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai; Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT; Đại diện các bộ, ban, ngành.

Tại điểm cầu Nghệ An có đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương.

Thiệt hại trên 9.000 tỷ đồng do thiên tai

Ở nước ta, thiên tai năm 2023 xảy ra cực đoan trên các vùng miền với 1.964 trận thiên tai (21/22 loại hình), đặc biệt là mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt trên diện rộng.

bna-6.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Quang An

Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân, các sự cố tai nạn trên biển, sập đổ công trình, sự cố hóa chất, tràn dầu, hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng so với năm trước. Thiệt hại về kinh tế do sự cố, thiên tai ước tính 9.324 tỷ đồng

Một số trận thiên tai lớn như trong năm 2023 như: Đợt mưa lớn từ ngày 02-08/8 xảy ra tại khu vực miền núi Bắc Bộ đã làm 16 người chết, mất tích, thiệt hại về cơ sở, vật chất trên 969 tỷ đồng; Mưa lớn gây sạt lở đất tại nhiều điểm trên khu vực Tây Nguyên; Đợt mưa lớn từ 24-29/9 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới tại 6 tỉnh miền Trung và 13 tỉnh Bắc Bộ đã gây ngập lụt tại các khu vực trũng thấp, nghiêm trọng nhất tại tỉnh Nghệ An (thời điểm lớn nhất 2.337 nhà bị ngập). Mưa lũ, sạt lở đã làm 21 người chết, mất tích, bị thương (chết: 10; bị thương:11).

Từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11, khu vực miền Trung đã xảy ra 3 đợt mưa lớn, lũ, ngập lụt diện rộng làm 14 người chết, mất tích; Nắng nóng gay gắt và khốc liệt hơn trung bình nhiều năm, xảy ra nhiều đợt nắng nóng kỷ lục vượt giá trị lịch sử như Lạc Sơn (Hòa Bình) 43,4 độ, Hồi Xuân (Thanh Hóa) 44,1 độ, Tương Dương (Nghệ An) 44,2 độ – đây là giá trị nhiệt độ cao nhất từng được quan trắc ở Việt Nam…

bna-1.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Quang An

Từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước như rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại đồng bằng sông Cửu Long (nghiêm trọng nhất tại khu vực Cà Mau); hạn hán khu vực Tây Nguyên; mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (mưa đá, dông lốc liên tiếp xảy ra tại 19 tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ); nắng nóng vượt lịch sử tại 110/186 trạm quan trắc trên cả nước…

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Ban Chỉ đạo cùng với lãnh đạo các cấp ở địa phương đã trực tiếp xuống hiện trường động viên thăm hỏi người dân bị thiệt hại, trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân dân. Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ 8.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 cho 43 tỉnh, thành phố để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở; các địa phương đã ưu tiên, sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động PCTT với tổng kinh phí trên 3.070 tỷ đồng.

bna_ư.JPG
Ngập lụt tại huyện Quỳ Châu tháng 9/2023. Ảnh: Quang An

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, năm 2023 là một năm thiên tai diễn biến phức tạp, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên, đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, rét hại, không khí lạnh, nắng nóng, mưa lớn. Cụ thể, có 22 đợt không khí lạnh (trong đó, có 16 đợt gió mùa Đông Bắc); 3 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt; 36 trận lốc, mưa đá, sét, mưa lớn cục bộ tại nhiều xã, huyện trên địa bàn tỉnh; 1 đợt mưa lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh. Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 667 tỷ đồng.

Nâng cao chất lượng dự báo thiên tai

Phát biểu tại hội nghị, đại diện Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết: Đầu năm 2024, toàn quốc đã ghi nhận nhiệt độ nắng nóng kỷ lục tại các địa phương với số ngày nắng tăng cao. Dự kiến từ nay đến cuối năm, sẽ tiếp tục có các đợt nắng kéo dài với cường độ mạnh hơn, gây khô hạn diện rộng. Đối với bão và áp thấp nhiệt đới dự kiến sẽ có từ 11 – 13 cơn, trong đó có khoảng 5 -7 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Lũ lụt dự kiến sẽ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11… Do đó, các ban ngành, địa phương cần chủ động lên các phương án phòng chống thiên tai từ sớm để giảm thiểu thiệt hại.

bna-2.jpg
Đại diện các địa phương tham dự hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Quang An

Bà Pauline Tamesis – Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết: Hiện nay, biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn thế giới, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai dễ xảy ra và gây thiệt hại lớn. Việt Nam là một trong những quốc gia thường chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành với Chính phủ Việt Nam trong các giải pháp phòng chống thiên tai đồng thời sẽ phối hợp để có các hoạt động nhân đạo, hỗ trợ về lương thực, y tế… cho các địa phương, hộ gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai.

Đại diện các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đắc Nông, Tiền Giang, Cà Mau đã trình bày các báo cáo về công tác phòng chống thiên tai của từng địa phương đồng thời kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ các địa phương kinh phí để tu sửa các công trình ách yếu và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai vì đây là điều rất quan trọng để các địa phương chủ động các giải pháp phòng chống.

bna-4.jpg
Đại diện các địa phương tham dự hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Quang An

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Năm 2023 là một năm đặc biệt, dù không xuất hiện các cơn bão nhưng đổi lại, nước ta phải đối phó với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác như xâm nhập mặn, sạt lở, lũ lụt, cháy nổ…Dù gặp nhiều khó khăn tuy nhiên các bộ, ngành, địa phương đã rất nỗ lực trong công tác phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại.

Năm 2024 dự báo thời tiết vẫn còn nhiều diễn biến bất thường, đặc biệt là nắng nóng, khô hạn ở giữa năm và mưa bão, lũ lụt dự kiến sẽ xuất hiện từ nay đến hết năm. Do đó, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung kiểm tra hiện trạng các khu vực cách yếu trước mùa mưa bão; thực hiện tốt Luật Phòng thủ dân sự đảm bảo hoạt động liên tục, hiệu quả trong chỉ đạo, tham mưu ứng phó với thiên tai, sự cố.

bna-5.jpg
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kết luận hội nghị. Ảnh chụp màn hình: Quang An

Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, thông tin với đa dạng các hình thức, đặc biệt là mạng xã hội để nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống thiên tai; kiểm tra, rà soát các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai và có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Đối với Cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn cần nâng cao chất lượng dự báo, thông tin kịp thời để các địa phương chủ động phương án phòng chống. Người đứng đầu các địa phương phải nâng cao năng lực điều hành, chỉ đạo khi xảy ra các sự cố về thiên tai đồng thời huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng, khắc phục hậu quả, tranh thủ các nguồn xã hội hoá ngoài nguồn hỗ trợ từ Trung ương.

Đối với các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam mong muốn các đơn vị tiếp tục đồng hành, trao đổi kinh nghiệm, thông tin, hỗ trợ đào tạo chuyên môn về phòng chống thiên tai. Ngoài ra có thể hỗ trợ, đầu tư cho các địa phương trên cả nước về hạ tầng phòng chống thiên tai thông qua các dự án.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nghệ An tổng kết công tác xây dựng Đảng, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 10/1, BTV Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Các đồng chí: Nguyễn Đức Trung, Bí thư Tỉnh uỷ; Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hồng Vinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị, về phía đại biểu Trung ương...

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu đồng chí Lê Hồng Vinh giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Ngày 9/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. Đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại Quyết định số 52/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với đồng...

Ấm áp chương trình ‘Xuân sớm vùng cao’ đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở Nghệ An

Thời tiết đẹp, lòng người hân hoan, tiếng cồng, chiêng rộn ràng… chương trình “Xuân sớm vùng cao” do Uỷ ban MTTQ tỉnh Nghệ An phối hợp cùng Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, huyện Kỳ Sơn tổ chức tại xã vùng biên Bắc Lý đã thực sự đưa Tết Ất Tỵ 2025 đến sớm hơn với đồng bào nơi đây.  Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Trung chung vui cùng bà con tại Chương...

Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Khu công nghiệp WHA 2

Dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Hồng Vinh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chiều nay (6/1), UBND tỉnh đã tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Khu công nghiệp WHA 2 cho lãnh đạo Tập đoàn WHA (Thái Lan).  Toàn cảnh buổi lễ. Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Khu công nghiệp WHA Industrial...

Đồng chí Lê Hồng Vinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Chiều 3/1, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp lần thứ 26 (Kỳ họp chuyên đề), quyết định một số nội dung liên quan thuộc thẩm quyền. Dự họp có đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy. Các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Nam Đình...

Cùng tác giả

Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh

Chiều 10/1, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ và bàn giao nhiệm vụ Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy.    Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, Phó CT UBND tỉnh tặng hoa cảm ơn Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung. Ngày 9/1/2025, Thủ tướng...

Các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều 10/1, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết công tác các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Quang cảnh Hội nghị. Năm 2024 toàn hệ thống chính trị đã, tăng tốc, bứt phá, về đích trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trước thềm diễn ra đại hội đảng các...

Nghệ An tổng kết công tác xây dựng Đảng, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 10/1, BTV Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Các đồng chí: Nguyễn Đức Trung, Bí thư Tỉnh uỷ; Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hồng Vinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị, về phía đại biểu Trung ương...

Sóng không khí lạnh tiếp tục tràn về, miền Bắc có lúc rét nhất từ đầu mùa

video-embed-169 vnn-template-noneditable"> Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thời điểm không khí lạnh tác động mạnh nhất sẽ rơi vào khoảng chiều và đêm 10/1 đến ngày 12/1. “Trong giai đoạn này, chúng tôi dự báo khu vực vùng núi, trung du Bắc Bộ có khả năng xảy ra tình trạng rét đậm, có nơi rét hại. Hiện tượng băng giá và sương muối ở...

Nông trường Bãi Phủ vang tiếng cam hữu cơ Hương Hóa

Thương hiệu cam nông trường Bãi Phủ nức tiếng xưa nay. Ảnh: Việt Khánh. Huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An có truyền thống trồng cây có múi, trong đó cây cam phát triển cực thịnh ở nông trường Bãi Phủ, thuộc xã Đỉnh Sơn từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước với quy mô trên dưới 100 ha. Những năm gần đây, nghề trồng cam trên đất Bãi Phủ có chiều hướng “lao dốc” do đất đai thoái hóa, dịch...

Cùng chuyên mục

Độc lạ kết hơn 15.000 chiếc bẫy thú thành cặp voi rừng ở Nghệ An

Cặp voi mẹ con được kết từ bẫy thú rừng tại khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Văn Trường Tại một góc khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát, từ xa chúng ta đã bắt gặp hình ảnh cặp voi mẹ, voi con đang thong dong “dạo bộ”. Đến gần mới thấy 2 chú voi này được kết từ những chiếc bẫy thú rừng rất...

Bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ dân ở Kỳ Sơn vẫn xây dựng nhà mới ven bờ sông, suối

Những ngôi nhà cao tầng mới xây nằm chênh vênh bên mép sông Nậm Mộ ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Văn Trường Thời điểm này, về địa bàn xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn thấy có khá nhiều những ngôi nhà kiên cố bê tông cốt thép được người dân xây dựng bám cheo leo bên vách sông Nậm Mộ và khe Suối...

Một số điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024

Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 Chương, 260 Điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 Điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 Điều. Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản...

BIDV Nghệ An góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Phát huy các giá trị truyền thống của 67 năm xây dựng và phát triển (27/5/1957 – 27/5/2024), BIDV Nghệ An trở thành một trong những tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tài chính tiền tệ. Một trong những điểm nhấn của BIDV Nghệ An là hoạt động thu hút đầu tư....

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng; Giá cao su thế giới neo ở mức cao

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng Hôm nay, vàng SJC giảm về ở mốc 89,5 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo có thể giảm trong tuần giao dịch mới. Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 27/5, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 87,50 triệu đồng/lượng mua vào và 89,30 triệu đồng/lượng bán ra. ...

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 27/5: Ngày nắng nóng gay gắt, có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày và đêm 27/5 trên địa bàn tỉnh Nghệ An * Khu vực đồng bằng ven biển Mây thay đổi đến nhiều mây. Ngày trời nắng, có nơi nắng nóng, chiều và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – cấp 3. - Nhiệt độ : 26 – 33oC. - Độ ẩm : 80 – 90% * Khu vực trung du và vùng núi Mây thay đổi...

Thủ tướng chỉ đạo điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp

Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 244/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm túc, tích cực hơn nữa Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về...

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu

Tranh thủ thời tiết thuận lợi Huyện Diễn Châu là một trong những địa phương có tiến độ thu hoạch lúa xuân nhanh và sớm nhất tỉnh. Từ 20/5, trên đồng ruộng chỉ còn cảnh nông dân tập trung làm đất, gieo cấy lúa hè thu. Là xã vùng trũng thấp của huyện, năm nào sản xuất lúa hè thu ở xã Diễn Thái (Diễn Châu) cũng được đẩy nhanh theo tiến độ, thu hoạch lúa xuân...

Giám sát người mang lửa vào núi Quyết, ngăn chặn cháy rừng

Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, nguy cơ cháy rừng do một số du khách mang theo lửa là rất cao. Ảnh: Văn Trường Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, diện tích tại khu vực núi Quyết...

Bí quyết rèn dao, nông cụ… sắc lẹm của người Mông Nghệ An

Giữ nghề truyền thống Một ngày trung tuần tháng Năm, cùng với cán bộ địa phương, chúng tôi đến bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống để xem nghề rèn truyền thống của bà con được lưu giữ từ bao đời nay. Ngay từ đầu bản đã nghe tiếng búa chan chát xa, gần vẳng lại. Clip: Xuân Hoàng - Quang An...

Tin nổi bật

Tin mới nhất