Powered by Techcity

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

Ở miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là “danh gia vọng tộc” với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Vang bóng một thời

Trong chuyến công tác về xã Đôn Phục, huyện miền núi Con Cuông, chúng tôi được các cán bộ nơi đây giới thiệu về một dòng họ “danh gia vọng tộc” nức tiếng phủ Tương Dương xưa nay – đó là dòng họ Lang Vi. Dòng họ này đã có 3 đời làm quan “Thổ tri phủ” cai quản một vùng rộng lớn núi rừng miền Tây xứ Nghệ (bao gồm các huyện Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn).

Hiện nay, nhân chứng của một thời vàng son của dòng họ này là cụ bà Lữ Thị Quyết (104 tuổi, vợ của vị Tri phủ cuối cùng phủ Tương Dương Lang Vi Năng) vẫn còn sống cùng ông con trai cả Lang Vi Tịnh (86 tuổi) trong căn nhà sàn nằm cạnh bên trụ sở UBND xã Đôn Phục.

Ngôi nhà sàn mà Tri phủ cuối cùng của Phủ Tương Dương Lang Vi Năng từng sinh sống. Ảnh Thành Chung.JPG

Ngôi nhà sàn mà Tri phủ cuối cùng của phủ Tương Dương Lang Vi Năng từng sinh sống. Ảnh: Thành Chung

Dưới ánh nắng nhàn nhạt chiều Thu, ông Lang Vi Tịnh trầm giọng kể về một thời vang bóng của dòng tộc: Dòng họ Lang Vi ở Đôn Phục vốn có gốc là họ Vi ở vùng miền núi huyện Quỳ Hợp. Sau đó, dòng họ đã chạy loạn và dịch cư về Đôn Phục sinh sống, đến nay đã được 7 đời.

Ở đời thứ 3, chi thứ 3 của dòng họ có ông Lang Vi Bằng (ông nội của ông Tịnh) có công cầm quân đánh dẹp giặc nên được triều Nguyễn đặc cách phong làm Tri phủ vào năm 1895. Ông Lang Vi Bằng chính là người mở ra thời kỳ ba đời làm quan Thổ tri phủ của dòng họ.

Trong thời gian giữ chức Thổ tri phủ phủ Tương Dương, ông Lang Vi Bằng làm quan thanh liêm; đứng ra tổ chức nhiều cuộc khai phá đất hoang hóa, mở mang thêm đất đai để canh tác sản xuất nông nghiệp cũng như thành lập các bản làng mới. Ông còn dạy người dân ở đây cách trồng lúa nước và cho mở những con đường. Nhờ vậy, cuộc sống người dân Phủ Tương Dương khá hơn trước. Ông được người dân mến yêu, cảm phục.

Các đời Vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định nhiều lần ban tặng sắc chế thăng thêm phẩm hàm, chức vụ và ca ngợi đức độ làm quan. (Các sắc, đạo chế của vua ban, con cháu dòng họ vẫn lưu giữ, bảo quản rất kỹ càng nên gần một thế kỷ trôi qua nhưng những văn bản này đều nguyên vẹn).

Đến năm Khải Định thứ 6 (1921) ông Lang Vi Bằng xin được nghỉ và được triều đình Huế chấp nhận. Sau khi ông Bằng nghỉ, chức quan Thổ tri phủ được người anh họ ở chi 2 là ông Lang Vi Tài kế thừa. Đến niên hiệu Bảo Đại thứ 10 (1934), chức Thổ tri phủ lại được con trai của ông Lang Vi Bằng là Lang Vi Năng (bố ruột ông Tịnh) đảm nhiệm.

Trong thời kỳ này, ông Lang Vi Năng kế tục sự nghiệp của cha cai quản vùng miền núi phía Tây Nghệ An và có nhiều công tích. Đặc biệt, vào những năm 1941, ông Lang Vi Năng được Quốc vương nước Triệu Voi (Lào) là Si Sa Vang Vông tặng Bằng khen vì có công lao trong việc phân định biên giới hai nước. Ông Lang Vi Năng giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương cho đến khi diễn ra cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Trước và trong Cách mạng Tháng Tám thành công, dòng họ Lang Vi cũng có nhiều đóng góp cho nước nhà khi có ông Lang Vi Tào là cán bộ tiền khởi nghĩa. Sau đó, ông Tào giữ chức Chủ tịch lâm thời Ủy ban Kháng chiến huyện Tương Dương sau chuyển về giữ chức Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến – Hành chính huyện Con Cuông đến năm 1953.

Các sắc, đạo chế của vua ban, con cháu dòng họ Lang Vi vẫn lưu giữ, bảo quản rất kỹ càng. Ảnh Tư liệu.jpg

Các sắc, đạo chế của vua ban, con cháu dòng họ Lang Vi vẫn lưu giữ, bảo quản rất kỹ càng. Ảnh Tư liệu: Hồ Lài

Ông Lang Vi Tịnh kể tiếp: “Lịch sử dòng tộc là vậy. Bố tôi – cụ Lang Vi Năng trước khi làm quan Tri phủ đã có thời gian học ở Huế và thi cử đỗ đạt. Cụ có 2 đời vợ. Vợ đầu sinh được 2 chị rồi mất. Mẹ tôi – cụ Lữ Thị Quyết là người vợ thứ 2, bà quê gốc ở xã Yên Na, huyện Tương Dương. Bố mẹ tôi sinh được 7 người con.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bố tôi hồi hương quay về quê cũ (xã Đôn Phục sinh sống). Ông có một thời gian tham gia làm cố vấn cho chính quyền mới, từng lên các làng, bản vùng cao để làm công tác tuyên truyền. Cụ mất vào năm 1975, hưởng thọ 78 tuổi. Tôi và các em thì có người làm nông, có người đi bộ đội, người thì tham gia công tác ở chính quyền xã. Tuy chưa phát huy được truyền thống như các cụ nhưng con cháu vẫn luôn cố gắng đóng góp vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở bản làng, quê hương”.

Ở cái tuổi ngoài bách tuế, cụ Lữ Thị Quyết bây giờ không còn đi lại được, mắt mờ không còn nhìn rõ song vẫn tự ăn uống bình thường. Cụ vẫn thường lặng lẽ ngồi và nằm trên chiếc giường bên cửa sổ, lắng nghe hơi thở của cuộc sống, tiếng hát xuối, nhuôn đâu đó theo gió vọng về và đếm nhịp thời gian trôi…

Ôm ấp mạch nguồn

Cũng theo cán bộ xã Đôn Phục, dòng họ Lang Vi đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử các huyện vùng cao tỉnh Nghệ An và riêng tại xã Đôn Phục, huyện Con Cuông cũng vậy. Ở thời bình, dòng họ Lang Vi cũng đã có nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa ở địa phương. Người trong dòng họ sống đoàn kết, yêu thương nhau và đặc biệt có truyền thống khuyến học.

Cụ bà Lữ Thị Quyết và con trai - ông Lang Vi Tịnh. Ảnh Thành Chung.JPG

Cụ bà Lữ Thị Quyết và người con trai đầu – ông Lang Vi Tịnh. Ảnh: Thành Chung

Ông Lang Vi Đức – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đôn Phục (nguyên Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2010-2015, thuộc chi trưởng của dòng họ) tự hào ôn chuyện về sự phát triển của dòng họ: Lịch sử Đảng bộ xã ghi nhận trong giai đoạn kháng chiến kiến quốc, người dân trong xã đã nhiệt tình tham gia và quyên góp nhiều của cải, vật chất phục vụ kháng chiến như tiền, vàng… góp phần tích cực trong việc xây dựng ngân khố Quốc gia, tiêu biểu có cụ Lang Vi Năng. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, con cháu dòng họ Lang Vi luôn hăng say lao động, xây dựng địa phương; nhiều người nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc.

Sau khi đất nước thống nhất, cuộc sống ngày một đi lên, con cháu dòng họ Lang Vi đã chăm lo học hành. Từ những năm 1978 trở đi, dòng họ Lang Vi là một trong những dòng họ nổi tiếng hiếu học ở xã và ở huyện. Có rất nhiều cháu học hết cấp 3, học lên cao đẳng, đại học và đạt thành tích cao trong học tập. Có người đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Có người đã trở thành kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, sĩ quan quân đội, công an…Nhiều người tham gia công tác ở cơ quan Đảng, chính quyền các cấp.

Ông Lang Vi Đức cho biết thêm: “Dòng họ Lang Vi bây giờ có 5 chi với hơn 60 hộ. Các hộ gia đình chủ yếu cư trú tại xã Đôn Phục, thị trấn huyện Con Cuông. Còn thế hệ trẻ sau này của dòng họ thì đã toả ra khắp cả nước và ở cả nước ngoài. Và dẫu có đi xa nơi đâu thì con cháu luôn tự hào về lịch sử truyền thống của dòng họ.

Chính vì vậy, cháu con trong họ luôn hướng về nguồn cội để rồi ra sức học tập, lao động tốt để xây dựng đất nước, quê hương. Và ngược lại, các cụ cao niên trong họ vẫn luôn giáo dục truyền thống dòng tộc cho thế hệ trẻ; đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, khuyến khích con cháu thi đua học tốt, noi gương thế hệ cha ông một lòng vì nước vì dân… Hiện nay, chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng lại nhà thờ họ để công tác giáo dục truyền thống ngày càng được thực hiện tốt hơn”.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung.JPG

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh: Thành Chung

Dòng họ Lang Vi là dòng họ lớn ở xã. Dòng họ này đã sớm xây dựng được tộc ước – quy ước dòng họ. Trong đó, tinh thần đoàn kết, yêu thương và khuyến học được chú trọng. Trong công cuộc xây dựng và phát triển hôm nay, dòng họ Lang Vi vẫn không ngừng đóng góp sức người, sức của, đi đầu trong các phong trào của địa phương. Mong rằng các dòng họ khác cũng có sự phát triển như vậy”. Chị Trần Thị Giang – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Đôn Phục (Con Cuông).

Thành Chung – Bá Hậu

Cùng chủ đề

Tài liệu tuyên truyền về học tập và làm theo Bác Hồ bằng tiếng dân tộc được đánh giá cao

 Sáng 21/12, đoàn công tác Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An đã làm việc với đại diện đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện biên giới Kỳ Sơn để thẩm định bản tài liệu ghi âm tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An. Toàn cảnh buổi làm việc. Tài liệu này được biên dịch từ nội dung tuyên...

Tuốt lá, dưỡng nụ mang sắc Xuân

TPO – Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, người dân làng đào ở Nghệ An đang tất bật tuốt lá, chăm cây chờ ngày mang “sắc xuân” về với mọi nhà.Video người dân làng đào xã Nghi Ân, thành phố Vinh, Nghệ An tất bật tuốt lá đào chờ bán Tết Xã Nghi Ân được xem là thủ phủ trồng đào phai ở thành phố Vinh, Nghệ An. Mỗi năm,...

Loạt địa phương cho học sinh nghỉ học thứ Bảy

Nhiều tỉnh thành thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ trọn thứ Bảy, Chủ nhật. Ảnh: Hải Nguyễn   Nha Trang (Khánh Hòa) là 1 trong số những địa phương đầu tiên triển khai việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần. Như vậy, học sinh sẽ được nghỉ học 2 ngày trong tuần (thứ Bảy, Chủ nhật). Lào Cai Lào Cai cũng thí điểm dạy học 5 ngày/tuần bắt đầu từ năm học 2019-2020. Sau 5 năm thực hiện thí...

Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành heo lợi lớn dịp Tết. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 21/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Khảo sát trong sáng 21/12 cho thấy, giá heo hơi bật tăng tại tất cả các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 66.000 –...

UBND tỉnh Nghệ An định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy khối chính quyền cấp tỉnh

  UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 1022 ngày 19/12/2024 sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy khối chính quyền tỉnh. Theo đó, định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy khối chính quyền cấp tỉnh như sau: Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh: Duy trì 4 cơ quan (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), gồm: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Tư pháp;...

Cùng tác giả

Du lịch Nghệ An sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 2.9

Các điểm du lịch ở Nghệ An đã sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9. Phố biển Cửa Lò đã sẵn sàng đón khách dịp 2.9. Ảnh: Quang Đại Ngày 16.8, trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Thanh Sơn - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Cửa Lò (Nghệ An) cho biết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thị xã đang khẩn trương chuẩn bị để đón khách dịp lễ Quốc khánh...

Điểm nghỉ mát lý tưởng ngày hè khi biển Sầm Sơn, Cửa Lò chật kín người

Khi những địa điểm du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò... chật kín khách mỗi khi hè về, thác Khe Kèm là một sự lựa chọn thay thế lý tưởng. Mỗi khi hè về, du khách thập phương lại đổ xô về những điểm bãi biển ở miền Trung như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm... để nghỉ mát khiến các điểm đến này luôn trong tình trạng đông đúc. Ngày càng nhiều du khách lựa chọn tới những điểm du...

Xanh mướt hàng xà cừ cổ thụ đường vào quê Bác

TPO - Trải qua hơn nửa thế kỷ, vượt qua thử thách thời gian và bao biến thiên lịch sử, hàng cây xà cừ trên quê hương Bác vẫn sừng sững vươn xanh, trở thành biểu tượng đẹp, cuốn hút du khách thập phương.

Người con muôn phương về thăm quê Bác trong ngày thống nhất non sông

TPO - Trong ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đón hàng vạn du khách về dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghệ An tập trung nâng tầm thương hiệu các sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An đạt kết quả khá thành công. Các sản phẩm mang thương hiệu OCOP đã tạo được uy tín trên thị trường, nâng cao giá trị hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Phát triển, hoàn thiện và tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP trở thành giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh...

Cùng chuyên mục

Du lịch Nghệ An sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 2.9

Các điểm du lịch ở Nghệ An đã sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9. Phố biển Cửa Lò đã sẵn sàng đón khách dịp 2.9. Ảnh: Quang Đại Ngày 16.8, trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Thanh Sơn - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Cửa Lò (Nghệ An) cho biết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thị xã đang khẩn trương chuẩn bị để đón khách dịp lễ Quốc khánh...

Điểm nghỉ mát lý tưởng ngày hè khi biển Sầm Sơn, Cửa Lò chật kín người

Khi những địa điểm du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò... chật kín khách mỗi khi hè về, thác Khe Kèm là một sự lựa chọn thay thế lý tưởng. Mỗi khi hè về, du khách thập phương lại đổ xô về những điểm bãi biển ở miền Trung như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm... để nghỉ mát khiến các điểm đến này luôn trong tình trạng đông đúc. Ngày càng nhiều du khách lựa chọn tới những điểm du...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp thành phố Đông Quản

Làm việc với các doanh nghiệp thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh, Nghệ An luôn rộng mở và đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để các nhà đầu tư Trung Quốc đến nghiên cứu khảo sát và đầu tư trên địa bàn. Chiều 27/5, tiếp tục chương trình làm việc tại Trung Quốc, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch...

Xanh mướt hàng xà cừ cổ thụ đường vào quê Bác

TPO - Trải qua hơn nửa thế kỷ, vượt qua thử thách thời gian và bao biến thiên lịch sử, hàng cây xà cừ trên quê hương Bác vẫn sừng sững vươn xanh, trở thành biểu tượng đẹp, cuốn hút du khách thập phương.

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An lần thứ XI

Tham dự đại hội, về phía Trung ương có Phó Giáo sư, Tiến sĩ , nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học -nghệ thuật Việt Nam; Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Phó Giáo sư...

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ – Một thiên sử vàng'

Âm vang một thời Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng mấy ngày qua, nhiều người dân thành phố Vinh vẫn dành thời gian đến với triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”. Ông Nguyễn Viết Lợi - Cựu chiến binh phường Quang Trung cho biết: “Thời tiết rất nóng bức nhưng tôi vẫn cố gắng đến xem triển lãm về chiến thắng Điện Biên Phủ. Là một người lính tham gia cuộc kháng chiến...

Công diễn vở kịch hát 'Lời Người lời của nước non'

Tham dự buổi công diễn có đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá & Thể thao; đại diện Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh. Đông đảo nhân dân trên địa bàn đã đến thưởng thức vở diễn. Vở diễn đã nhận giải thưởng của Ban chỉ đạo Trung ương và đạt giải Tác phẩm xuất sắc “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm...

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 6 bộ phim: “Điện Biên Phủ”, “Hồi ức Điện Biên”, “Chuyện những người lính già”, “Đồng hành cùng lịch sử”, “Chia lửa cùng Điện Biên”, “Điện Biên Phủ niềm hy vọng”. Đây là những bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến...

Người con muôn phương về thăm quê Bác trong ngày thống nhất non sông

TPO - Trong ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đón hàng vạn du khách về dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghệ An giành 1 giải Vàng, 2 giải Bạc tại Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) thu hút sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, với nhiều hình thức thể hiện, gồm: Ca, múa, nhạc. Các thành viên Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Nghệ An tại Lễ xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất