Powered by Techcity

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

bna_ MH3.jpg
Lãnh đạo Phòng Xây dựng chính quyền, Sở Nội vụ Nghệ An kiểm tra công tác lập và niêm yết danh sách cử tri chuẩn bị cho hội nghị lấy ý kiến cử tri vào đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại xã Công Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Mai Hoa

Đề cao yếu tố lịch sử – văn hóa

Theo quy định tại Điều 129, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã, đều thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phải được tiến hành theo quy trình, trình tự qua nhiều cấp và lấy ý kiến Nhân dân.

bna_1.png
Một góc xã Minh Châu, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Ảnh tư liệu: Thế Thắng

Ở huyện Thanh Chương, theo Trưởng ban Tổ chức Huyện uỷ Nguyễn Trọng Anh: Phương án đặt tên mới sau sáp nhập đối với các đơn vị hành chính được Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện dự kiến trên cơ sở nghiên cứu và đặt yếu tố lịch sử, văn hoá lên hàng đầu. Từ dự kiến của Ban Chỉ đạo huyện tiếp tục lấy ý kiến của các đơn vị thuộc diện sáp nhập thông qua cuộc họp ban chỉ đạo mở rộng; giao đồng chí thường vụ huyện uỷ là thành viên ban chỉ đạo họp cùng ban chấp hành các xã sáp nhập để thảo luận, thống nhất và gửi văn bản về huyện để chốt phương án trước khi đưa ra lấy ý kiến cử tri vào tháng 5 tới.

bna_Đoàn công tác huyện Thanh Chương giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của công chức tại xã Thanh Phong.jpg
Cán bộ Huyện uỷ Thanh Chương kiểm tra kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của công chức xã Thanh Phong. Ảnh: Mai Hoa

Do lấy yếu tố lịch sử làm căn cứ đặt tên đơn vị hành chính mới, nên tên các đơn vị sau sáp nhập ở huyện Thanh Chương cơ bản trở về tên cũ trước đây. Như 2 xã Thanh Hoà và Thanh Nho được chia tách từ xã Minh Sơn năm 1954, sau sáp nhập trở về tên cũ Minh Sơn. Tương tự, 2 xã Thanh Khê và Thanh Chi vốn trước đây được tách từ xã Thanh Quả, sau sáp nhập trở lại tên Thanh Quả. Hay 3 xã Thanh Lương, Thanh Yên, Thanh Khai vốn được chia tách từ xã Minh Tiến trước đây, sau sáp nhập trở lại tên Minh Tiến…

Cùng lựa chọn tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập dựa trên yếu tố lịch sử, tại huyện Diễn Châu, thị trấn Diễn Châu sáp nhập vào xã Diễn Thành, lấy tên mới sau sáp nhập là thị trấn Diễn Thành. Lý giải việc lấy tên thị trấn Diễn Thành, ông Lê Đức Phát – Bí thư Đảng uỷ xã Diễn Thành cho biết: Trước đây, thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành vốn là một đơn vị hành chính, đến năm 1977 mới tách ra. Mặt khác, trong định hướng phát triển, huyện Diễn Châu sẽ phát triển thành thị xã Diễn Châu và khi đó thị trấn sẽ là một phường trong thị xã; nên để đảm bảo sự ổn định về tên gọi, Ban Chấp hành Đảng uỷ 2 đơn vị đã thống nhất đề xuất đặt tên thị trấn Diễn Thành.

bna_ MH4.jpg
Niêm yết danh sách cử tri tham gia lấy ý kiến sắp xếp đơn vị hành chính của xã Diễn Thành (Diễn Châu). Ảnh: Mai Hoa

Tương tự, ở huyện Yên Thành, 2 xã Công Thành và Khánh Thành được chia tách từ xã Vân Tụ vào năm 1953, nay sáp nhập, lấy tên cũ trước đây là Vân Tụ; 2 xã Đại Thành và Minh Thành được chia tách từ xã Minh Thành (cũ) năm 1999, nay sáp nhập trở về tên cũ Minh Thành; 2 xã Phú Thành và Hồng Thành được tách từ xã Phú Thành năm 1994, nay sáp nhập lấy tên Phú Thành; 2 xã Hậu Thành và Hùng Thành được chia tách từ xã Hậu Thành năm 2007, nay sáp nhập lấy tên Hậu Thành…

Băn khoăn những tên làng, tên xã

Dự kiến đặt tên mới cho đơn vị hành chính sau sáp nhập, bên cạnh tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên cơ sở nghiên cứu và dựa vào yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hoá, thì vẫn còn một số tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập đang đặt ra nhiều băn khoăn, trăn trở trong dư luận nhân dân.

Cụ thể, hiện nay, ở một số địa phương, đặt tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập đơn thuần chỉ ghép tên 2 đơn vị trước khi sáp nhập. Ví như tại huyện Thanh Chương, 2 xã Thanh Giang và Thanh Mai sẽ sáp nhập. Ban Chỉ đạo huyện đã đề xuất tên gọi là xã Tân Dân nhưng không nhận được sự đồng ý của cán bộ, đảng viên 2 xã nên dự kiến tên xã mới là Mai Giang; xã Xuân Tường sáp nhập xã Thanh Dương, dự kiến tên xã mới là Xuân Dương.

bna_ MH.jpg
Công chức xã Diễn Thành (Diễn Châu) giải quyết công việc cho dân. Ảnh: Mai Hoa

Hoặc huyện Diễn Châu, xã Diễn Xuân sáp nhập xã Diễn Tháp, dự kiến lấy tên Xuân Tháp; xã Diễn Ngọc sáp nhập xã Diễn Bích lấy tên xã Ngọc Bích; xã Diễn Hùng sáp nhập xã Diễn Hải, dự kiến tên mới xã Hùng Hải; xã Diễn Hạnh sáp nhập xã Diễn Quảng, dự kiến tên mới, xã Hạnh Quảng.

Hay huyện Hưng Nguyên, sáp nhập 2 xã Hưng Thịnh và Hưng Mỹ, dự kiến lấy tên mới là xã Thịnh Mỹ; xã Hưng Thông sáp nhập Hưng Tân, dự kiến tên xã mới là Thông Tân; xã Hưng Phúc sáp nhập xã Hưng Lợi, dự kiến tên xã mới là Phúc Lợi.

Ở huyện Quỳnh Lưu, xã Quỳnh Đôi sáp nhập xã Quỳnh Hậu, dự kiến tên xã mới là Đôi Hậu; sáp nhập xã Quỳnh Mỹ và Quỳnh Hoa, dự kiến tên xã mới là Hoa Mỹ; sáp nhập xã Quỳnh Lương và Quỳnh Minh, dự kiến tên xã mới là Minh Lương; sáp nhập xã Sơn Hải và Quỳnh Thọ, dự kiến tên xã mới là Hải Thọ; sáp nhập xã Quỳnh Long và Quỳnh Thuận, dự kiến tên xã mới là Thuận Long…

bna_ MH1.jpg
Cán bộ xã Minh Thành (Yên Thành) kiểm tra việc niêm yết danh sách cử tri tại xóm. Ảnh: Mai Hoa

Trao đổi với chúng tôi liên quan đến dự kiến đặt tên các đơn vị hành chính sau sáp nhập theo phương án ghép tên 2 xã, ông Nguyễn Xuân Dinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết: Việc ghép tên 2 xã sáp nhập thành tên xã mới theo phương án hiện tại, huyện cũng đang có những băn khoăn, trăn trở. Theo quan điểm và phương án dự kiến đặt tên ban đầu huyện lựa chọn là giữ lại tên của 1 trong 2 xã sáp nhập với mục đích là giảm áp lực cho người dân trong việc thay đổi thông tin trên các giấy tờ sau sáp nhập. Ví dụ, xã Quỳnh Long sáp nhập xã Quỳnh Thuận, lấy tên xã mới là Quỳnh Thuận; hay xã Sơn Hải sáp nhập xã Quỳnh Thọ, lấy tên Sơn Hải; xã Quỳnh Hậu sáp nhập Quỳnh Đôi, lấy tên Quỳnh Đôi…

Tuy nhiên, khi lấy ý kiến trong ban chấp hành đảng uỷ các địa phương sáp nhập (có đơn vị lấy ý kiến tận các chi bộ), một số cán bộ, đảng viên các địa phương không đồng tình với phương án huyện đưa ra và đề xuất một phương án khác. Mặc dù, Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện đã rà soát lại, đồng thời, thành lập các tổ công tác về làm việc với từng đơn vị và làm việc chung với các đơn vị sáp nhập với nhau; có đơn vị, ngoài họp ban chấp hành Đảng uỷ xã, còn họp các đại biểu HĐND xã, bí thư chi bộ, xóm trưởng, trưởng các đoàn thể để tuyên truyền, vận động, nhưng vẫn chưa tạo được sự thống nhất theo phương án ban đầu.

Đến thời điểm này, do yêu cầu chốt nội dung để làm các quy trình tiếp theo trong lộ trình sắp xếp, nên huyện có văn bản đề xuất với tỉnh điều chỉnh tên gọi 5 đơn vị hành chính sau sáp nhập theo đề xuất của các đơn vị, bởi theo quy định, việc đặt tên xã phải tôn trọng ý kiến cán bộ và người dân địa phương.

bna_ MH, QL.jpg
Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu kiểm tra đạo đức công vụ của công chức xã Quỳnh Hồng. Ảnh: Mai Hoa

Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cũng thông tin thêm: Việc xác định tên gọi các đơn vị hành chính sau sáp nhập tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của cử tri và nhân dân, dự kiến tổ chức vào ngày 15/5 tới; nếu còn có ý kiến trái chiều thì tiếp tục xem xét và làm lại quy trình. Sau ý kiến của cử tri, HĐND xã sẽ tiến hành họp, đến HĐND huyện và HĐND tỉnh họp để thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính, khi đó tên gọi mới được “chốt” chính thức để trình Trung ương xem xét, quyết định.

Việc đặt tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập, qua nắm bắt ở một số địa phương, tâm lý, tư tưởng cục bộ địa phương trong một số cán bộ, đảng viên và người dân không muốn “mất” tên xã mình. Điều này đặt ra cho cấp uỷ, chính quyền và cả hệ thống chính trị cần vào cuộc tuyên truyền và giải thích cho cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ: tên xã không đơn thuần chỉ là tên gọi mà điều quan trọng, tên gọi phải được gắn bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá, với cốt cách con người một vùng quê đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành niềm tự hào, ý thức giữ gìn và động lực phấn đấu xây dựng quê hương phát triển trong mỗi người dân.

Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025, Nghệ An có 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 67 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp. Trong 67 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp, nghiên cứu các yếu tố đơn vị liền kề có 27 đơn vị; Nghệ An có 94 đơn vị thực hiện sắp xếp, thành 45 đơn vị, giảm 49 đơn vị hành chính cấp xã.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nghệ An ban hành công điện chủ động ứng phó với bão Toraji

Ngày 10/11, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An ban hành công điện số 10/CĐ-VPTT về việc chủ động ứng phó với bão Toraji. Nội dung công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Toraji đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin); dự báo ngày 12/11, bão...

Nghệ An kiến nghị bổ sung thêm 1 ga hành khách trong dự án đường sắt tốc độ cao

Tại phiên thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiến nghị nghiên cứu bổ sung thêm 1 ga hành khách giữa ga Vinh và ga Thanh Hóa để đảm bảo khoảng cách, tạo động lực phát triển của liên kết vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ. Chiều tối 4/11, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên thẩm tra chủ trương đầu tư...

Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An

Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025 vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.   Trước đó, trong phiên làm việc chiều 24/10, với tỷ lệ 100% biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành...

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ công bố các quyết định về công tác cán bộ

Sáng 1/11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.    Quang cảnh Lễ Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.  Tại buổi lễ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã công bố các Quyết định của Ban...

Thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 21 tỉnh, thành phố

Chiều 24/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của 21 tỉnh, thành phố. Dự phiên họp, về phía tỉnh Nghệ An có đ/c Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sắp xếp...

Cùng tác giả

Thực hiện Dự án 6, chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động về bảo tồn...

Nhiều hạng mục được đầu tư, nâng cấp. Dự án 6, chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An được bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện 2 dự án; gồm Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại bản Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu) và tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di...

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Cử tri ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) theo dõi thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện – xã – Ảnh: TTO Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh Sáng nay (14-11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có việc cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự luật, dự thảo nghị...

Chốt thời điểm tăng tốc độ tối đa trên đại lộ nối Vinh

Từ 15/11/2024 sẽ tăng tốc độ tối đa tuyến chính lên 80km/h Chiều ngày 13/11, thông tin từ Sở GTVT Nghệ An cho biết: Đơn vị đã có văn bản gửi TP Vinh, huyện Nghi Lộc và TX Cửa Lò, trong đó có nội dung điều chỉnh tốc độ tối đa trên tuyến đường giao thông nối Vinh – Cửa Lò (còn gọi là đại lộ nối Vinh – Cửa Lò). Từ ngày 15/11/2024, với đoạn từ Km0+00 – Km9+680, tuyến...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt so với kế hoạch Tổng nguồn vốn giai đoạn 2021 – 2025, huyện Tương Dương được phân bổ để thực hiện 10 dự án của chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), là hơn 700 tỷ đồng. Nhìn từ tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, hiện tại là khoảng 37 triệu đồng/năm, dự kiến hết năm 2025 là...

Cùng chuyên mục

Thực hiện Dự án 6, chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động về bảo tồn...

Nhiều hạng mục được đầu tư, nâng cấp. Dự án 6, chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An được bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện 2 dự án; gồm Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại bản Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu) và tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di...

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Cử tri ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) theo dõi thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện – xã – Ảnh: TTO Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh Sáng nay (14-11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có việc cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự luật, dự thảo nghị...

Chốt thời điểm tăng tốc độ tối đa trên đại lộ nối Vinh

Từ 15/11/2024 sẽ tăng tốc độ tối đa tuyến chính lên 80km/h Chiều ngày 13/11, thông tin từ Sở GTVT Nghệ An cho biết: Đơn vị đã có văn bản gửi TP Vinh, huyện Nghi Lộc và TX Cửa Lò, trong đó có nội dung điều chỉnh tốc độ tối đa trên tuyến đường giao thông nối Vinh – Cửa Lò (còn gọi là đại lộ nối Vinh – Cửa Lò). Từ ngày 15/11/2024, với đoạn từ Km0+00 – Km9+680, tuyến...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt so với kế hoạch Tổng nguồn vốn giai đoạn 2021 – 2025, huyện Tương Dương được phân bổ để thực hiện 10 dự án của chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), là hơn 700 tỷ đồng. Nhìn từ tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, hiện tại là khoảng 37 triệu đồng/năm, dự kiến hết năm 2025 là...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội xem video-clip thuyết minh về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Tăng cường kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa, mở...

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Sáng 13/11, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, sau đó đại biểu thảo luận tổ cho ý kiến nội dung này. Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình khẳng định dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là công trình có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển...

Petrovietnam phối hợp với WIP nghiên cứu trồng 15 loại cây hấp thụ CO2 cao

Petrovietnam phối hợp với WIP nghiên cứu trồng 15 loại cây hấp thụ CO2 cao | 13/11/2024 Lượt xem:138 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phối hợp cùng Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (WIP) đã nghiên cứu chọn ra 15 loại cây có khả năng hấp thụ CO2 cao để...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa bàn bản Lam Hợp của xã này. Lớp học sẽ diễn ra vào mỗi tối hàng ngày, từ 19h đến 21h và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất