Theo Tập đoàn Trí Nam, sự cần thiết của hoạt động khuyến nông là đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng; Tạo đìều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới; Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; Đóng góp vào phát triến kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Theo báo cáo của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp, chuyển đổi số trong nông nghiệp trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ nhờ sự ứng dụng rộng rãi của các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo phát triển bền vững. Tại Việt Nam, việc áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, đang ngày càng được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn và chất lượng. Mô hình trang trại thông minh chăn nuôi lợn không chỉ giúp nâng cao hiệu suất mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp.
Tại Hải Phòng, việc phát triển các nền tảng, hệ thống – đã triển khai ứng dụng, vận hành hiệu quả các hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia cũng như các nền tảng công nghệ số như: quản lý dữ liệu về trồng trọt, bảo vệ thực vật; cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi, cơ sở sản xuất chăn nuôi; hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến; hệ thống theo dõi, cập nhật thông tin, dữ liệu tàu cá Vnfishbase; hệ thống giám sát thiên tai, trạm đo mực nước tự động…; Về phát triển dữ liệu – hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số trong tạo lập và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ điều tra, giám sát đa dạng sinh học tại Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà theo lộ trình, kế hoạch đề ra: tạo lập được cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho 800 loài động thực vật tại Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà; ứng dụng nhận dạng nhanh cho 30 loài nguy cấp quý hiếm.
Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã bắt tay vào xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong toàn hệ thống. Chiến lược chuyển đổi số Khuyến nông sẽ theo 3 trụ cột là truyền thông số; đào tạo, tập huấn số; quản trị và dịch vụ số. Để phát triển chuyển đổi số trong khuyến nông, cán bộ khuyến nông cần xác định vị thế hiện tại, nhận thức đầy đủ về những chuyển biến, hình thành phương thức tiếp cận mới phù hợp với xu thế. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ xây dựng quy chuẩn chung để các địa phương triển khai đồng bộ và sẽ trình Bộ chủ trương xây dựng Đề án khuyến nông số. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cam kết sẽ trực tiếp chỉ đạo ứng dụng công nghệ trong công tác khuyến nông, hướng đến chuyển đổi số đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Toàn cảnh hội thảo
Tại hội thảo, đại diện một số cơ quan quản lý, nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, các sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trao đổi thông tin về chuyển đổi số. Các báo cáo tập trung vào một số nội dung như chiến lược chuyển đổi số khuyến nông quốc gia; Nền tảng mạng nhà nông giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho hợp tác xã; Cánh đồng công nghệ Globalcheck – giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong sản xuất lúa gạo thông minh; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tổng quan về trang trại thông minh chăn nuôi lợn…; Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông tại một số tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Nghệ An…
Ngoài ra, các đại biểu đã cùng trao đổi những kinh nghiệm và hạn chế trong phát triển chuyển đổi số trong hoạt động nông nghiệp nói chung và khuyến nông nói riêng. Các chuyên gia giải đáp các vấn đề liên quan đến ứng dụng chuyển đổi số vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp và hoạt động khuyến nông./
Nguồn: https://www.mard.gov.vn/Pages/chuyen-doi-so-trong-hoat-dong-khuyen-nong.aspx?item=8