Powered by Techcity

Để văn hóa Nghệ An phát triển xứng tầm

Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Dũng – nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương:

gsts-dinh-van-dung-copy-4673.png

Cần liên kết, tạo thành con đường di sản văn hóa

Nhiều năm qua, trên các lĩnh vực văn hóa, Nghệ An đã kiên trì, thường xuyên đẩy mạnh sự phát triển, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đặc biệt là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hoạt động văn hóa quần chúng, xây dựng gia đình văn hóa, gắn văn hóa với phát triển du lịch, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, bảo tàng, thư viện và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ lớn của cả nước…

Tuy vậy, cá nhân tôi cho rằng, tiềm năng văn hóa của Nghệ An còn rất lớn nhưng chúng ta mới “khai thác” phần “lộ thiên”. Chiều sâu nội dung, ý nghĩa, giá trị văn hóa của các di sản chưa được nghiên cứu thật khoa học tạo sức lan tỏa trong quần chúng và với khách du lịch. Sản phẩm du lịch còn nghèo, đơn điệu, đôi nơi chưa thể hiện chuẩn mực tính chất văn hóa…

Đột phá chỉ có thể bắt đầu, bắt nguồn từ nội lực. Nội lực văn hóa của Nghệ An chính là các tiềm năng văn hóa và con người chưa được phát huy hết, một số còn “ngủ yên”, chưa được “đánh thức”.

Gần đây, người ta thường tổ chức liên kết thành con đường di sản văn hóa. Ở Nghệ An có một con đường di sản đặc biệt, đi từ truyền thống yêu nước đến truyền thống cách mạng, tới những con người vĩ đại của Nghệ An và của cả dân tộc. Đó là các địa danh đền Vua Lê, Di tích Phượng Hoàng Trung Đô, Di sản văn hóa Xô viết Nghệ – Tĩnh (Bảo tàng), Di tích Quốc gia đặc biệt Km0 – đường Hồ Chí Minh và Khu Di tích lịch sử Truông Bồn… Đó là các vĩ nhân, từ Hoàng đế Quang Trung đến Phan Bội Châu, từ Bác Hồ vĩ đại (Khu lưu niệm và Quảng trường Hồ Chí Minh) đến các nhà cách mạng lớn Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Chí Kiên, Hồ Tùng Mậu…

Tạo nên sự liên kết đó, tất nhiên phải tôn tạo, tu bổ, phục dựng và làm sáng rõ giá trị văn hóa – lịch sử của các di sản đó để tạo thành con đường đến với các địa chỉ đỏ và các vì “sao Khuê” ngời sáng của quê nhà. Từ đó, sẽ hình thành và phát triển các tuyến du lịch về nguồn trên đất Nghệ An, đối với bản thân nhân dân Nghệ An và cả nước, đặc biệt thế hệ trẻ từ nay về sau.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Đông Á:

ts-nguyen-ngoc-chu-copy-4324.png

Xây dựng các cụm trung tâm văn hóa của Nghệ An

Trong các chiến lược phát triển văn hóa, phải có chiến lược phát triển các trung tâm văn hóa để đạt được thước đo “chiều cao”, đồng thời là chiến lược phát triển văn hóa trên diện rộng để nâng cao mặt bằng văn hóa.

Xuất phát từ chỉ đạo của Bộ Chính trị về văn hóa trong Nghị quyết số 39-NQ/TW, và dựa trên tình hình thực tế, Nghệ An nên tiến hành xây dựng 3 cụm trung tâm văn hóa du lịch phục vụ đời sống văn hóa nhân dân nội tỉnh cũng như thúc đẩy du lịch văn hóa từ ngoại tỉnh và quốc tế: Cụm trung tâm văn hóa Kim Liên, gắn với tên tuổi và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; Cụm trung tâm văn hóa đền Cuông, gắn với lịch sử An Dương Vương và lịch sử Châu Diễn; Cụm trung tâm văn hóa Mai Hắc Đế, gắn với khởi nghĩa Hoan Châu và lịch sử Châu Hoan.

Hiểu “cụm trung tâm văn hóa” cho 3 trường hợp nêu trên như thế nào? Bản thân Khu Di tích lịch sử Quốc gia Kim Liên đã bao gồm nhiều địa điểm văn hóa. Nhưng hiện nay các địa điểm đó mới chỉ gắn liền với chủ đề lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi xây dựng “Cụm trung tâm văn hóa Kim Liên” thì Khu Di tích lịch sử Quốc gia Kim Liên chỉ là “một thành viên”, “một trung tâm văn hóa” mà thôi, vì trong “Cụm trung tâm văn hóa Kim Liên” sẽ còn chứa nhiều “trung tâm văn hóa” khác nữa.

Nếu ai đã đi du lịch nước ngoài nhiều lần thì sẽ hiểu một địa danh lịch sử không nhất thiết chỉ gắn với lịch sử địa danh đó mà có thể gồm chứa các công trình văn hóa khác. Thí dụ như trong “Cụm trung tâm văn hóa Kim Liên” có thể xây dựng công viên văn hóa tương tự như “Công viên cửa sổ thế giới” ở Thâm Quyến, nơi mô phỏng các công trình kiến trúc và danh lam, thắng cảnh của cả thế giới.

Việc hình thành các công viên văn hóa kết hợp ẩm thực du lịch sinh thái sẽ thúc đẩy không chỉ du lịch trong nước mà còn là du lịch quốc tế. Và việc có các “trung tâm văn hóa” thành viên nào trong “Cụm trung tâm văn hóa” là một đề án phải được nghiên cứu kỹ lưỡng một cách khoa học.

Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Thanh – Giảng viên cao cấp, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam:

gsts-bui-quang-thanh-copy-5912.png

Cần có những nghiên cứu chuyên sâu về phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số

Quan sát thực trạng sinh hoạt văn hóa cộng đồng nói chung ở Nghệ An hiện nay, không khó để nhận ra, đa số các địa phương vẫn còn hạn chế trong các khâu sưu tầm, ghi chép về lịch sử di tích văn hóa tín ngưỡng cũng như diễn trình của lễ hội truyền thống địa phương. Thực trạng đó dẫn đến sự rơi rụng, mất mát nguồn văn hóa phi vật thể quý báu vốn đã được sáng tạo, thực hành trong quá khứ, làm cho đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng hiện nay rơi vào hoàn cảnh đơn điệu, chắp vá và mất đi bản sắc độc đáo, hấp dẫn vốn có.

Thực tế cũng cho thấy, trong chục năm gần đây, chính quyền các cấp còn chưa thực sự năng động và sáng tạo trong việc mở rộng quan hệ, vận động sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ, các thành phố nước ngoài kết nghĩa với các huyện, thị và cấp tỉnh trong việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa ở địa phương. Dù hiện nay, Nghệ An là tỉnh có số đơn vị hành chính nước ngoài kết nghĩa với các địa phương cấp huyện và với cấp tỉnh Nghệ An đã đến gần 70 thành phố, đô thị – thuộc diện nhiều nhất trên phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng nhiều dân tộc thiểu số ở Nghệ An vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu, khai thác một cách sâu sắc và có hệ thống, phục vụ nhiệm vụ phát triển du lịch và phát triển một cách chiến lược công nghiệp văn hóa, góp phần phát triển kinh tế.

Những năm gần đây, mặc dù các địa phương khu vực miền núi thuộc Nghệ An đã và đang bắt tay triển khai Chương trình hành động quốc gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội các dân tộc thiểu số và khu vực miền núi, trong đó, quan tâm đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tộc người, đáp ứng nhu cầu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phát triển du lịch.

Tuy nhiên, vẫn cần có những nghiên cứu chuyên sâu và tổ chức các hội thảo khoa học tầm quốc gia để đánh giá thực trạng, xây dựng các giải pháp ứng dụng trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tộc người trong điều kiện phát triển xã hội đương đại ở các huyện, thị miền núi hiện nay.

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp – nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An:

ts-le-doan-hop-copy-2023.png

Giáo dục tư tưởng đổi mới, canh tân của những danh nhân xứ Nghệ

Có thể khẳng định, Nghệ An có tiềm năng phát triển văn hóa đa dạng và phong phú, từ văn hóa vật thể (di tích, danh thắng) cho đến văn hóa phi vật thể (tài nguyên về con người, văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng), được đánh giá là hoàn toàn có đủ nội lực để Nghệ An tạo ra các đột phá lớn, các sản phẩm văn hóa đỉnh cao.

Tuy nhiên, việc phát huy giá trị văn hóa của Nghệ An vẫn chưa xứng so với tiềm năng văn hóa của tỉnh, khiến văn hóa Nghệ An như một cô gái đẹp chưa trang điểm. Do đó, trong mục tiêu phát triển văn hóa của tỉnh, cần quán triệt rõ phương châm xây dựng Nghệ An trở thành một tỉnh có kinh tế mạnh, văn hóa giàu, môi trường sạch. Mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh cần có 1 chương trình hành động về phát triển văn hóa của tỉnh, trong đó, xác định rõ nhiệm vụ cụ thể trên các lĩnh vực: Văn hóa gia đình, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở, văn học – nghệ thuật, di sản…

Bên cạnh đó, cần gắn phát triển văn hóa với phát triển thể thao, du lịch, giáo dục truyền thống. Trong đó, chú trọng giáo dục tư tưởng đổi mới, cải cách, canh tân của những danh nhân là người con của quê hương Nghệ An như Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ.

Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng tác, diễn xướng dân ca; kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư tổ chức các hoạt động văn hóa gắn với phát triển du lịch…

Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thác di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Cửa Lò

Di sản văn hóa song hành cùng du lịch Thị xã Cửa Lò hiện có 40 di sản văn hóa vật thể đã được đưa vào danh mục kiểm kê, trong đó có 13 di tích đã được xếp hạng gồm 4 di tích Quốc gia (đền Vạn Lộc; nhà thờ họ Hoàng Văn; đền Mai Bảng; nhà thờ, khu lăng mộ Nguyễn Trọng Đạt) và 9 di tích cấp tỉnh. Chùa...

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân', 'Nghệ nhân ưu tú' trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Nghị định này quy định đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh có nhiều nghệ nhân tham gia bảo tồn. Ảnh tư liệu Đối tượng áp dụng: + Cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền...

Tập huấn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể, Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An cùng hơn 100 học viên là cán bộ Phòng Văn hóa – Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thông các huyện, thành, thị. Quang cảnh lớp...

Bế mạc Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền năm 2023

Dự lễ bế mạc có các đồng chí: Ninh Thị Thu Hương -Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch); Nguyễn Quốc Huy - Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà - Phó Tư lệnh Quân khu 4; Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí Ủy viên...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn

Sáng 19/9, Huyện ủy Nghĩa Đàn tổ chức Lễ công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về việc chuẩn y đồng chí Lê Thái Hùng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tới dự có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy. Toàn cảnh buổi lễ. Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu đã trao Quyết...

Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An chủ động ứng phó với bão số 4 (bão Soulik)

Theo đó, đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo và dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nắm chắc diễn biến, hướng đi của bão; xây dựng kế hoạch, kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó bão lũ lụt, tìm kiếm cứu nạn; duy trì quân số, phương tiện ứng trực theo quy định; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Các cơ quan,...

Quân khu 4 kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 4 tại Nghệ An

Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó bão số 4, sáng 19/9, Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 dẫn đầu đoàn công tác của Quân khu tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An, Ban CHQS huyện Nghi Lộc. Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 kiểm tra hệ thống thông tin liên...

Nhiều lao động được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 lên đến 11 ngày

Nghỉ 11 ngày hưởng nguyên lương Trong khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với cán bộ, công chức, viên chức thì nhiều doanh nghiệp đã công bố lịch nghỉ lễ, Tết trong năm 2025. Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam cho biết, ban lãnh đạo công ty đã lên phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Theo đó, người lao...

Cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An lần thứ XI

Tham dự đại hội, về phía Trung ương có Phó Giáo sư, Tiến sĩ , nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học -nghệ thuật Việt Nam; Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Phó Giáo sư...

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ – Một thiên sử vàng'

Âm vang một thời Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng mấy ngày qua, nhiều người dân thành phố Vinh vẫn dành thời gian đến với triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”. Ông Nguyễn Viết Lợi - Cựu chiến binh phường Quang Trung cho biết: “Thời tiết rất nóng bức nhưng tôi vẫn cố gắng đến xem triển lãm về chiến thắng Điện Biên Phủ. Là một người lính tham gia cuộc kháng chiến...

Công diễn vở kịch hát 'Lời Người lời của nước non'

Tham dự buổi công diễn có đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá & Thể thao; đại diện Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh. Đông đảo nhân dân trên địa bàn đã đến thưởng thức vở diễn. Vở diễn đã nhận giải thưởng của Ban chỉ đạo Trung ương và đạt giải Tác phẩm xuất sắc “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm...

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 6 bộ phim: “Điện Biên Phủ”, “Hồi ức Điện Biên”, “Chuyện những người lính già”, “Đồng hành cùng lịch sử”, “Chia lửa cùng Điện Biên”, “Điện Biên Phủ niềm hy vọng”. Đây là những bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến...

Nghệ An giành 1 giải Vàng, 2 giải Bạc tại Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) thu hút sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, với nhiều hình thức thể hiện, gồm: Ca, múa, nhạc. Các thành viên Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Nghệ An tại Lễ xuất...

Ra mắt cuốn sách ‘Nhà tầng hồi nớ…’ nhân dịp kỷ niệm 50 năm tái thiết thành phố Vinh

Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Thị Thu Hường - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo các hội hữu nghị, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, họa sĩ trong và ngoài nước, cùng đông đảo những người yêu mến thành phố Vinh. ...

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật bế mạc hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tham dự chương trình có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Văn Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao... cùng đại diện các sở, ban,...

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Sản phẩm được phát hành dưới dạng đĩa vật lý, USB cũng như digital version trên các nền tảng nhạc số. Đây là dự án mà nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết chuẩn bị và mất 4 năm mới hoàn thiện. Tham dự buổi họp báo ra mắt có NSND Thanh Hoa, Giám đốc Âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng, cùng đông đảo các phóng viên báo chí. Ca sỹ...

Đặc sắc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn năm nay được tổ chức với rất nhiều hoạt động như đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, điền kinh và kéo co, thu hút gần 300 vận động viên đến từ các làng của xã Nghĩa Lợi gồm: Lung Thượng, Lung Hạ, Tân Cay, Tân Thái, Ngọc Lam, Hưng Thịnh và Thái Thịnh. Thi môn đấu kéo co. Ảnh:...

Nghệ An phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Thị Hoài Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Thành; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành. Các đại biểu dự Lễ phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất