Powered by Techcity

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn

P.V: Thưa Bộ trưởng! Trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2020 đến nay, không chỉ các tổ chức quốc tế mà các chuyên gia kinh tế trong nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cho rằng, chúng ta đã kết hợp sử dụng rất linh hoạt và có hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giúp nền kinh tế sớm phục hồi. Đồng chí có thể chia sẻ thêm về nội dung này?

1dong-chi-ho-duc-phoc-uy-vien-trung-uong-dang-bo-truong-bo-tai-chinh-2867.jpeg
Đồng chí Hồ Đức Phớc – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ảnh: P.V

Đồng chí Hồ Đức Phớc: Năm 2023, nhiệm vụ tài chính ngân sách được triển khai trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, tích cực, nỗ lực, quyết tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt là sự linh hoạt chủ động trong điều hành chính sách tài khóa với mục tiêu lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu cao nhất, tình hình kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực và vẫn là điểm sáng trong bức tranh nhiều màu xám của kinh tế thế giới. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Trước tiên, đối với chính sách tài khóa, phải khẳng định rằng, không chỉ trong năm 2023, mà ngay trong giai đoạn 2020-2022, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (như gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, cùng nhiều khoản phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.

Theo đó, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền 56 văn bản quy phạm pháp luật (trong đó có: 11 Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 18 Nghị định của Chính phủ; 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 25 Thông tư của Bộ Tài chính).

bna-0410-8624-8084.jpg
Khu công nghiệp Hoàng Mai I có diện tích gần 265 ha đạt tỷ lệ lấp đầy trên 86%, với tổng số vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư thứ cấp vượt 700 triệu USD. Ảnh: Thành Cường

Quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 của Việt Nam khoảng 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 145 nghìn tỷ đồng, năm 2022 khoảng 233 nghìn tỷ đồng.

Năm 2023, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt khó để phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ Tài chính tiếp tục trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ với quy mô khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2022-2023, cần phải nói đến trọng tâm của các chính sách phục hồi kinh tế là gói kích thích kinh tế – tài chính trị giá 347 nghìn tỷ đồng của Chính phủ, trong đó, có gói chính sách tài khóa khoảng 291 nghìn tỷ đồng (gồm các chính sách miễn giảm thuế, phí và tăng chi đầu tư phát triển cho nền kinh tế).

Một số chính sách hỗ trợ tài chính tiêu biểu như: Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 đối với hầu hết các mặt hàng đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Dự kiến thực hiện Nghị quyết này sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 38 nghìn tỷ đồng; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023 đối với doanh nghiệp, tổ chức và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo đó, dự kiến số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn là hơn 110 nghìn tỷ đồng.

Đồng thời, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2023/NĐ-CP ngày 21/6/2023 về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2023 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Dự kiến thực hiện giải pháp này sẽ gia hạn khoảng 10,4 nghìn tỷ đồng – 11,2 nghìn tỷ đồng.

Xếp dỡ hàng container ở cảng cửa Lò , quang an .jpeg
Xếp dỡ hàng hoá ở Cảng Cửa Lò. Ảnh: Quang An

Mặt khác, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 về giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Dự kiến thực hiện giải pháp này sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 8 nghìn tỷ đồng – 9 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, đã ban hành Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29/6/2023 về giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tiết giảm chi phí của doanh nghiệp, người dân. Dự kiến thực hiện giải pháp này sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 700 tỷ đồng.

Mới đây nhất, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg ngày 03/10/2023 giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2023 đối với người thuê đất, thuê mặt nước. Dự kiến thực hiện giải pháp này, số tiền thuê đất được giảm nghĩa vụ năm 2023 là khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng. Dự kiến thực hiện các giải pháp nêu trên sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất là khoảng 200 nghìn tỷ đồng, trong đó: Số tiền được gia hạn khoảng 121 nghìn tỷ đồng; Số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 79 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, trong thời gian qua (2020-2023), gói hỗ trợ về tài khóa về thu ngân sách Nhà nước đã lên tới khoảng 700 nghìn tỷ đồng, đã và đang góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh để đóng góp vào kết quả tích cực về phát triển kinh tế – xã hội.

Trong bối cảnh đó, để đảm bảo dự toán mục tiêu thu ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý, khai thác các nguồn thu, chống thất thu từ hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới, hoạt động chuyển nhượng bất động sản thông qua triển khai thực hiện Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, hỗ trợ các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam một cách nhanh chóng, thuận tiện; kích hoạt Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử để tiếp nhận thông tin các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn từ các sàn giao dịch thương mại điện tử; triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tổng số thuế đã nộp từ nhà cung cấp nước ngoài 11 tháng năm 2023 đạt hơn 8 nghìn tỷ đồng.

Trong thời gian tới, cùng với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ đã được ban hành, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp áp dụng cho năm 2024 như: Tiếp tục xem xét việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường như đã áp dụng của năm 2023; Tiếp tục xem xét giảm mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đã áp dụng của năm 2023; Tiếp tục rà soát mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước;… Năm 2024, quy mô các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dự kiến khoảng 65 nghìn tỷ đồng.

Đồng chí Hồ Đức Phớc: Cũng cần nói thêm rằng, các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như trên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đây là những giải pháp cần thiết trong ngắn hạn. Để đảm bảo dự toán ngân sách cho các mục tiêu chính trị, kinh tế – xã hội, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác ngay từ đầu năm.

P.V: Có thể nói, những chính sách hỗ trợ nêu trên đã giúp doanh nghiệp, nền kinh tế có nguồn lực phục hồi. Bên cạnh đó, hàng loạt các giải pháp khác cũng đã được triển khai để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Các giải pháp đó là gì, thưa đồng chí?

Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền quyết định dự toán bội chi ngân sách Nhà nước năm 2023 ở mức 4,42% GDP. Trong quá trình điều hành đã kiểm soát chặt chẽ bội chi, điều hành vay, phát hành Trái phiếu Chính phủ phù hợp với tiến độ thu, khả năng giải ngân vốn đầu tư và tồn quỹ ngân sách Nhà nước, qua đó, tiết kiệm chi phí lãi vay cho ngân sách Nhà nước. Ước tính bội chi ngân sách Nhà nước thực hiện khoảng 4% GDP (giảm 40,3 nghìn tỷ đồng so với dự toán).

Năm 2024, dự toán bội chi ngân sách Nhà nước đã trình Quốc hội quyết định ở mức phù hợp, là 3,6% GDP; đồng thời, cho phép kéo dài các khoản chi đầu tư phát triển năm 2023 chưa giải ngân để đảm bảo nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.

Đối với kiểm soát nợ công, thì hiện nay, quy mô nợ công khoảng 3,9 triệu tỷ đồng, bằng khoảng 39-40% GDP (trần không quá 60%). Tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2021-2023 khoảng 4,2%/năm, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 (18,1%/năm), giai đoạn 2016-2020 (6,7%/năm). Nợ Chính phủ khoảng 3,6 triệu tỷ đồng, bằng khoảng 36-37% GDP (trần không quá 50%). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2023 khoảng 279,8 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 20-21% thu ngân sách Nhà nước, đảm bảo trong giới hạn trần không quá 25%. Kỳ hạn phát hành bình quân Trái phiếu Chính phủ dự kiến năm 2023 khoảng 12,6 năm (đảm bảo mục tiêu phấn đấu kỳ hạn phát hành bình quân Trái phiếu Chính phủ đạt từ 9-11 năm theo Nghị quyết của Quốc hội số 23/2021/QH15). Lãi suất phát hành bình quân cả danh mục Trái phiếu Chính phủ dự kiến năm 2023 khoảng 3,7-4%/năm.

Thi công Dự án đường ven biển ảnh Thanhf Cường.png
Thi công Dự án đường ven biển. Ảnh: Thành Cường

Nhờ việc thực hiện đồng bộ, chủ động các giải pháp, giá cả thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng quan trọng, thiết yếu cơ bản bình ổn, đáp ứng nhu cầu của người dân, CPI bình quân chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, hướng đến đạt được mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra cả năm (khoảng 4,5%). Đây là mức tăng CPI tương đối thấp trong bối cảnh hiện nay.

Một trong những nhiệm vụ để ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng là cần hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đối với tổng vốn đầu tư công năm 2023 được Quốc hội thông qua là 711.684 tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2022. Trong đó, phần lớn luồng vốn được tập trung cho các dự án đô thị, đặc biệt như đường sắt cao tốc Bắc – Nam; đường bộ cao tốc, liên kết vùng, đường ven biển, chương trình mục tiêu quốc gia. Với sự chỉ đạo quyết liệt từ phía Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách, về tổ chức thực hiện liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công đã được tháo gỡ.

Ở khía cạnh Bộ Tài chính, để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp quyết liệt. Bộ Tài chính tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương để xử lý trong thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.

Đối với dự toán năm 2024, Quốc hội thông qua dự toán chi đầu tư phát triển năm 2024 là 677.349 tỷ đồng. Bộ Tài chính đã đưa vào Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 và kiến nghị đưa vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2024 các nội dung yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai ngay một số nội dung để đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ những tháng đầu năm.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng cho rằng, để “khơi thông” dòng vốn đầu tư công, tạo động lực thật sự cho phát triển kinh tế – xã hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo, không thể chỉ quan tâm giải quyết vướng mắc trước mắt, mà cần có giải pháp căn cơ, lâu dài, như tập trung sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật, trong đó, sửa đổi Luật Đầu tư công theo hướng thông thoáng, giảm vướng mắc, chẳng hạn như tách phần giải phóng mặt bằng triển khai trước, phân cấp chủ quản đầu tư, nghiên cứu thêm trường hợp chủ đầu tư có thể chủ động sử dụng một số khoản kinh phí hợp pháp ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn (kể cả nguồn vốn chi thường xuyên) để lập dự án, chuẩn bị đầu tư trước, thay vì phải đợi tổng hợp hay bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn; hay như cần loại bỏ nội dung cải tạo dự án đã đầu tư xây dựng ra khỏi đối tượng đầu tư công để tăng sự chủ động của các đơn vị và thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp khác để tăng tổng cầu đầu tư.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Nguồn

Cùng chủ đề

Lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 –...

Chiều 31/10, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030.  Chủ trì tại điểm cầu Nghệ An có đồng...

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thăm, làm việc tại Sư đoàn 324

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã thăm, làm việc tại Sư đoàn 324. Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam và đại diện lãnh đạo một số cơ quan Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 tham gia...

Thường trực HĐND tỉnh giám sát đầu tư công tại huyện Con Cuông

Sáng 8/10, Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Con Cuông theo chương trình giám sát về kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đồng chí Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham gia buổi làm việc còn có đồng chí Thái Thị An Chung -...

Nghệ An điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với 17 dự án

Theo Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách Trung ương, UBND tỉnh quyết định giảm kế hoạch của 1 dự án với số vốn giảm hơn 75,6 tỷ đồng; điều chỉnh tăng kế hoạch của 16 dự án với số vốn hơn 75,6 tỷ đồng; thu hồi các khoản vốn ứng trước ngân sách Trung ương 75,6 tỷ đồng. Cùng với điều chỉnh kế hoạch vốn, UBND tỉnh giao Sở...

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo giải pháp giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện các chương trình phục hồi kinh...

Ngày 8/5/2024, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban toàn tỉnh về tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung. Sau khi nghe báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư; ý kiến của các sở, ngành, đơn vị, địa phương; ý kiến của...

Cùng tác giả

Cực phẩm ‘lên sóng’ ở vườn hồng cổ chín mọng

TPO – Những vườn hồng cổ từ hàng chục đến cả trăm năm tuổi ở huyện Nam Đàn, Nghệ An đang vào vụ chín tạo nên một khung cảnh đẹp, thu hút du khách về tham quan, chụp hình check-in. TPO – Những vườn hồng cổ từ hàng chục đến cả trăm năm tuổi ở huyện Nam Đàn, Nghệ An đang vào vụ chín tạo nên một khung cảnh đẹp, thu hút du khách về tham quan,...

Đoàn công tác TW Hội Nông dân Việt Nam làm việc với Hội Nông dân Nghệ An

Sáng 22/11, Đoàn công tác TW Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An năm 2024, đồng thời triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội năm 2025. Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và làm việc...

“Mái ấm Công đoàn” đến với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn Lào Cai

Thầy giáo Đinh Công Nghiệp hiện đang công tác tại Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Gia đình thầy Nghiệp có 7 thành viên, bà nội tuổi cao, ốm đau thường xuyên, bố mẹ đẻ của thầy Nghiệp cũng đã lớn tuổi, nương tựa hoàn toàn vào làm nghề nông, vợ chồng thầy Nghiệp là giáo viên dạy cùng trường và hai con nhỏ, một cháu 4 tuổi, một cháu 1 tuổi. Chi tiêu...

Quỹ Bảo trợ trẻ em Nghệ An: 30 năm với hành trình kết nối yêu thương

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, trong 3 thập kỷ qua, Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh đã vận động được hơn 240 tỷ đồng từ 22 nghìn lượt doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ cho hơn 450 nghìn lượt trẻ em trên địa bàn Nghệ An thông qua các chương trình, dự án như: Vững bước em đi, Nụ cười trẻ thơ, Trái tim nhân ái, Ánh mắt...

Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao quyết định và hoa chúc mừng tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh – Ảnh: A LỘC Chiều 22-11, Tỉnh ủy Bình Phước tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính Trị về công tác cán bộ. Tại hội nghị, Phó Ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định bà Tôn...

Cùng chuyên mục

Độc lạ kết hơn 15.000 chiếc bẫy thú thành cặp voi rừng ở Nghệ An

Cặp voi mẹ con được kết từ bẫy thú rừng tại khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Văn Trường Tại một góc khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát, từ xa chúng ta đã bắt gặp hình ảnh cặp voi mẹ, voi con đang thong dong “dạo bộ”. Đến gần mới thấy 2 chú voi này được kết từ những chiếc bẫy thú rừng rất...

Bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ dân ở Kỳ Sơn vẫn xây dựng nhà mới ven bờ sông, suối

Những ngôi nhà cao tầng mới xây nằm chênh vênh bên mép sông Nậm Mộ ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Văn Trường Thời điểm này, về địa bàn xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn thấy có khá nhiều những ngôi nhà kiên cố bê tông cốt thép được người dân xây dựng bám cheo leo bên vách sông Nậm Mộ và khe Suối...

Một số điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024

Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 Chương, 260 Điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 Điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 Điều. Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản...

BIDV Nghệ An góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Phát huy các giá trị truyền thống của 67 năm xây dựng và phát triển (27/5/1957 – 27/5/2024), BIDV Nghệ An trở thành một trong những tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tài chính tiền tệ. Một trong những điểm nhấn của BIDV Nghệ An là hoạt động thu hút đầu tư....

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng; Giá cao su thế giới neo ở mức cao

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng Hôm nay, vàng SJC giảm về ở mốc 89,5 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo có thể giảm trong tuần giao dịch mới. Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 27/5, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 87,50 triệu đồng/lượng mua vào và 89,30 triệu đồng/lượng bán ra. ...

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 27/5: Ngày nắng nóng gay gắt, có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày và đêm 27/5 trên địa bàn tỉnh Nghệ An * Khu vực đồng bằng ven biển Mây thay đổi đến nhiều mây. Ngày trời nắng, có nơi nắng nóng, chiều và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – cấp 3. - Nhiệt độ : 26 – 33oC. - Độ ẩm : 80 – 90% * Khu vực trung du và vùng núi Mây thay đổi...

Thủ tướng chỉ đạo điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp

Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 244/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm túc, tích cực hơn nữa Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về...

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu

Tranh thủ thời tiết thuận lợi Huyện Diễn Châu là một trong những địa phương có tiến độ thu hoạch lúa xuân nhanh và sớm nhất tỉnh. Từ 20/5, trên đồng ruộng chỉ còn cảnh nông dân tập trung làm đất, gieo cấy lúa hè thu. Là xã vùng trũng thấp của huyện, năm nào sản xuất lúa hè thu ở xã Diễn Thái (Diễn Châu) cũng được đẩy nhanh theo tiến độ, thu hoạch lúa xuân...

Giám sát người mang lửa vào núi Quyết, ngăn chặn cháy rừng

Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, nguy cơ cháy rừng do một số du khách mang theo lửa là rất cao. Ảnh: Văn Trường Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, diện tích tại khu vực núi Quyết...

Bí quyết rèn dao, nông cụ… sắc lẹm của người Mông Nghệ An

Giữ nghề truyền thống Một ngày trung tuần tháng Năm, cùng với cán bộ địa phương, chúng tôi đến bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống để xem nghề rèn truyền thống của bà con được lưu giữ từ bao đời nay. Ngay từ đầu bản đã nghe tiếng búa chan chát xa, gần vẳng lại. Clip: Xuân Hoàng - Quang An...

Tin nổi bật

Tin mới nhất