Powered by Techcity

Các chuyên gia và doanh nhân hiến kế phát triển bền vững du lịch Kỳ Sơn

Tiến sĩ Vi Văn An – Viện Dân tộc học và Nhân học

“Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng cần phải xác định ưu tiên tập trung đầu tư vào các hạng mục trọng điểm, khả thi, tránh dàn trải. Theo đó, trước hết huyện Kỳ Sơn nên chú trọng tới một số di tích lịch sử, danh thắng nổi bật như: Đỉnh Puxailaileng, chợ biên giới (Nặm Cắn), rừng Pơmu (Tây Sơn), tháp cổ Yên Hòa (Mỹ Lý), Mường Lống.

Trong phát triển du lịch, vấn đề quan trọng đầu tiên là hạ tầng, gồm: Hệ thống đường giao thông, phương tiện đi lại, điều kiện ăn ngủ, tiện nghi sinh hoạt, vệ sinh, nước sạch, viễn thông và các dịch vụ kèm theo. Củng cố, duy trì và từng bước nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng, các Homestay ở Mường Lống, Mỹ Lý và tại một số làng nghề.

bna_1.jpg
Tiến sĩ Vi Văn An. Ảnh: Công Kiên

Hỗ trợ và duy trì các làng nghề: Nghề dệt ở các bản Noọng Dẻ (Nặm Cắn), bản Na Loi, bản Piêng Lau (Na Loi), bản Xốp Thặp, Bản Na (Hữu Lập)…; làng nghề đan lát ở bản Đỉnh Sơn 1, bản Huồi Thợ (xã Hữu Kiệm). Duy trì nghề rèn của người Mông ở Mường Lống, Nặm Cắn.

Tại các điểm du lịch cộng đồng, trên cơ sở thế mạnh của từng tộc người, cần phải tăng cường khai thác các giá trị văn hóa truyền thống về các thành tố văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể gồm: Bảo tồn nhà sàn, nhà trệt truyền thống, nâng cấp đường sá, vệ sinh, nước sạch, vườn cây ăn quả, không gian bản làng, các địa điểm tín ngưỡng tâm linh cộng đồng.

Hỗ trợ, củng cố và duy trì các câu lạc bộ dân ca, dân vũ, các đội văn nghệ quần chúng trong các thôn bản hiện có; từng bước nhân rộng ra các homestay, các làng nghề tại các xã trong huyện, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Trong Phát triển bền vững có 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trường. Vì thế, bên cạnh quy hoạch tổng thể, đồng bộ, các loại hình du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng cần phải được tổ chức, quản lý một cách khoa học, chuyên nghiệp, bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các giá trị văn hóa truyền thống để thu hút và phục vụ khách tốt nhất”.

Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh – chuyên gia tư vấn du lịch

“Huyện Kỳ Sơn cần bổ sung vào bản quy hoạch tổng thể việc gắn kết các sản phẩm và các hoạt động du lịch vào các quy hoạch như giao thông, nông, lâm nghiệp, thương nghiệp, văn hóa giáo dục, đào tạo nghề mang tính hệ thống. Xác định về mặt định tính các khu vực tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Trên cơ sở đó có chính sách hỗ trợ để bảo đảm việc xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn có tính bản sắc, hiệu quả và khả thi. Từ đó có các chính sách cụ thể làm bật lên được sức mạnh nội sinh để hấp dẫn ngoại lực, tức các nguồn đầu tư.

bna_2.jpg
Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh. Ảnh: Công Kiên

Cần tìm mọi biện pháp nhằm thu hút được ngoại lực từ tài chính đến trí tuệ, chất xám về với nông thôn Kỳ Sơn, nhất là con em Nghệ An đi làm ăn xa về, để tạo nên sinh khí mới làm động lực phát triển, có nguồn trí tuệ tập trung để biến nông thôn miền núi Kỳ Sơn thành không gian có ích cho tất cả các đối tượng.

Và khi chuẩn bị để đưa các vùng nông nghiệp, nông thôn Kỳ Sơn trở thành điểm du lịch nổi tiếng cũng như trở thành vùng quê đáng sống thu hút nhà đầu tư và khách du lịch thì phải có sự chuẩn bị rất kỹ càng, để không gian nông thôn đó không bị phá vỡ, xáo trộn.

Huyện cần tiến hành khai thác hai cung đường du lịch cảnh quan miền núi kỳ vĩ Kỳ là: Mường Xén – Mường Lống và Mường Xén – Na Ngoi, vì theo đánh giá hai cung đường này thuận lợi và an toàn hơn các cung đường khác. Tập trung quy hoạch chi tiết, xây dựng khai thác được sớm hai điểm đến du lịch nông nghiệp nông thôn để có tiếng vang.

bna_5.jpg
Du khách tham quan điểm du lịch Mường Lống (Kỳ Sơn). Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

Sau đó, tiếp tục khai thác các điểm du lịch khác như chợ biên Nậm Cắn, khu chợ biên giới duy nhất ở các cửa khẩu Việt Nam là chợ ẩm thực và nông sản Việt – Lào; làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống Noọng Dẻ vẫn còn hơn trăm nếp nhà sàn đa số là nguyên bản của 113 gia đình dân tộc Thái nằm sát chợ biên Cửa khẩu Nậm Cắn.

Xã Mường Lống cách trung tâm huyện Kỳ Sơn 60 km, là đích đến của cung đường tuyệt đẹp, hai bên là các dãy núi cao hùng vĩ phủ các thảm rừng nguyên sinh dầy đặc có độ cao đến 2000 mét , đi qua một số bản làng dân cư. Cung đường khá an toàn do đa số đoạn đường không quá sát vách núi, giao thông ổn định.

Thế mạnh Mường Lống là khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ và đất đai bazan màu mỡ, cộng với bản sắc văn hóa được các thế hệ của các gia đình dân tộc Mông gìn giữ thuần khiết. Có hợp tác xã nông nghiệp và du lịch với các sản phẩm đặc sản như dược liệu, rau, hoa ôn đới, lợn, gà đen và bò thịt hữu cơ tại các thung lũng cao nguyên”.

Ông Lại Văn Toàn – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Đoàn Ánh Dương

“Kỳ Sơn, một huyện rẻo cao biên giới, khí hậu khắc khắc nghiệt và địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế. Tuy nhiên, khi nhìn từ một góc độ khác, Kỳ Sơn lại là một miền đất đầy giá trị bản sắc, với tiềm năng phát triển du lịch và triển vọng sẽ giúp huyện vươn lên từng bước thoát nghèo.

Mặc dù đối mặt với những khó khăn và thách thức, nhưng Kỳ Sơn là một điểm đến độc đáo với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Sự hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng, thác nước và hồ nước tạo nên một bức tranh thiên nhiên hấp dẫn và đầy mê hoặc. Điều này tạo ra tiềm năng lớn cho ngành du lịch phát triển, và đồng thời mang lại cơ hội kinh tế và việc làm cho cộng đồng địa phương.

Thêm vào đó, Kỳ Sơn còn có giá trị bản sắc văn hóa độc đáo. Đây là nơi sinh sống của những dân tộc thiểu số với phong tục, tập quán và truyền thống đặc trưng. Du khách có thể khám phá và trải nghiệm những nét văn hóa đa dạng này, từ trang phục truyền thống, nghệ thuật thủ công đến lễ hội sôi động, tạo nên một trải nghiệm du lịch độc đáo và sâu sắc.

Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi xin nêu một số gợi ý về cách làm mới, sáng tạo cho điểm đến Kỳ Sơn. Trước hết, cần chủ trương, chính sách đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện đến địa phương và tham khảo những mô hình du lịch bền vững đã thành công.

bna_3.jpg
Ông Lại Văn Toàn. Ảnh: Công Kiên

Điểm khởi đầu quan trọng là hiểu và tôn trọng văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng địa phương. Điều này đảm bảo du khách và các hoạt động du lịch không gây ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa truyền thống. Để phát triển du lịch cộng đồng, cần tạo ra cơ hội việc làm cho người địa phương, điều này có thể đạt được thông qua việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho người dân địa phương, giúp họ tham gia vào ngành du lịch và hưởng lợi từ nó.

Cần thiết lập các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên và giáo dục du khách về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường; thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương, tạo ra các cơ chế giao tiếp, lắng nghe ý kiến và tham gia của người dân địa phương trong quá trình quyết định và triển khai các hoạt động du lịch.

bna_6.png
Chinh phục đỉnh Puxailaileng (Kỳ Sơn). Ảnh: Đình Tuyên

Để thu hút du khách và tạo điều kiện cho du lịch cộng đồng phát triển, cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch như đường giao thông, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Sử dụng các công cụ quảng cáo và tiếp thị hiệu quả như website, mạng xã hội, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và các kênh phân phối du lịch…”.

Bà Vi Thị Thắm – Giám đốc Trung tâm Điều phối du lịch miền Tây Nghệ An

“Kỳ Sơn nằm trong khu vực miền Tây Nghệ An nên việc phát triển du lịch của địa phương không thể tách rời các huyện, thị xã trong khu vực. Trên cung đường khám phá Tây Nghệ, luôn là điểm đến hấp dẫn, điểm dừng chân lý thú của khách du lịch. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra trong quá trình phát triển du lịch ở Kỳ Sơn là tăng cường kết nối với các điểm đến trong khu vực miền Tây Nghệ An.

Các khu, điểm đến du lịch cần thay đổi tư duy và nâng cao nhận thức về kết nối. Với xu thế hiện nay khách du lịch không chỉ tham quan một điểm mà muốn được trải nghiệm ở nhiều điểm với sản phẩm du lịch khác nhau. Các điểm đến trên cùng một cung đường cần tìm ra thế mạnh, đặc trưng riêng và đặc sắc nhất của mình để liên kết với nhau, giúp nhau cùng lớn mạnh.

bna_4.jpg
Bà Vi Thị Thắm. Ảnh: Công Kiên

Để kết nối các điểm đến trên cùng cung đường, sản phẩm du lịch là điều mang tính quyết định rất lớn để thu hút du khách. Thông thường các điểm đến trong cùng một vùng đều có chung tài nguyên du lịch, có những nét tương đồng về thiên nhiên và văn hoá. Vì vậy, mỗi điểm đến cần sáng tạo sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng, giá trị riêng.

Việc quy hoạch phải mang tính tổng thế, bài bản, phù hợp và có giá trị pháp lý, có quy định, nguyên tắc chặt chẽ. Các xã được lựa chọn phát triển du lịch cần nghiên cứu và thống nhất loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch của địa phương mình dựa trên văn hoá, bản sắc riêng, tạo sản phẩm đặc sắc, ấn tượng và hấp dẫn, tránh trùng lặp gây sự nhàm chán cho du khách.

Bên cạnh đó, cần tăng cường kết nối các công ty lữ hành và đẩy mạnh truyền thông, quảng bá để khách du lịch đến với Kỳ Sơn ngày càng nhiều hơn”.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Hội nghị được kết...

Giám đốc Công an tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bản Ta Đo – Kỳ Sơn

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 5/11, Thiếu tướng Bùi Quang Thanh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ bản Ta Đo, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn.  Thiếu tướng Bùi Quang Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám...

Du lịch Nghệ An sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 2.9

Các điểm du lịch ở Nghệ An đã sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9. Phố biển Cửa Lò đã sẵn sàng đón khách dịp 2.9. Ảnh: Quang Đại Ngày 16.8, trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Thanh Sơn - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Cửa Lò (Nghệ An) cho biết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thị xã đang khẩn trương chuẩn bị để đón khách dịp lễ Quốc khánh...

Tổ tư vấn Kinh tế – Xã hội tỉnh làm việc với huyện Kỳ Sơn

Sáng 15/8, đoàn công tác của Tổ tư vấn Kinh tế - Xã hội tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Kỳ Sơn nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra những định hướng chiến lược cho tương lai.  Trước đó, đoàn công tác đã đến thăm xã Huồi Tụ và Mường Lống. Đoàn công tác tham quan cơ sở sản xuất chè tại xã Huồi Tụ. Tại xã Huồi Tụ, đoàn...

Điểm nghỉ mát lý tưởng ngày hè khi biển Sầm Sơn, Cửa Lò chật kín người

Khi những địa điểm du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò... chật kín khách mỗi khi hè về, thác Khe Kèm là một sự lựa chọn thay thế lý tưởng. Mỗi khi hè về, du khách thập phương lại đổ xô về những điểm bãi biển ở miền Trung như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm... để nghỉ mát khiến các điểm đến này luôn trong tình trạng đông đúc. Ngày càng nhiều du khách lựa chọn tới những điểm du...

Cùng tác giả

Giao dịch quanh ngưỡng 84 triệu đồng

Giá vàng chiều nay 22/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 14h30 ngày 22/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 81,8 triệu đồng/lượng mua vào và 83,8 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá...

Đơn hàng Tết ‘nổ’ liên tục, người dân làng ‘bánh quê’ có ngày chỉ ngủ 1 giờ để sản xuất

TPO – Những ngày này, làng nghề sản xuất bánh cà Làng Nam (Nghệ An) đỏ lửa suốt ngày đêm để phục vụ thị trường Tết. Sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. 22/12/2024 | 10:34 TPO – Những ngày này, làng nghề sản xuất bánh cà Làng...

Tài liệu tuyên truyền về học tập và làm theo Bác Hồ bằng tiếng dân tộc được đánh giá cao

 Sáng 21/12, đoàn công tác Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An đã làm việc với đại diện đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện biên giới Kỳ Sơn để thẩm định bản tài liệu ghi âm tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An. Toàn cảnh buổi làm việc. Tài liệu này được biên dịch từ nội dung tuyên...

Tuốt lá, dưỡng nụ mang sắc Xuân

TPO – Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, người dân làng đào ở Nghệ An đang tất bật tuốt lá, chăm cây chờ ngày mang “sắc xuân” về với mọi nhà.Video người dân làng đào xã Nghi Ân, thành phố Vinh, Nghệ An tất bật tuốt lá đào chờ bán Tết Xã Nghi Ân được xem là thủ phủ trồng đào phai ở thành phố Vinh, Nghệ An. Mỗi năm,...

Loạt địa phương cho học sinh nghỉ học thứ Bảy

Nhiều tỉnh thành thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ trọn thứ Bảy, Chủ nhật. Ảnh: Hải Nguyễn   Nha Trang (Khánh Hòa) là 1 trong số những địa phương đầu tiên triển khai việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần. Như vậy, học sinh sẽ được nghỉ học 2 ngày trong tuần (thứ Bảy, Chủ nhật). Lào Cai Lào Cai cũng thí điểm dạy học 5 ngày/tuần bắt đầu từ năm học 2019-2020. Sau 5 năm thực hiện thí...

Cùng chuyên mục

Du lịch Nghệ An sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 2.9

Các điểm du lịch ở Nghệ An đã sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9. Phố biển Cửa Lò đã sẵn sàng đón khách dịp 2.9. Ảnh: Quang Đại Ngày 16.8, trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Thanh Sơn - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Cửa Lò (Nghệ An) cho biết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thị xã đang khẩn trương chuẩn bị để đón khách dịp lễ Quốc khánh...

Điểm nghỉ mát lý tưởng ngày hè khi biển Sầm Sơn, Cửa Lò chật kín người

Khi những địa điểm du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò... chật kín khách mỗi khi hè về, thác Khe Kèm là một sự lựa chọn thay thế lý tưởng. Mỗi khi hè về, du khách thập phương lại đổ xô về những điểm bãi biển ở miền Trung như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm... để nghỉ mát khiến các điểm đến này luôn trong tình trạng đông đúc. Ngày càng nhiều du khách lựa chọn tới những điểm du...

Du lịch thành Vinh kết nối không gian xưa và nay

Du lịch thành Vinh kết nối không gian xưa và nay Nguồn

Niềm vui trên quê chung

Xứng danh quê Người Những ngày này, trên khắp các ngả đường của xã Kim Liên (Nam Đàn) ngập tràn sắc cờ, biểu ngữ chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lễ hội Làng Sen năm 2024. Dòng người từ khắp mọi miền đất nước cùng về đây trong một niềm vui chung, niềm vui hội ngộ trên quê hương Bác Hồ muôn vàn kính yêu, vị Cha già của dân tộc....

Phát hiện hồ nước trong vắt, 'treo' lơ lửng

Hồ nước trong vắt như được “treo” trên vách hang vừa được phát hiện. Ảnh: Lê Lưu Dũng Theo đó, nhóm khảo sát của Công ty TNHH Jungle Boss (có địa chỉ tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) vừa phát hiện một hồ nước bí ẩn trong một nhánh phụ của hang Thung, thuộc hệ thống hang động ở hung Thoòng. Hồ nước này nằm...

Mãn nhãn với đặc sản Cửa Lò dưới bàn tay tài hoa của các đầu bếp

Những món ăn đặc sản Cửa Lò được trưng bày cầu kỳ tại Hội thi "Đầu bếp giỏi - Tôn vinh ẩm thực Cửa Lò" năm 2024. Clip: Diệp Thanh Món "Tôm hùm sốt dứa" được trang trí kỳ công, thích hợp với những bữa tiệc trang trọng. Ảnh: Diệp Thanh ...

Sôi nổi Hội thi 'Đầu bếp giỏi – Tôn vinh ẩm thực Cửa Lò' năm 2024

Chiều 9/5, tại Công viên Hoa cúc biển (thị xã Cửa Lò) đã diễn ra Hội thi “Đầu bếp giỏi - Tôn vinh ẩm thực Cửa Lò” năm 2024 do Liên đoàn Lao động thị xã chủ trì phối hợp với UBND, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân thị xã tổ chức. Hội thi “Đầu bếp giỏi - Tôn vinh ẩm thực Cửa Lò” năm 2024 nhận được sự hưởng...

Tour đêm xuyên rừng, ngắm đom đóm tại Cúc Phương gây chú ý

Đom đóm thắp sáng Vườn Quốc gia Cúc Phương vào ban đêm. Ảnh: Trong Do Sở hữu thảm thực vật đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, Vườn Quốc gia Cúc Phương là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá thiên nhiên. Hàng năm, vào dịp tháng 4, 5, nơi đây trở nên thu hút đặc biệt. Ban ngày, cả...

Thăm các làng nghề truyền thống trăm tuổi ở Quảng Bình

Quảng Bình là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với nhiều danh lam thắng cảnh như Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hệ thống hang Sơn Đoòng, biển Nhật Lệ, bãi Đá Nhảy... Không chỉ vậy, địa phương này cũng là nơi nhiều dân tộc đồng bào anh em sinh sống, tạo nên sự giao thoa văn hóa đậm nét. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất