Powered by Techcity

Đại biểu Quốc hội Hoàng Minh Hiếu: Việc khuyến khích, tăng cường quản lý đối với hoạt động lưu trữ tư là hết sức cần thiết

bna_z4919840998113_364200e0a0ba37d1fef1412d27aa83f3.jpg
Toàn cảnh phiên làm việc chiều 27/11 ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Nam An

CỤ THỂ NHỮNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH HOẠT ĐỘNG LƯU TRỮ TƯ

Phát biểu thảo luận về Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), ông Hoàng Minh Hiếu – Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An, bày tỏ sự đồng tình với việc dự thảo luật lần này đã bổ sung vào phạm vi điều chỉnh hoạt động lưu trữ tư.

Điều này xuất phát từ một thực tế là đang có rất nhiều tài liệu lưu trữ tư rất có giá trị nhưng chưa được lưu giữ, phát huy phù hợp. Hiện nay, số lượng tài liệu lưu trữ tư trong cộng đồng là tương đối lớn, như các sắc phong, gia phả, tộc phả, khế ước cổ… hoặc các tài liệu hình thành trong thời gian gần đây gắn với quá trình hoạt động của các cá nhân tiêu biểu.

bna_Hoàng Minh Hiếu.jpg
Ông Hoàng Minh Hiếu – Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An phát biểu thảo luận. Ảnh: Nam An


Tuy nhiên, các loại tài liệu này hiện nay phần lớn đang được lưu trữ dưới hình thức rất đơn giản, chưa được đánh giá để phát huy giá trị vốn có. Thậm chí, đã xảy ra nhiều trường hợp bị đánh cắp, chuyển nhượng ra nước ngoài. Điều đó cho thấy việc khuyến khích, tăng cường quản lý đối với hoạt động lưu trữ tư là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo luật, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đánh giá, có thể nhận thấy các quy định về hoạt động lưu trữ tư vẫn còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó, vị đại biểu đoàn Nghệ An đã góp ý một số nội dung nhằm góp phần hoàn thiện các quy định này.

Trước hết, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị cần xác định rõ mục tiêu điều chỉnh đối với hoạt động lưu trữ tư là khuyến khích tham gia để nâng cao hiệu quả quản lý.

“Chúng tôi thống nhất với Ban soạn thảo việc điều chỉnh đối với hoạt động lưu trữ tư cần phối hợp hài hòa giữa việc khuyến khích phát triển và việc quản lý chặt chẽ”, đại biểu phát biểu.

Tuy nhiên, hiện nay, dự thảo luật đang đặt ra nhiều nghĩa vụ đối với những chủ thể sở hữu tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt. Ví dụ như phải dành quyền ưu tiên mua của Nhà nước; chỉ được mua, bán, trao đổi cho cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam; phải thông báo khi có sự thay đổi.

Ông cho rằng, việc đặt ra những nghĩa vụ này là cần thiết, nhưng nếu không có những giải pháp hỗ trợ, khuyến khích mạnh mẽ thì những người sở hữu tài liệu lưu trữ sẽ cân nhắc, không tham gia lập hồ sơ đề nghị công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, vì như vậy họ có thể tự do định đoạt hơn đối với các tài liệu này.

Chính vì vậy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Minh Hiếu cho rằng, cần xác định mục tiêu quan trọng nhất của việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tư là khuyến khích người dân đăng ký để cơ quan Nhà nước có thể thống kê đầy đủ thông tin về các tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt, để từ đó phát huy giá trị của các tài liệu này.

Bên cạnh đó, chỉ khi có đầy đủ các thông tin thì các cơ quan Nhà nước mới có cơ sở để thực hiện các giải pháp quản lý tiếp theo, như không cho phép mua bán, trao đổi với người nước ngoài; được ưu tiên mua trước;…

Vấn đề thứ hai mà vị đại biểu đoàn Nghệ An đề cập là cần quy định cụ thể những chính sách khuyến khích hoạt động lưu trữ tư.

Điều 45 của dự thảo luật hiện nay đang quy định về những chính sách hỗ trợ hoạt động lưu trữ tư nhưng đang rất thiếu cụ thể, đồng thời, cũng chưa có quy định giao Chính phủ quy định chi tiết.

Chẳng hạn, Khoản 5 Điều này có quy định khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt cho Nhà nước, nhưng chưa làm rõ các biện pháp khuyến khích này cụ thể như thế nào. Tham khảo Luật Lưu trữ của Trung Quốc thì họ quy định rõ các hình thức khen thưởng, vinh danh các cá nhân, tổ chức đã hiến tặng tài liệu lưu trữ quan trọng cho nhà nước.

Bên cạnh đó, với mục tiêu khuyến khích sự tự nguyện tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ tư, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị cân nhắc thêm 2 chính sách.

bna_z4919788486984_48c505580be257115626c5e0c72480a9.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý – Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An và các đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An tại phiên làm việc chiều 27/11 ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Nam An

Một là, cho phép người dân đăng ký để được đánh giá giá trị của các tài liệu lưu trữ một cách miễn phí. Thông qua biện pháp này, người dân sẽ chủ động đưa các tài liệu mình đang lưu trữ để đánh giá, tìm hiểu về tài sản mình đang nắm giữ.

Về phía Nhà nước, các cơ quan lưu trữ sẽ có điều kiện thống kê, nắm bắt các nguồn tài liệu đang được lưu giữ trong cộng đồng để từ đó có phương pháp quản lý, bảo vệ một cách tốt hơn. Trong bối cảnh ở nước ta, điều này có giá trị hết sức quan trọng, do phần lớn các tài liệu cổ có tuổi đời hơn 100 năm thường được viết bằng ngôn ngữ Hán – Nôm mà nhiều người trong hiện tại rất khó đánh giá được giá trị.

Hai là, thay vì chỉ quy định cá nhân, tổ chức được ký gửi miễn phí tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt vào Lưu trữ lịch sử, dự thảo luật nên quy định các cơ quan lưu trữ Nhà nước có thể bảo quản miễn phí các tài liệu lưu trữ đặc biệt ngay tại các gia đình.

Thực tế cho thấy điều này phù hợp với tâm lý chung của các gia đình, dòng họ, do các tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt thường có giá trị tinh thần cao nên các gia đình, dòng họ thường mong muốn được giữ ở những nơi linh thiêng của gia đình, dòng họ mình.

CẦN PHÂN ĐỊNH RÕ PHẠM VI GIỮA LUẬT LƯU TRỮ VÀ CÁC ĐẠO LUẬT LIÊN QUAN

Vấn đề thứ ba mà đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị là cần phân định rõ phạm vi giữa Luật Lưu trữ và các đạo luật có liên quan.

Bởi theo quy định hiện hành, tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt có khả năng chịu sự điều chỉnh của 3 luật: Luật Lưu trữ, Luật Di sản văn hóa và Luật Thư viện. Chẳng hạn, hiện nay trong danh sách 237 di vật là bảo vật quốc gia có những tài liệu đang được lưu trữ tại các cơ quan lưu trữ như: Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945 -1946, Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc là sách như cuốn “Đường Kách mệnh”.

Trong 3 luật này đều có những quy định về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các tài liệu có giá trị. Chẳng hạn, theo Điểm c, Điều 5 của Luật Thư viện thì Nhà nước có chính sách “sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học”; Điều 42 của Luật Di sản văn hóa thì quy định cụ thể về các chính sách của Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân.

“Việc trùng lặp như vậy sẽ dẫn đến những khó khăn cho người dân trong việc lựa chọn hình thức bảo vệ các tài liệu có giá trị của mình; đồng thời, cũng sẽ dẫn đến việc lãng phí ngân sách Nhà nước”, đại biểu Hoàng Minh Hiếu nêu ý kiến.

bna_z4919842262869_b3e4028b32146ee11dc853ad3d9eb103.jpg
Các đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An tại phiên làm việc chiều 27/11 ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Nam An

Vấn đề thứ tư là, đại biểu đề nghị cần hoàn thiện thêm về kỹ thuật lập pháp trong dự thảo về hoạt động lưu trữ tư.

Ví dụ, trong nội dung của chương quy định về hoạt động lưu trữ tư còn có một số nội dung chưa thống nhất với nhau, như Khoản 5, Điều 45 có quy định khuyến khích cơ quan, tổ chức bán tài liệu có giá trị đặc biệt cho Nhà nước, nhưng ở Khoản 2, Điều 51 và Khoản 4, Điều 47 đặt ra nghĩa vụ bắt buộc các tổ chức, cá nhân này phải dành quyền ưu tiên mua cho Nhà nước.

Một số điều khoản còn có quy định mơ hồ, khó thực hiện. Chẳng hạn, Điều 49 quy định các tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hoạt động nghiệp vụ lưu trữ theo các Chương III, IV của luật này để thực hiện cho phù hợp là chưa rõ ràng, chưa rõ theo quy định cụ thể nào, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện luật.

Một số điều khoản còn thiếu những nội dung quan trọng. Chẳng hạn như chưa quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc công bố những tài liệu lưu trữ thì cần tuân thủ theo những quy định về bảo mật có liên quan của Nhà nước, không được xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của tập thể và các lợi ích công cộng khác.

Trước đó, sáng cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước, Luật Nhà ở (sửa đổi) và tiến hành thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); các báo cáo của Chính phủ về: Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chiều cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Nguồn

Cùng chủ đề

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Sáng 13/11, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, sau đó đại biểu thảo luận tổ cho ý kiến nội dung này. Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình khẳng định dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là công trình có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển...

Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên của Chính phủ

Sáng 22/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực thứ hai, gồm các lĩnh vực: Tư pháp; Nội vụ;...

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Thanh Quý tiếp xã giao đoàn công tác HĐND tỉnh Bô ly khăm xay – CHDCND Lào

Sáng 13/8, đồng chí Thái Thanh Quý, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH Nghệ An đã tiếp xã giao đoàn công tác của HĐND tỉnh Bô Ly Khăm Xay, nước CHDCND Lào đến thăm, làm việc tại tỉnh. Đoàn do đồng chí Su-văn-ni Xay-sạ-nạ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khu vực 11 tỉnh Bô Ly Khăm Xay làm trưởng đoàn. Đồng...

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Tân Kỳ sau kỳ họp Quốc hội lần thứ 7 và HĐND tỉnh...

Sáng 19/7, tại huyện Tân Kỳ, đồng chí Thái Thanh Quý, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh đã tiếp xúc cử tri xã Kỳ Tân sau kỳ họp thứ 7 của Quốc hội và kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh. Cùng tham dự buổi tiếp xúc có các đại biểu Quốc hội: Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT; Vi...

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Thanh Quý làm việc với Ban Thường vụ Huyện uỷ Tân Kỳ

Trong chương trình làm việc tại huyện Tân Kỳ, chiều 19/7, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Thanh Quý cùng đoàn công tác của tỉnh đã có buổi làm việc với BTV Huyện uỷ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đến nay. Toàn cảnh buổi làm việc. Trong hơn 3 năm đầu của nhiệm kỳ, bức tranh tổng thể...

Cùng tác giả

Chốt thời điểm tăng tốc độ tối đa trên đại lộ nối Vinh

Từ 15/11/2024 sẽ tăng tốc độ tối đa tuyến chính lên 80km/h Chiều ngày 13/11, thông tin từ Sở GTVT Nghệ An cho biết: Đơn vị đã có văn bản gửi TP Vinh, huyện Nghi Lộc và TX Cửa Lò, trong đó có nội dung điều chỉnh tốc độ tối đa trên tuyến đường giao thông nối Vinh – Cửa Lò (còn gọi là đại lộ nối Vinh – Cửa Lò). Từ ngày 15/11/2024, với đoạn từ Km0+00 – Km9+680, tuyến...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt so với kế hoạch Tổng nguồn vốn giai đoạn 2021 – 2025, huyện Tương Dương được phân bổ để thực hiện 10 dự án của chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), là hơn 700 tỷ đồng. Nhìn từ tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, hiện tại là khoảng 37 triệu đồng/năm, dự kiến hết năm 2025 là...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội xem video-clip thuyết minh về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Tăng cường kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa, mở...

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Sáng 13/11, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, sau đó đại biểu thảo luận tổ cho ý kiến nội dung này. Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình khẳng định dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là công trình có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển...

Petrovietnam phối hợp với WIP nghiên cứu trồng 15 loại cây hấp thụ CO2 cao

Petrovietnam phối hợp với WIP nghiên cứu trồng 15 loại cây hấp thụ CO2 cao | 13/11/2024 Lượt xem:138 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phối hợp cùng Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (WIP) đã nghiên cứu chọn ra 15 loại cây có khả năng hấp thụ CO2 cao để...

Cùng chuyên mục

Chốt thời điểm tăng tốc độ tối đa trên đại lộ nối Vinh

Từ 15/11/2024 sẽ tăng tốc độ tối đa tuyến chính lên 80km/h Chiều ngày 13/11, thông tin từ Sở GTVT Nghệ An cho biết: Đơn vị đã có văn bản gửi TP Vinh, huyện Nghi Lộc và TX Cửa Lò, trong đó có nội dung điều chỉnh tốc độ tối đa trên tuyến đường giao thông nối Vinh – Cửa Lò (còn gọi là đại lộ nối Vinh – Cửa Lò). Từ ngày 15/11/2024, với đoạn từ Km0+00 – Km9+680, tuyến...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt so với kế hoạch Tổng nguồn vốn giai đoạn 2021 – 2025, huyện Tương Dương được phân bổ để thực hiện 10 dự án của chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), là hơn 700 tỷ đồng. Nhìn từ tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, hiện tại là khoảng 37 triệu đồng/năm, dự kiến hết năm 2025 là...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội xem video-clip thuyết minh về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Tăng cường kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa, mở...

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Sáng 13/11, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, sau đó đại biểu thảo luận tổ cho ý kiến nội dung này. Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình khẳng định dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là công trình có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển...

Petrovietnam phối hợp với WIP nghiên cứu trồng 15 loại cây hấp thụ CO2 cao

Petrovietnam phối hợp với WIP nghiên cứu trồng 15 loại cây hấp thụ CO2 cao | 13/11/2024 Lượt xem:138 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phối hợp cùng Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (WIP) đã nghiên cứu chọn ra 15 loại cây có khả năng hấp thụ CO2 cao để...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa bàn bản Lam Hợp của xã này. Lớp học sẽ diễn ra vào mỗi tối hàng ngày, từ 19h đến 21h và...

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Tại phiên chất vấn chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội, trong đó đề cập đến vấn đề cung ứng điện. Theo dự báo, trong năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước tăng cao, đặc biệt trong thời gian mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7). Cụ thể, nhu cầu điện được dự báo tăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất