Powered by Techcity

Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn các chương trình mục tiêu quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 93/TB-VPCP ngày 13/3/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

bna-nong-thon-moi-o-xa-long-son-huyen-anh-son-anh-quang-dung-2-6144.jpg
Thành quả xây dựng nông thôn mới ở xã Long Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Ảnh tư liệu: Quang Dũng

Thông báo nêu: Năm 2023 vừa qua, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương đã rất quyết liệt, chủ động trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, hệ thống cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cụ thể Quốc hội đã ban hành 02 Nghị quyết; Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành 01 Nghị định, 06 Thông tư, 04 Văn bản hướng dẫn; các địa phương đã ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là Nghị quyết số 111/2024/QH15 về các cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 18 tháng 01 năm 2024 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được cải thiện và có chuyển biến tích cực, vốn đầu tư giải ngân được khoảng 83% kế hoạch được giao, vốn sự nghiệp giải ngân được khoảng 36,3% kế hoạch được giao; một số địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt, chủ động phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các sở, ngành, cấp cơ sở và cam kết giải ngân 100% số vốn được giao trong năm 2024.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả tích cực, hành động quyết liệt của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân các địa phương trong công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian qua.

Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc như: Tỷ lệ giải ngân tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn hạn chế, áp lực giải ngân năm 2024 rất lớn; cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn tại một số địa phương có dấu hiệu xuống cấp, chưa được quan tâm đầu tư, duy tu, sửa chữa do hạn chế về nguồn vốn; nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn khó khăn do sụt giảm các nguồn thu; năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ ở một số địa bàn, cơ quan, đơn vị còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có tình trạng một số địa phương không muốn hoàn thành thủ tục công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc thoát nghèo; công tác phối hợp, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương chưa thực sự hiệu quả …

Trong thời gian tới, để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu được Quốc hội giao, quyết tâm giải ngân 100% vốn kế hoạch được giao trong năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, Thông báo kết luận và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm hiệu quả hơn, chất lượng hơn, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh manh mún, dàn trải, thất thoát, lãng phí, tiêu cực và lợi ích nhóm.

Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, chủ động, quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiên cứu kỹ lưỡng để triển khai thực hiện ngay các cơ chế, chính sách đặc thù nêu tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội khóa XV; chủ động rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong phạm vi, lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc (nếu có) để được hướng dẫn, xử lý theo đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Công văn số 1058/VPCP-QHĐP ngày 19 tháng 02 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ.

Các bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn, trả lời các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các địa phương liên quan đến việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội khóa XV bảo đảm chi tiết, cụ thể, rõ ràng, tránh việc dẫn chiếu các quy định chung chung, mang tính nguyên tắc, chủ trương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, chế độ báo cáo trực tuyến trên Hệ thống giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia và hoàn thành việc thiết lập Hệ thống giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia trong tháng 4 năm 2024. Trên cơ sở đó, các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Hệ thống quản lý từng chương trình mục tiêu quốc gia và hoàn thành thiết lập liên thông dữ liệu với Hệ thống của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quý II năm 2024.

Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội khóa XV, đề xuất cụ thể giải pháp xử lý, cơ quan chủ trì và thời hạn báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Rà soát, tổng hợp, đề xuất giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc giao, điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2021 – 2025 và hằng năm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương làm việc với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan để thống nhất các nội dung còn có ý kiến khác nhau, hoàn thiện dự thảo Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, báo cáo Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khẩn trương làm việc với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan để thống nhất các nội dung còn có ý kiến khác nhau, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định người lao động có thu nhập thấp là đối tượng thụ hưởng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 (được phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024.

Ủy ban Dân tộc khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan chủ động chuẩn bị, thực hiện các quy trình, thủ tục sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ ngay sau khi Quốc hội khóa XV phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình (dự kiến tại Kỳ họp thứ 7); hoàn thành trong tháng 6 năm 2024.

Đồng thời, khẩn trương hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn và phê duyệt danh sách thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trước ngày 15 tháng 3 năm 2024.

Nguồn

Cùng chủ đề

Chính phủ đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, sáng 30/8, Chính phủ tổ chức họp trực tuyến với một số bộ, cơ quan, địa phương về việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Bùi Thanh An – Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Tại điểm cầu Nghệ An. Theo báo cáo...

Lễ công bố huyện Diễn Châu đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023

Sáng 17/8, huyện Diễn Châu tổ chức Lễ Công bố huyện đạt chuẩn NTM năm 2023. Tham dự lễ công bố có đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy  tỉnh Hà Nam; cùng lãnh đạo các Bộ ngành và văn phòng điều phối NTM Trung ương.  Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ...

Thường trực HĐND tỉnh giám sát thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới tại Yên Thành

Kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới nâng cao Thực hiện chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh về "Việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, sáng 20/5, Thường trực HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Thành. Đồng chí Nguyễn Như Khôi -...

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát xây dựng Nông thôn mới tại Yên Thành

Kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới nâng cao Thực hiện chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh về "Việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, sáng 20/5, Thường trực HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Thành. Đồng chí Nguyễn Như Khôi -...

Nghệ An điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với 17 dự án

Theo Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách Trung ương, UBND tỉnh quyết định giảm kế hoạch của 1 dự án với số vốn giảm hơn 75,6 tỷ đồng; điều chỉnh tăng kế hoạch của 16 dự án với số vốn hơn 75,6 tỷ đồng; thu hồi các khoản vốn ứng trước ngân sách Trung ương 75,6 tỷ đồng. Cùng với điều chỉnh kế hoạch vốn, UBND tỉnh giao Sở...

Cùng tác giả

Nhiều lao động được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 lên đến 11 ngày

Nghỉ 11 ngày hưởng nguyên lương Trong khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với cán bộ, công chức, viên chức thì nhiều doanh nghiệp đã công bố lịch nghỉ lễ, Tết trong năm 2025. Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam cho biết, ban lãnh đạo công ty đã lên phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Theo đó, người lao...

Nghệ An tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 4, ngay trong chiều 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương ven biển từ Ninh Bình trở vào đến Bình Định. Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Toàn cảnh cuộc họp tại điểm...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ kiểm tra, chỉ đạo ứng phó hoàn lưu bão số 4 tại Quỳ Châu

Trước diễn biến của bão số 4 và dự báo hoàn lưu bão gây mưa lớn trên địa bàn Nghệ An, sáng nay (19/9), Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Đệ đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai tại huyện Quỳ Châu. Tại xã Châu Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ đã kiểm tra điểm sạt lở ta ly dương tại km 103 + 500 QL48A. Vị trí này mặc dù...

Doanh nghiệp bất động sản tái gia nhập thị trường

Nhiều doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động là một tín hiệu cho thấy thị trường đang dần khởi sắc trở lại. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/8, cả nước có 8/17 ngành ghi nhận số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó bao gồm ngành bất động sản với mức tăng 2,24%. Không chỉ vậy, trong 8 tháng vừa qua, thị trường địa ốc...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

 Vị trí và hướng đi của bão số 4. Ảnh: TT KTTV Bão số 4 gây mưa to tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ  Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng...

Cùng chuyên mục

Nhiều lao động được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 lên đến 11 ngày

Nghỉ 11 ngày hưởng nguyên lương Trong khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với cán bộ, công chức, viên chức thì nhiều doanh nghiệp đã công bố lịch nghỉ lễ, Tết trong năm 2025. Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam cho biết, ban lãnh đạo công ty đã lên phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Theo đó, người lao...

Nghệ An tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 4, ngay trong chiều 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương ven biển từ Ninh Bình trở vào đến Bình Định. Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Toàn cảnh cuộc họp tại điểm...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ kiểm tra, chỉ đạo ứng phó hoàn lưu bão số 4 tại Quỳ Châu

Trước diễn biến của bão số 4 và dự báo hoàn lưu bão gây mưa lớn trên địa bàn Nghệ An, sáng nay (19/9), Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Đệ đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai tại huyện Quỳ Châu. Tại xã Châu Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ đã kiểm tra điểm sạt lở ta ly dương tại km 103 + 500 QL48A. Vị trí này mặc dù...

Doanh nghiệp bất động sản tái gia nhập thị trường

Nhiều doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động là một tín hiệu cho thấy thị trường đang dần khởi sắc trở lại. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/8, cả nước có 8/17 ngành ghi nhận số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó bao gồm ngành bất động sản với mức tăng 2,24%. Không chỉ vậy, trong 8 tháng vừa qua, thị trường địa ốc...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

 Vị trí và hướng đi của bão số 4. Ảnh: TT KTTV Bão số 4 gây mưa to tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ  Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng...

Ẩn họa từ những cây cầu treo xuống cấp ở Nghệ An

Nơm nớp qua cầu treo 40 năm tuổi Sau gần 40 năm sử dụng, cầu treo sông Giăng nối hai xã Phong Thịnh và Thanh Liên (huyện Thanh Chương, Nghệ An) hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Cây cầu được thiết kế chịu xe tải trọng 10 tấn, nhưng nay chỉ cho phép xe tải trọng dưới 5 tấn lưu thông. Đây là cây cầu dân sinh quan trọng phục vụ đi lại cho bà con nhân dân 10 xã...

NÓNG: Bão số 4 đang sầm sập tiến vào Quảng Bình

Tin mới nhất về cơn bão số 4: Cách Quảng Bình – Quảng Trị 190km Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 7 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, cách Quảng Bình-Quảng Trị khoảng 190km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với...

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết lúc 4h ngày 19/9, vị trí tâm bão vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h. Đến 16h cùng ngày, bão số 4 trên...

Không chủ quan trước tình hình mưa lớn do ATNĐ/bão gây ra

Thứ trưởng nhấn mạnh, vùng mây dông của ATNĐ/bão rất rộng lớn và bất kỳ nơi nào trong vùng mây đó cũng có thể gây dông, lốc, mưa lớn cục bộ. Điển hình là ngày hôm nay, ATNĐ/bão còn cách bờ 400 – 500km nhưng Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã có mưa rất to. Dù cường độ ATNĐ/bão không lớn nhưng các cơ quan phòng chống thiên tai không thể chủ quan. Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia,...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới: Nguy cơ thành bão và gây lũ lụt

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, dự kiến áp thấp nhiệt đới sẽ hình thành bão cơn bão số 4 ngay sát bờ. Áp thấp nhiệt đới hiện đang di chuyển chậm lại, điều này sẽ tạo điều kiện được nạp năng lượng để mạnh lên nên sẽ còn khó dự đoán. Dự báo đến thời điểm này đều cho thấy, bão số 4 nếu có hình thành thì cường độ không mạnh, gió chỉ giật đến cấp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất