Powered by Techcity

Không đánh giá chất lượng cán bộ, công chức theo tiền lương thì tăng lương cũng vô nghĩa

Kỷ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV.jpeg
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Nam An

Tiền lương thấp, không đủ sống, cơ chế trả lương cào bằng

Trao đổi trên với báo chí về vấn đề cải cách tiền lương, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, đây là lần cải cách tiền lương thứ 5, sau 4 lần cải cách vào các năm: 1960, 1985, 1993 và năm 2003.

Nhìn tổng thể về chính sách tiền lương hiện nay, có thể thấy thành công lớn nhất là góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, hài hòa mối quan hệ giữa phân phối – tiêu dùng, “cái bánh” ngân sách chia cho đầu tư phát triển, trả nợ và dự phòng, chứ không chỉ để dành chi thường xuyên (trong đó có trả lương).

Nhưng chính sách tiền lương hiện hành đang tồn tại những hạn chế, bất cập. Trước hết phải nói lương thấp, không bảo đảm nhu cầu sống cơ bản. Cơ chế lương cào bằng, bình quân, không công bằng khi người làm tốt và người không làm tốt đều trả như nhau dẫn đến triệt tiêu động lực lao động, ông Phạm Minh Huân nêu quan điểm.

Theo ông, về mặt khoa học, phải tổ chức bộ máy sao cho tinh gọn, nhưng thực tế vẫn còn cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả. Tỷ lệ cán bộ công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc còn cao. Đây là lực cản lớn.

Bên cạnh đó, thiết kế hệ thống lương hơi phức tạp, chỉ phù hợp với giai đoạn những năm 1993, nhưng kéo dài mấy chục năm lại lỗi thời.

Mặt khác, cơ chế trả lương thiếu sự đánh giá gắn với kết quả làm việc. Cho nên dẫn đến hiện tượng “sáng cắp ô đi, tối vác về”, cứ “bình chân như vại”, khác với khu vực thị trường, trả lương dựa vào kết quả làm việc. Vì thế, khi khu vực thị trường phát triển mạnh, nhiều người giỏi sẽ rời khỏi khu vực công.

Cải cách tiền lương là “không còn đường lùi”

Ông Phạm Minh Huân- Thực hiện cải cách tiền lương, trả lương theo việc làm phải gắn với tinh giản biên chế, đánh giá cán bộ, công chức.jpeg
Ông Phạm Minh Huân: Thực hiện cải cách tiền lương, trả lương theo việc làm phải gắn với tinh giản biên chế, đánh giá cán bộ, công chức.

Nêu quan điểm về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 và trả lương theo vị trí việc làm, ông Phạm Minh Huân đánh giá cao quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước về cải cách tiền lương.

Theo ông việc cải cách tiền lương là “không còn đường lùi, chúng ta không thể kéo dài chế độ tiền lương như hiện nay”. Quyết tâm đó thể hiện trước hết là việc bố trí nguồn tiền cải cách tiền lương.

Ông Huân cho biết, trong các lần cải cách tiền lương trước, đây là vấn đề khó khăn nhất. Tuy nhiên, lần này Chính phủ đã tích lũy, tiết kiệm được một nguồn lực đáng kể để thực hiện cải cách tiền lương.

Nội dung cụ thể đã được thể hiện trong Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 là phù hợp

Ông Phạm Minh Huân cho rằng, chọn mốc 1/7/2024 để thực hiện cải cách tiền lương là phù hợp. Từ tháng 7 năm 2024 sẽ thực hiện trả lương theo vị trí việc làm thay vì định biên như trước đây vốn có nhiều bất cập.

Thí dụ, một cơ quan nhà nước năm nay định biên 200 người, năm sau tăng lên 20 người nhưng cơ sở cho việc tăng không có hoặc không rõ.

Theo ông Phạm Minh Huân, trả lương theo vị trí việc làm cũng phải xuất phát từ việc rồi mới phân người, chứ không phải từ người mới phân việc.

Cần xác định lại trong một bộ có bao nhiêu vụ, một vụ có bao nhiêu việc, một việc cần bao nhiêu người, rồi từ đó sắp xếp lại nhân sự, cắt giảm, điều chuyển sao cho đúng vị trí việc làm. Mô hình này nhiều nước vận hành rất tốt.

Đánh giá cán bộ, công chức phải gắn với tiền lương

Do đó, phải xác định rõ, thực hiện trả lương theo vị trí việc làm bản chất là tinh giản biên chế, thậm chí phải thu hút người tài vào bộ máy để thay đổi. Cùng với đó, cần gắn trả lương với cơ chế đánh giá cán bộ, công chức.

Việc này rất khó, một công chức lương cơ bản đang cao giờ làm không tốt bị giảm lương dễ dẫn đến bất bình, kiện tụng. Nhưng khó cũng phải quyết tâm làm, phải xây dựng được một phương thức đánh giá và thực hiện việc đó.

Xếp lương chỉ là ban đầu, sau này trả lương gắn với hiệu quả công việc, mức độ đóng góp. Làm việc kém phải giảm lương, làm tốt phải tăng lương.

Theo ông Phạm Minh Huân, hiện nay, chúng ta chủ yếu đánh giá cán bộ công chức gắn với tiền thưởng, nhưng quan trọng là đánh giá, phải gắn với tiền lương, như vậy cải cách tiền lương mới có chiều sâu và thực sự thành công.

“Nếu không làm được việc này thì không thể giữ được người giỏi chứ đừng nói đến thu hút người tài vào bộ máy”, ông Phạm Minh Huân nhấn mạnh.

Không đánh giá được cán bộ, công chức thì tăng lương vô nghĩa

Theo ông Phạm Minh Huân, “chưa cần nói đến chuyện tăng nguồn trả lương, mà chỉ cần tinh giản biên chế, có những cơ quan có thể tinh giản một nửa biên chế thì riêng tiền để trả lương đã tăng gấp đôi”.

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm làm việc này và khi tinh giản phải giữ nguyên quỹ lương cho cơ quan đó để có động lực. Nếu chưa làm ngay được tất cả thì tạo ra mô hình để từ đó nhân rộng.

Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, lương cơ sở và hệ số lương như hiện nay sẽ bị bãi bỏ, thay vào đó là các bảng lương mới phản ánh đúng năng lực thực chất và khả năng đáp ứng công việc của cán bộ công chức, viên chức…

Chính sách tiền lương mới sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Như vậy, khu vực hành chính cũng có tiền thưởng.

Ông Phạm Minh Huân cho rằng, có một bài toán nữa là phải mở rộng quan hệ tiền lương, nhưng mở là bao nhiêu? Hiện nay, thấp nhất là người lao động hưởng lương cơ sở, cao dần lên cho đến cao nhất là lương Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội…

Quan hệ này có các mốc, thí dụ lương cơ sở là 1, hệ số lương người tốt nghiệp đại học ra trường là 2,34 (hệ số nhân với mức lương cơ sở hiện nay), hệ số lương của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có 2 bậc là 9,7 và 10,3.

“Năm 1993, khi chúng tôi làm cải cách tiền lương, Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội Trần Đình Hoan lúc bấy giờ chỉ ước ao đến năm 2000 lương Bộ trưởng được 1.000 USD mỗi tháng. Đến nay lương Bộ trưởng còn xa mức 1.000 USD”, ông Phạm Minh Huân chia sẻ.

Vấn đề là nếu mức lương của người cao nhất không tăng lên thì ở dưới cũng không tăng được, không mở thì sẽ sít lại với nhau. Trong thiết kế lương theo hình chóp, người hưởng lương cao nhất không quan trọng vì là số rất ít, nhưng người hưởng lương trung bình mới quan trọng vì chiếm đa số ở dưới.

Người mới ra trường có hệ số là 2,34 hiện nhận mức lương hơn 4 triệu đồng, trong khi mức lương trung bình của thị trường là 7 triệu đồng, mới chỉ gần bằng một nửa. Bây giờ làm sao nâng lên 7 triệu?

Ông Phạm Minh Huân cho rằng làm công chức không giàu được nhưng phải bảo đảm sống được bằng lương, ở mức trung bình khá thì bộ máy mới trong sạch. Phải thay đổi cơ chế quản lý tiền lương.

Nếu vấn đề tổ chức hệ thống biên chế tốt rồi thì chúng ta đưa hệ thống lương mới vào, còn nếu chưa tốt mà đưa vào cũng không nhiều tác dụng. Nếu không đánh giá lại chất lượng cán bộ công chức thì tăng lương, dù tăng thấp cũng là vô nghĩa.

Khu vực công thì làm từng bước, còn đối với khu vực sự nghiệp phải mạnh mẽ thay đổi, phân loại, nếu đủ điều kiện chuyển dần sang cơ chế tự chủ. Bác sĩ thì để cho người bệnh trả lương, giáo viên thì để người học trả lương…

Trả lương đúng là một sự đầu tư cho phát triển

Ông Phạm Minh Huân nhấn mạnh: Lương phải thiết kế sao cho người nào có năng lực, có cống hiến nhiều thì nhanh chóng được lên ngạch lương cao hơn, vị trí công việc cao hơn. Về thiết kế thì có nhưng chúng ta chưa làm được việc đó.

Hiện nay cứ tuần tự như tiến, chuyên viên phải mất thời gian để tiến gần rồi sau đó lên chuyên viên chính, thậm chí có trường hợp chuyên viên làm việc của chuyên viên chính, chuyên viên chính làm việc của chuyên viên cao cấp, còn chuyên viên cao cấp thì làm việc ít nhưng hưởng lương cao nhất, chưa kể có chuyện cho người sắp về hưu lên chuyên viên cao cấp nhưng không làm việc của chuyên viên cao cấp.

Thiết kế, tổ chức kiểu này phải thay đổi lại, lương phải trả đúng người, đúng việc, tăng giảm phải căn cứ vào kết quả công việc. Trả lương đúng là một sự đầu tư cho phát triển. Kinh tế phát triển mới làm “cái bánh” ngân sách to lên được. Nếu “bánh” không to, thì lương như cái chăn quá hẹp, người này ấm thì kẻ khác lạnh.

Ông Huân cho biết, trước đây, mỗi lần tăng lương, vì ngân sách eo hẹp tôi chứng kiến Bộ Tài chính “than”: Tăng lương lên thì những thứ khác phải giảm xuống. Chúng tôi từng tính cứ tăng 10.000 đồng tiền lương cơ sở thì quỹ lương tăng khoảng 50.000 tỷ đến 60.000 tỷ đồng. Đó là một con số khổng lồ gây áp lực rất lớn lên ngân khố quốc gia. Nguồn lực tiền lương khác với các chính sách khác, khi đã đưa vào gốc rồi thì năm sau phải đắp lên, đây là vấn đề không đơn giản.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng bao nhiêu?

Cải cách tiền lương là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Quốc hội Chi cho cải cách tiền lương 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu 11,1 nghìn tỷ đồng Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có...

Đoàn kiểm tra Bộ Nội vụ làm việc với tỉnh Nghệ An

Làm việc với đoàn kiểm tra có các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Viết Hưng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành. Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: T.L Thực hiện Thông tư số 05/2021/TT-BNV...

Chính phủ đặt ra mục tiêu giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 38 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trước 31/12 Chương trình hành động phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 tiếp tục giảm tối thiểu bình quân...

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024

Hình minh hoạ Điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 01/07/2022, trong đó: (i) Mức lương tối thiểu tháng điều chỉnh tăng bình quân 6% so với năm...

Lương hưu từ ngày 1/7/2024 bỏ xa lương hưu trước đó?

Một số ý kiến độc giả cho rằng: "Lương hưu được tính dựa trên lương công chức trước khi nghỉ hưu, vậy tỷ lệ tăng lương công chức bao nhiêu thì cần tăng lương hưu lên bấy nhiêu mới công bằng và đúng tinh thần đảm bảo an sinh". Lương hưu được tăng từ ngày 1/7/2024. Độc giả Minh Trần Trọng lại cho rằng: "Bảo hiểm xã hội thu...

Cùng tác giả

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Cử tri ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) theo dõi thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện – xã – Ảnh: TTO Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh Sáng nay (14-11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có việc cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự luật, dự thảo nghị...

Chốt thời điểm tăng tốc độ tối đa trên đại lộ nối Vinh

Từ 15/11/2024 sẽ tăng tốc độ tối đa tuyến chính lên 80km/h Chiều ngày 13/11, thông tin từ Sở GTVT Nghệ An cho biết: Đơn vị đã có văn bản gửi TP Vinh, huyện Nghi Lộc và TX Cửa Lò, trong đó có nội dung điều chỉnh tốc độ tối đa trên tuyến đường giao thông nối Vinh – Cửa Lò (còn gọi là đại lộ nối Vinh – Cửa Lò). Từ ngày 15/11/2024, với đoạn từ Km0+00 – Km9+680, tuyến...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt so với kế hoạch Tổng nguồn vốn giai đoạn 2021 – 2025, huyện Tương Dương được phân bổ để thực hiện 10 dự án của chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), là hơn 700 tỷ đồng. Nhìn từ tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, hiện tại là khoảng 37 triệu đồng/năm, dự kiến hết năm 2025 là...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội xem video-clip thuyết minh về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Tăng cường kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa, mở...

Cùng chuyên mục

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Cử tri ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) theo dõi thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện – xã – Ảnh: TTO Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh Sáng nay (14-11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có việc cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự luật, dự thảo nghị...

Chốt thời điểm tăng tốc độ tối đa trên đại lộ nối Vinh

Từ 15/11/2024 sẽ tăng tốc độ tối đa tuyến chính lên 80km/h Chiều ngày 13/11, thông tin từ Sở GTVT Nghệ An cho biết: Đơn vị đã có văn bản gửi TP Vinh, huyện Nghi Lộc và TX Cửa Lò, trong đó có nội dung điều chỉnh tốc độ tối đa trên tuyến đường giao thông nối Vinh – Cửa Lò (còn gọi là đại lộ nối Vinh – Cửa Lò). Từ ngày 15/11/2024, với đoạn từ Km0+00 – Km9+680, tuyến...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt so với kế hoạch Tổng nguồn vốn giai đoạn 2021 – 2025, huyện Tương Dương được phân bổ để thực hiện 10 dự án của chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), là hơn 700 tỷ đồng. Nhìn từ tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, hiện tại là khoảng 37 triệu đồng/năm, dự kiến hết năm 2025 là...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội xem video-clip thuyết minh về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Tăng cường kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa, mở...

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Sáng 13/11, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, sau đó đại biểu thảo luận tổ cho ý kiến nội dung này. Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình khẳng định dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là công trình có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển...

Petrovietnam phối hợp với WIP nghiên cứu trồng 15 loại cây hấp thụ CO2 cao

Petrovietnam phối hợp với WIP nghiên cứu trồng 15 loại cây hấp thụ CO2 cao | 13/11/2024 Lượt xem:138 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phối hợp cùng Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (WIP) đã nghiên cứu chọn ra 15 loại cây có khả năng hấp thụ CO2 cao để...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa bàn bản Lam Hợp của xã này. Lớp học sẽ diễn ra vào mỗi tối hàng ngày, từ 19h đến 21h và...

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất