Powered by Techcity

Thời đại Quang Trung và sự khơi nguồn một giai đoạn sáng tác của Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746 trong một gia đình đại thế tộc đời đời đỗ đại khoa (họ Ngô một bồ tiến sĩ), và nhận tước lộc cao nhất của triều đình. Trong Kí tự mục đình, ông đã viết một cách đầy tự hào: “Đỗ đạt liên tiếp, công hầu nối nhau, văn phong lừng lẫy tới Trung Hoa, thanh danh vang dội khắp bốn cõi”. (1)

Ngô Thì Nhậm có một sự nghiệp đã được nhiều người khâm phục, được Phan Huy Ích đánh giá là “văn ông có ý tứ diễm lệ, vừa hàm súc, vừa phóng khoáng, càng ra nhiều lại càng hay, bao quát được bách gia, khu khiển được cửu lưu, tài uyên bác thông đạt trở thành ngọn cờ chót vót giữa rừng Nho chúng ta.”(3)

Xem thơ Ngô Thì Nhậm quả ta thấy có sự uyên bác về mặt kiến văn, có sự nhuần nhuyễn về mặt bút pháp tuy có thể không thấy được những nét độc sáng của tài hoa kiểu Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Cao Bá Quát… Ngay từ thời niên thiếu, thơ Ngô Thì Nhậm đã có nhiều bài chứa đựng ý chí lớn lao, thể hiện khát vọng kinh bang tế thế. Thời kì bỏ Lê – Trịnh để lánh đời, trong sáng tác của ông xuất hiện nhiều bài phú thể hiện những suy nghiệm sâu sắc về vũ trụ và nhân sinh, và ở đấy toát lên tinh thần của một người anh hùng đang bạc đầu mà chờ thời thế. Những vần thơ ông viết dưới thời Lê – Trịnh thường không giấu nổi những tâm sự khắc khoải trước hiện thực đổ nát, tao loạn.

2.PNG
Minh hoạ tranh cát về việc Quang Trung – Nguyễn Huệ chiêu hiền Ngô Thời Nhậm. Ảnh: internet

Sự xuất hiện của người anh hùng ấp Tây Sơn đã đáp ứng được những khát khao, chờ đợi của Ngô Thì Nhậm. Có thể nói, Quang Trung đã mở ra những cơ hội để tài năng của Ngô Thì Nhậm được thi thố, và Ngô Thì Nhậm đã biết dựa vào thời cuộc để khẳng định năng lực của mình. Dưới thời Quang Trung, Ngô Thì Nhậm dường như đã thỏa mãn được khát vọng giải phóng năng lực, một lần nữa lại rất được hanh thông trên con đường thăng tiến. Và trong sáng tác của ông thời kì này, ta thấy toát lên niềm vui của một người khéo léo tìm được sự hòa hợp của số phận cá nhân với vận mệnh dân tộc. Thơ văn ông giai đoạn này là tiếng nói hào sảng, cái tôi của ông luôn xuất hiện trong không gian tươi sáng, kì vĩ.

Trước hết đó là tâm trạng, thái độ và hành động dấn thân trong không khí đơm hoa của thời cuộc: “Quan cái bất phương tăng hiểu lộ/ Mai hoa tảo dĩ khoát xuân hoàn” (Mũ, xe lên đường không nề dấn bước buổi sương sớm/ Mấy đóa hoa mai sớm đã gọi xuân về – Quá Hoành sơn). Sở dĩ có được niềm hăm hở ấy, bởi Ngô Thì Nhậm đã thực sự tìm được người tri kỉ. Các bài thơ vịnh sử viết về việc kết nghĩa vườn đào, ba lần đến lều cỏ chính là cách Ngô Thì Nhậm bộc lộ niềm tin yêu sâu sắc của mình đối với Quang Trung, với vận hội mới. Ca ngợi tình nghĩa vườn đào, ca ngợi cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng, nhưng đấy cũng là sự sẻ chia thống thiết của ông đối với Quang Trung và đối với chính mình, bởi Ngô Thì Nhậm đã nhìn thấy ở ông với vua Quang Trung và với thời cuộc một sự thống nhất tối thượng. Ngô Thì Nhậm đã viết về quá trình tham chính của mình một cách đầy tự hào với những vần thơ đẹp:

Nùng anh bội lỗi, ngọc trì viên

Trường đắc vu chu thị ngự tiền

…Bất thị tứ thời khoa quý hiển

Đan tâm chiếu hướng nhật trung thiên.

(Những bông hoa xinh tươi đang ngậm cánh bên thềm ngọc/ Luôn được phất phơ màu đỏ, đứng hầu nơi ngự tiền/ Không phải có ý khoe khoang vẻ quý trong bốn mùa/ Chỉ muốn đem tấm lòng son hướng cả lên mặt trời giữa trời – Cung cận hoa).

1bao-tang-quang-trung-binh-dinh-quy-nhon-hotel-2.jpg
Tượng thờ Ngô Thì Nhậm trong Điện thờ Tây Sơn tam kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định). Ảnh tư liệu

Trong con mắt Ngô Thì Nhậm, thời đại Quang Trung là một thời đại hết sức tươi sáng bởi có một bậc minh quân, bậc minh quân ấy tuân mệnh trời, thuận lòng người mà sai khiến và chăm lo cho thiên hạ. Sẽ không có một lực cản nào trên con đường tiến lên của vua, của nước. Trong bài Thị ngự chu quá Hà – Trung hồi cung kí, ông viết:

Ba đào vạn khoảnh dược ngư long

Tây bắc minh mê thủy sở tòng

… Thừa thuận cẩm phàm đa đắc ý

Thi thuyền phá lãng tác tiên phong

(Muôn khoảnh sóng cồn, cá rồng bơi nhảy/ Làn biển tây bắc thăm thẳm, nước tuôn về đó/… Buồm gấm thuận chiều gió, nhiều sự đắc ý/ Một con thuyền thơ đi tiên phong, quyết tung sóng tiến lên).

Thời đại không chỉ để Ngô Thì Nhậm thi thố tài năng, mà còn là môi trường và lí do cho mạch thơ ông tuôn chảy. Trên viễn trình làm sứ thần giao thiệp với Thanh triều, Ngô Thì Nhậm cũng không quên ghi lại những cảm xúc nơi non nước ông qua. Có điều, ở đây không còn cảm xúc về tấm thân lênh đênh lưu lạc như thời tao loạn. Dù lênh đênh xứ người, nhưng mang trong mình niềm kiêu hãnh phấn chấn của người chiến thắng, đại diện của một dân tộc anh hùng, cảnh vật vào thơ ông luôn luôn tươi sáng, khôi vĩ, và tâm thế của người đi là tâm thế của người làm chủ tình thế:

Sứ tinh thiều đệ trú Thanh san

Tảo khởi thôi đồng sức mã an

…Hà xứ hồng luân thôi nhất khởi

Bát khai yên vụ kiến sơn nhan

(Thanh sơn hiểu vọng)

(Ngọn cờ sứ rong ruổi đường xa, tạm dừng trên núi Thanh sơn/ Sớm dậy, giục bọn tùy tùng đóng yên ngựa/ … Bỗng một vừng đỏ từ đâu đẩy lên/ Mở toang làn mù khói, lộ rõ bộ mặt núi).

Những tác phẩm Ngô Thì Nhậm viết dưới thời Tây Sơn, quả không còn những chùa miếu hoang tàn, những bến chài leo lét…, ở đây, người ta chỉ thấy thứ ánh sáng đẹp đẽ, diệu kì, những hình ảnh tươi sáng, kì vĩ phơi phới. Ở đấy là thế giới lấp lánh sắc hoa, tinh kì, của những ngọn sóng cả hùng tráng nâng đỡ con thuyền rồng, những vầng mặt trời đỏ chói và cánh mai nở trắng sương sớm… Không còn những buổi chiều, những màn đêm, mọi khởi đầu đều từ ánh bình minh. Bài Đại phong có lẽ là bài thơ phản ánh đầy đủ nhất tinh thần lạc quan và hạnh phúc này:

Vạn đội du long ủng Ngọc hoàng

Uy gia tứ hải cộng phi dương

Tảo không tích vụ khai thu sắc

Y cựu trung thiên kiến thái dương

Xuy khứ dĩ vô trần cấu tại

Quy lai trùng đổ thất gia xương

Phi khâm độc tự ngâm du tử

Tây thượng tường vân thị cố hương

(Muôn đội con rồng đang lượn lờ ôm quanh Ngọc hoàng/ Gặp khi uy thế tràn khắp bốn biển/, bỗng cùng tung bay/ Quét sạch mù khói dày đặc, làm tươi sáng màu thu/ Giữa trời lại rạng tỏ vầng thái dương như trước/ Bao bụi bặm trong thiên hạ đã thổi đi hết/ Trở về lại thấy cửa nhà thịnh vượng/ Một mình ngồi phanh áo hóng mát mà ngâm câu du tử/ áng mây lành phía trời tây kia là nơi cố hương).

chuyencualang-anh3_fvxi.jpg
Nhà thờ họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh tư liệu

Về cơ bản, có thể chia sáng tác của Ngô Thì Nhậm ra làm hai giai đoạn: giai đoạn dưới thời vua Lê – chúa Trịnh và giai đoạn ông làm việc cho Tây Sơn. Mỗi giai đoạn, văn thơ ông chất chứa một tâm sự khác nhau như trên đã phân tích. Ngoài ra, ông còn để lại một số tác phẩm chính luận, đó là hệ thống chiếu, biểu, thư từ viết trên cương vị của mình hay thay mặt vua Quang Trung soạn thảo.

Tuy vậy, nhìn vào tổng thể sự nghiệp trước tác của ông, ta có thể thấy trên nhiều mặt: động cơ, mục đích, cảm hứng sáng tác… đều thống nhất xuất phát điểm là hoài bão giải phóng năng lực, tấm lòng yêu dân yêu nước. Ngô Thì Nhậm, một con người biết chọn lựa cách sống, đã trải nhiều trạng thái của thực tiễn, nếm đủ cay đắng, ngọt bùi và sống một đời sống, một đời hoạt động hết sức phong phú mà trong lịch sử dường như ít gặp.

Cái chết thê thảm sau trận đòn thù của Đặng Trần Thường – người bạn cũ – trước cửa Văn Miếu đã đưa ông vào hàng ngũ những người có số phận bi kịch và kì lạ trong lịch sử nhân vật, lịch sử văn học Việt Nam, và vì thế, đó là một số phận khó bình luận. Dẫu sao, Ngô Thì Nhậm đã sống một cuộc sống và chết một cái chết mà bản thân ông có thể đã rất tự hào, cũng như người đời sau có thể tự hào vì dân tộc đã có một người trước tác như ông.

Chú thích:

(1). Dẫn theo: Vũ Khiêu, “Lời giới thiệu”, Thơ Ngô Thì Nhậm tuyển dịch, Nxb. Văn học, H. 1986, tr.10

(2). Chính cha ông là Ngô Thì Sĩ cũng rất thừa nhận tài năng của ông, trong bức thư gửi con trai mình, Ngô Thì Sĩ viết: “Con ta lấy tài năng gặp được tao ngộ dị thường, lấy tâm cơ đáp ứng với ủy nhiệm khó khăn, lấy trung thành làm liều thuốc tiên để gạt bỏ gian hiểm và tiêu tan khí lam chướng. Tướng sĩ trong một đạo đều tuân theo hiệu lệnh. Kẻ địch ngoài bờ cõi không lường biết được mưu cơ. Muôn khe, nghìn dặm không đâu cho là xa. Quân muôn bếp thống nhất như một người. Bậc đại trượng phu văn võ cùng đi đôi, bằng phẳng và hiểm trở coi là một, thực là rất xứng đáng vậy.”(Vũ Khiêu, Sđd, tr.11)

(3). Dẫn theo Vũ Khiêu, sđd, tr.8.

(4). Ngô Thì Sĩ rất chú trọng vấn đề hòa hợp tư tưởng Nho, Phật Lão. Trong thời gian trị nhậm ở Lạng Sơn, ông đã cho xây dựng chùa Tam giáo có lẽ nhằm mục đích này. Chùa nay vẫn còn bên cạnh động Nhị Thanh (cũng do Ngô Thì Sĩ phát hiện, khai thác), ở về phía nam Thành phố Lạng Sơn.

(5). Trong một kiến nghị gửi cho chúa Trịnh trước đó, Ngô Thì Nhậm đã tỏ ra cô đơn khi đối lập mình với đa số nhà nho – quan lại đương thời, khi viết: “Vì họ (các nhà nho quan lại – chú thích của người viết) không được dạy dỗ về đức hạnh cho nên có những người ngạo với bề trên cho là giỏi, nhờn với người lớn cho là hay; không thích sửa mình mà thích bàn việc nước… Họ đem cái miệng lưỡi sắc bén mà tô điểm cho lòng dạ bí hiểm. Họ đem cái đầu óc ngang tàng mà che đậy cho ruột gan quỷ quyệt.” (Dẫn theo Vũ Khiêu, sđd, tr.14).

Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: Các ngành, địa phương phải chủ động nắm bắt, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp

Chiều 12/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các Hội Doanh nghiệp. Đồng chủ trì hội nghị có đồng chí Bùi Thanh An - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương;...

Thành phố Vinh phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa để phát triển xứng đáng với kỳ vọng

Tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì, đồng chí Vương Đình Huệ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội có bài phát biểu chúc mừng. Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu. Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thưa các...

Cùng tác giả

Nghệ An gặp mặt các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tiêu biểu năm 2024

Sáng 25/11, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An phối hợp với Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thường trực Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, các tín đồ tiêu biểu trong tôn giáo năm 2024. Toàn cảnh hội nghị. Hội nghị đã đánh giá kết quả phối hợp giữa Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ủy...

Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev có cuộc gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam – Bulgaria thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria. Cùng tham dự buổi gặp gỡ có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Hội...

Sôi nổi ngày hội hiến máu tình nguyện của tuổi trẻ Hà Tĩnh

TPO – Trong sáng 24/11, tuổi trẻ thành phố Hà Tĩnh phối hợp tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện, cùng tham gia có đông đảo lực lượng thanh niên. 24/11/2024 | 16:49 TPO – Trong sáng 24/11, tuổi trẻ thành phố Hà Tĩnh phối hợp tổ chức ngày hội hiến máu...

Trả lời nhanh như chớp, 10X trường Quốc học Huế giành vòng nguyệt quế Olympia

Trận thi đấu tuần 2, tháng 2, quý 1 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25 chứng kiến màn so tài kịch tính của 4 nhà leo núi: Lê Quang Duy Khoa (THPT chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên – Huế), Phạm Đức Hoàng (THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội), Tiền Quốc Khánh (THPT Thống Nhất A, Đồng Nai) và Nguyễn Đức Nhật (THPT Thái Hòa, Nghệ An). Bốn nhà leo núi trong tuần này. (Ảnh: BTC) Bước vào phần...

Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Triển lãm là sự kiện nhằm chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ...

Cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An lần thứ XI

Tham dự đại hội, về phía Trung ương có Phó Giáo sư, Tiến sĩ , nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học -nghệ thuật Việt Nam; Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Phó Giáo sư...

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ – Một thiên sử vàng'

Âm vang một thời Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng mấy ngày qua, nhiều người dân thành phố Vinh vẫn dành thời gian đến với triển lãm “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”. Ông Nguyễn Viết Lợi - Cựu chiến binh phường Quang Trung cho biết: “Thời tiết rất nóng bức nhưng tôi vẫn cố gắng đến xem triển lãm về chiến thắng Điện Biên Phủ. Là một người lính tham gia cuộc kháng chiến...

Công diễn vở kịch hát 'Lời Người lời của nước non'

Tham dự buổi công diễn có đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá & Thể thao; đại diện Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh. Đông đảo nhân dân trên địa bàn đã đến thưởng thức vở diễn. Vở diễn đã nhận giải thưởng của Ban chỉ đạo Trung ương và đạt giải Tác phẩm xuất sắc “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm...

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 6 bộ phim: “Điện Biên Phủ”, “Hồi ức Điện Biên”, “Chuyện những người lính già”, “Đồng hành cùng lịch sử”, “Chia lửa cùng Điện Biên”, “Điện Biên Phủ niềm hy vọng”. Đây là những bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến...

Nghệ An giành 1 giải Vàng, 2 giải Bạc tại Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) thu hút sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, với nhiều hình thức thể hiện, gồm: Ca, múa, nhạc. Các thành viên Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Nghệ An tại Lễ xuất...

Ra mắt cuốn sách ‘Nhà tầng hồi nớ…’ nhân dịp kỷ niệm 50 năm tái thiết thành phố Vinh

Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Thị Thu Hường - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo các hội hữu nghị, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, họa sĩ trong và ngoài nước, cùng đông đảo những người yêu mến thành phố Vinh. ...

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật bế mạc hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tham dự chương trình có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Văn Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao... cùng đại diện các sở, ban,...

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Sản phẩm được phát hành dưới dạng đĩa vật lý, USB cũng như digital version trên các nền tảng nhạc số. Đây là dự án mà nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết chuẩn bị và mất 4 năm mới hoàn thiện. Tham dự buổi họp báo ra mắt có NSND Thanh Hoa, Giám đốc Âm nhạc Nguyễn Hữu Vượng, cùng đông đảo các phóng viên báo chí. Ca sỹ...

Đặc sắc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghĩa Đàn năm nay được tổ chức với rất nhiều hoạt động như đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, điền kinh và kéo co, thu hút gần 300 vận động viên đến từ các làng của xã Nghĩa Lợi gồm: Lung Thượng, Lung Hạ, Tân Cay, Tân Thái, Ngọc Lam, Hưng Thịnh và Thái Thịnh. Thi môn đấu kéo co. Ảnh:...

Nghệ An phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Thị Hoài Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Thành; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành. Các đại biểu dự Lễ phát động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất