Powered by Techcity

Người trồng rừng tại Nghệ An thay đổi tư duy, xem đầu tư thâm canh là giải pháp tối ưu

bna_van truong mm.jpeg
Nhờ trồng rừng thâm canh, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên những rừng keo ở xã Bồng Khê, huyện Con Cuông sinh trưởng tốt. Ảnh: Văn Trường

Chuyển biến từ trồng rừng thâm canh

Những năm qua, người dân huyện Con Cuông đã có chuyển biến tích cực trong kỹ thuật canh tác rừng sản xuất, chuyển dần từ trồng rừng quảng canh phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên sang đầu tư thâm canh. Các công đoạn chọn lọc, gieo ươm giống được chuẩn bị kỹ. Sau khi trồng chú trọng khâu chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật, nhờ đó rừng phát triển nhanh, sinh khối lớn.

Thời gian dài trước đây, gia đình ông Vi Văn Minh ở xã Bình Chuẩn (Con Cuông) trồng rừng theo kiểu trồng “chay”, chỉ đào hố trồng cây xuống đất rồi chờ thu hoạch, không bón phân, ít chăm sóc, tỷ lệ cây sống thấp, sinh trưởng không đồng đều, chu kỳ khai thác kéo dài và năng suất rừng không cao. Nay nhờ đi học hỏi một số mô hình, ông Vi Văn Minh đã đúc rút được kinh nghiệm rằng, 2 yếu tố quan trọng nhất trong trồng rừng đạt hiệu quả là giống tốt và chăm sóc đúng quy trình, trồng đúng mật độ, đến định kỳ làm cỏ, bón phân cho cây.

bna_van truong 2.jpeg
Hầu hết người trồng rừng huyện Con Cuông chú trọng chất lượng cây giống, mua cây giống ở nơi sản xuất uy tín. Ảnh: Văn Trường

Đầu tư trồng rừng thâm canh, chi phí trong 5 năm khoảng 10 – 12 triệu đồng/ha, nhưng lợi nhuận cao, 1ha rừng cho giá trị từ 80-90 triệu đồng, trong khi rừng quảng canh chỉ đạt 25-30 triệu đồng/ha.

Địa bàn xã Bình Chuẩn có trên 300ha rừng keo nguyên liệu, lâu nay có khá nhiều hộ dân còn trồng rừng quảng canh, chưa chăm sóc như bón phân… thời gian qua, xã đã tuyên truyền, vận động cho người dân trồng rừng đi đôi với công tác chăm sóc, bảo vệ, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là phương pháp thâm canh trong sản xuất rừng, mỗi năm địa phương phấn đấu trồng mới từ 60 – 70ha rừng trồng.

Ông Lô Văn Lý – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Con Cuông, cho biết: Năm 2023, tỉnh giao huyện cho Con Cuông trồng 1.600ha rừng, đến nay huyện đã trồng được trên 80% diện tích, kết thúc trồng rừng vụ thu dự tính huyện sẽ trồng được trên 2.100ha (vượt 500ha so với chỉ tiêu).

bna_van truong 3.jpeg
Một số dự án quốc tế hỗ trợ bà con trồng rừng Nghệ An giống keo nuôi cấy mô. Ảnh: Văn Trường

Để hoàn thành được mục tiêu đó, huyện Con Cuông xây dựng kế hoạch trồng rừng tới từng xã; rà soát các vườn ươm trên địa bàn chuẩn bị nguồn cây giống chất lượng cung ứng cho người trồng rừng, tuyên truyền vận động người dân phải bón phân cho cây keo ngay từ thời điểm đào hố trồng để nâng cao năng suất. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc rừng nên nhiều cánh rừng đạt năng suất cao từ 80-100 tấn keo/ha/chu kỳ, trong khi trồng quảng canh chỉ đạt 25-30 tấn keo/ha/chu kỳ.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay ở huyện Con Cuông cũng như một số địa phương khác, là việc liên kết sản xuất giữa người dân với doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ nên khâu tiêu thụ chưa ổn định.

bna_van truong bnm5.jpeg
Vườn ươm nuôi keo cấy mô tại Công ty TNHH Một thành viên Lâm Nông nghiệp Sông Hiếu. Ảnh: Văn Trường

Tiến tới phủ giống keo nuôi cấy mô

Thấy rõ hiệu quả từ trồng rừng thâm canh, những năm qua, ngành chức năng và chính quyền các địa phương ở Nghệ An đã tuyên truyền, vận động người dân theo phương pháp này. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, trong năm 2023, kế hoạch trồng rừng 18.500ha, đến thời điểm này toàn tỉnh đã trồng đạt trên 90%, dự kiến hết vụ trồng rừng sẽ trồng được 20.000ha, (vượt 1.500ha). Toàn tỉnh đã tạo được hơn 35 triệu cây giống keo các loại.

Để đảm bảo tiến độ trồng rừng năm 2023, UBND tỉnh phân bổ chỉ tiêu cho các huyện, các chủ rừng, đồng thời chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp cùng các địa phương tuyên truyền, vận động các hộ dân đăng ký diện tích để thiết kế và tiến hành xử lý thực bì; khuyến khích các địa phương mở rộng phát triển rừng gỗ lớn và rừng được cấp chứng chỉ FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững). Công tác chuẩn bị cây giống cũng được chú trọng, trong đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn đã chuẩn bị khoảng 35 triệu cây giống chất lượng cao phục vụ nhu cầu người dân.

bna_van truong 2 2.jpeg
Giống keo cấy mô tại Lâm trường Cô Ba, huyện Quỳ Châu cho hiệu quả cao, sinh trưởng rất tốt, tốc độ phát triển nhanh gấp rưỡi giống cũ. Ảnh: Văn Trường

Ông Nguyễn Khắc Hải – Trưởng phòng Sử dụng và Phát triển rừng (Chi cục Kiểm lâm) cho biết: Những năm gần đây, tại nhiều địa phương trong tỉnh, nghề rừng đã có bước chuyển biến, khắc phục được tình trạng sản xuất quảng canh, năng suất, hiệu quả rừng trồng thấp. Hiện nay có khoảng trên 80% diện tích rừng bà con đều áp dụng các biện pháp thâm canh, các biện pháp kỹ thuật được tiến hành đồng bộ, từ phát, đốt, dọn thực bì tiêu diệt mầm bệnh; chú trọng sử dụng giống cây chất lượng, mật độ trồng thích hợp.

Một số nơi nông dân còn đưa cơ giới vào các khâu trong sản xuất lâm nghiệp như cày đất, đào hố, vận chuyển cây giống, phân bón, nhiều hộ còn lắp máy bơm tưới nước cho cây mới trồng, nhờ đó, cây sinh trưởng và phát triển nhanh.

Tuy nhiên, công tác trồng rừng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh vẫn đang còn những hạn chế, như có khá nhiều người dân không biết mình trồng dòng keo nào, có phù hợp không. Điều này rất rủi ro vì rừng trồng có chu kỳ dài, đến thời gian khai thác mới biết giống tốt hay không. Một số hộ dân còn trồng rừng quảng canh, không bón phân, vì vậy sản lượng thấp và đặc biệt là rất khó tạo ra tỷ lệ gỗ lớn cao. Chưa kể là người dân có thói quen trồng rừng dày đặc, từ 2.500 – 3.000 cây/ha, thậm chí có nơi lên đến 5.000 cây/ha, gây nên tình trạng gỗ nhỏ, chất lượng gỗ chưa cao, giá trị kinh tế thấp và đặc biệt là nhanh làm thoái hóa đất, dễ sâu bệnh.

bna_van truong 1.jpeg
Một số diện tích keo ở huyện Tân Kỳ người dân trồng dày đặc gây nên tình trạng gỗ nhỏ, giá trị kinh tế thấp, nhanh làm thoái hóa đất, dễ sâu bệnh. Ảnh: Văn Trường

Để trồng rừng nguyên liệu đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng hiện nay Nghệ An chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư thâm canh rừng là giải pháp tối ưu. Khuyến khích người dân trồng theo tiêu chuẩn FSC nhằm nâng cao giá trị rừng. Theo kế hoạch, thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm sẽ hỗ trợ kinh phí 6-7 tỷ đồng cho các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh để xây dựng các mô hình vườn ươm cải tiến sản xuất cây giống keo lai nuôi cấy mô.

Việc xây dựng các vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phát triển rừng bền vững gắn với chứng chỉ rừng; chuyển giao quy trình sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao; đáp ứng nhu cầu trồng rừng gỗ lớn. Thông qua mô hình, sẽ giúp nông dân có nguồn giống cây lâm nghiệp chất lượng cao.

Ngoài ra, Nghệ An đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ tại xã Nghi Lâm, Nghi Lộc để sớm đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu giống keo nuôi cấy mô chất lượng cao phục vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh.

Nguồn

Cùng chủ đề

Trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn

Sáng 19/9, Huyện ủy Nghĩa Đàn tổ chức Lễ công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về việc chuẩn y đồng chí Lê Thái Hùng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tới dự có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy. Toàn cảnh buổi lễ. Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu đã trao Quyết...

Nông dân Nghĩa Đàn trồng nấm bào ngư thân thiện với môi trường

Clip: Q.A Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình cũng như tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, năm 2021, anh Dương Văn Toàn ở xóm Hồng Tháp, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn đã mạnh dạn vay 450 triệu đồng để trồng nấm bào ngư. Đây là mô hình trồng nấm...

Thị trường đất nền ở Nghệ An có dấu hiệu tăng nhiệt

Một phiên đấu giá đất ở huyện Yên Thành có đông người tham gia. Ảnh: Văn Trường Qua khảo sát tại địa bàn huyện Yên Thành, thị trường đất nền nơi đây khá sôi động. Anh Nguyễn Văn Minh ở xã Nam Thành, Yên Thành chia sẻ: Gia đình có 1 lô đất bám đường tỉnh lộ 534 xã Sơn Thành, Yên Thành, trong Tết họ chỉ trả 1,6...

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

Bà con xã Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn chăm sóc cây sở. Ảnh: Minh Thái Cải thiện đời sống nhờ cây sở Có một thời gian dài, cây sở như một loại cây rừng chỉ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên vùng đất Nghĩa Đàn, hiệu quả mang lại thấp. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây sở đã đem lại giá trị kinh tế...

Giá keo tăng cao, nông dân Nghệ An chặt bán cả keo non

Clip Văn Trường Nông dân xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn thu hoạch keo non. Ảnh chụp ngày 5/3. Ảnh: Văn Trường Có mặt tại cánh rừng keo ở xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn thấy nông dân tấp nập khai thác keo lai, người bóc vỏ, người vác keo lên xe. Quan...

Cùng tác giả

Bão số 4 tan nhưng hoàn lưu vẫn gây mưa to cho nước ta

Hôm nay 20-9, thời tiết cả nước tiếp tục mưa to – Ảnh: DUYÊN PHAN Bão số 4 sau khi vào đất liền suy yếu thành vùng áp thấp nối với dải hội tụ nhiệt đới. Hình thái này vẫn gây mưa to cho thời tiết miền Trung trong hôm nay 20-9. Cụ thể Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết từ chiều tối và đêm qua đến hết hôm nay, Hà Tĩnh đến Quảng Trị...

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Trao quyết định chuẩn y Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn

Sáng 19/9, Huyện ủy Nghĩa Đàn tổ chức Lễ công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về việc chuẩn y đồng chí Lê Thái Hùng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Đàn, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tới dự có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy. Toàn cảnh buổi lễ. Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu đã trao Quyết...

Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An chủ động ứng phó với bão số 4 (bão Soulik)

Theo đó, đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo và dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nắm chắc diễn biến, hướng đi của bão; xây dựng kế hoạch, kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó bão lũ lụt, tìm kiếm cứu nạn; duy trì quân số, phương tiện ứng trực theo quy định; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Các cơ quan,...

Quân khu 4 kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 4 tại Nghệ An

Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó bão số 4, sáng 19/9, Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 dẫn đầu đoàn công tác của Quân khu tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An, Ban CHQS huyện Nghi Lộc. Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 kiểm tra hệ thống thông tin liên...

Cùng chuyên mục

Độc lạ kết hơn 15.000 chiếc bẫy thú thành cặp voi rừng ở Nghệ An

Cặp voi mẹ con được kết từ bẫy thú rừng tại khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Văn Trường Tại một góc khuôn viên của Vườn quốc gia Pù Mát, từ xa chúng ta đã bắt gặp hình ảnh cặp voi mẹ, voi con đang thong dong “dạo bộ”. Đến gần mới thấy 2 chú voi này được kết từ những chiếc bẫy thú rừng rất...

Bất chấp nguy hiểm, nhiều hộ dân ở Kỳ Sơn vẫn xây dựng nhà mới ven bờ sông, suối

Những ngôi nhà cao tầng mới xây nằm chênh vênh bên mép sông Nậm Mộ ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Văn Trường Thời điểm này, về địa bàn xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn thấy có khá nhiều những ngôi nhà kiên cố bê tông cốt thép được người dân xây dựng bám cheo leo bên vách sông Nậm Mộ và khe Suối...

Một số điểm mới nổi bật của Luật Đất đai năm 2024

Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 Chương, 260 Điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 Điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 Điều. Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản...

BIDV Nghệ An góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Phát huy các giá trị truyền thống của 67 năm xây dựng và phát triển (27/5/1957 – 27/5/2024), BIDV Nghệ An trở thành một trong những tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tài chính tiền tệ. Một trong những điểm nhấn của BIDV Nghệ An là hoạt động thu hút đầu tư....

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng; Giá cao su thế giới neo ở mức cao

Vàng SJC niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng Hôm nay, vàng SJC giảm về ở mốc 89,5 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo có thể giảm trong tuần giao dịch mới. Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 27/5, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 87,50 triệu đồng/lượng mua vào và 89,30 triệu đồng/lượng bán ra. ...

Dự báo thời tiết Nghệ An ngày 27/5: Ngày nắng nóng gay gắt, có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày và đêm 27/5 trên địa bàn tỉnh Nghệ An * Khu vực đồng bằng ven biển Mây thay đổi đến nhiều mây. Ngày trời nắng, có nơi nắng nóng, chiều và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – cấp 3. - Nhiệt độ : 26 – 33oC. - Độ ẩm : 80 – 90% * Khu vực trung du và vùng núi Mây thay đổi...

Thủ tướng chỉ đạo điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp

Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 244/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm túc, tích cực hơn nữa Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về...

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu

Tranh thủ thời tiết thuận lợi Huyện Diễn Châu là một trong những địa phương có tiến độ thu hoạch lúa xuân nhanh và sớm nhất tỉnh. Từ 20/5, trên đồng ruộng chỉ còn cảnh nông dân tập trung làm đất, gieo cấy lúa hè thu. Là xã vùng trũng thấp của huyện, năm nào sản xuất lúa hè thu ở xã Diễn Thái (Diễn Châu) cũng được đẩy nhanh theo tiến độ, thu hoạch lúa xuân...

Giám sát người mang lửa vào núi Quyết, ngăn chặn cháy rừng

Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, nguy cơ cháy rừng do một số du khách mang theo lửa là rất cao. Ảnh: Văn Trường Khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, TP. Vinh hàng ngày có khá nhiều đoàn khách tham quan du lịch đến thăm, diện tích tại khu vực núi Quyết...

Bí quyết rèn dao, nông cụ… sắc lẹm của người Mông Nghệ An

Giữ nghề truyền thống Một ngày trung tuần tháng Năm, cùng với cán bộ địa phương, chúng tôi đến bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống để xem nghề rèn truyền thống của bà con được lưu giữ từ bao đời nay. Ngay từ đầu bản đã nghe tiếng búa chan chát xa, gần vẳng lại. Clip: Xuân Hoàng - Quang An...

Tin nổi bật

Tin mới nhất