Ngày 13/3/2954, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, Bổ Tổng Tư lệnh và Kế hoạch tác chiến Chiến dịch, pháo binh ta đồng loạt khai hoả bắn dồn dập vào cứ điểm Him Lam, làm hiệu lệnh tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật tổ chức, sử dụng pháo binh được hình thành và có bước phát triển toàn diện, từ chủ động xây dựng lực lượng pháo binh vững mạnh, sử dụng tập trung, có trọng điểm; tạo lập thế trận pháo binh vững chắc, liên hoàn đến vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo, phát huy uy lực của từng loại pháo.
Đối với Bộ đội Pháo binh, việc kéo pháo vào đã là kỳ tích không dễ gì đạt được. Biết bao mồ hôi, xương máu, sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ, những khẩu phảo mới có thể “trèo đèo, vượt núi” vượt qua quân địch mà đi vào mặt trận ta.
Đặc biệt, trước phương tâm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” của Bộ chỉ huy Chiến dịch, các đơn vị đã dóc hết công sức, vượt qua hy sinh để kéo pháo, bảo đảm kế hoạch tác chiến của cấp trên được thực thi nghiêm túc.
Chính vì vậy, chỉ trong vòng 56 ngày đêm, lực lượng pháo binh non trẻ của Quân đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là hỏa lực mặt đất chủ yếu chế áp, tiêu diệt các trận địa pháo binh, khống chế sân bay, phá hoại sở chỉ huy, kho tàng, triệt đường tiếp tế của địch và chi viện có hiệu quả cho bộ binh thắt chặt vòng vây, tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, góp phần quan trọng vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
|
Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, với quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp tại Điện Biên Phủ. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu kế hoạch tác chiến. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Lần đầu tiên, lực lượng pháo binh được huy động với mức cao nhất, gồm Trung đoàn 45 lựu pháo 105 ly, Trung đoàn 675 sơn pháo 75 ly (thuộc Đại đoàn công pháo 351) và các tiểu đoàn pháo trong biên chế của các đại đoàn, trung đoàn chủ lực tham gia chiến dịch. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Các chiến sĩ pháo binh của ta đã dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ với hai bàn tay đã kéo những khẩu pháo nặng hàng tấn vào trận địa. Ảnh: (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Quá trình kéo pháo vất vả và gian khổ đã xuất hiện những tấm gương anh hùng dũng cảm như anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Pháo cao xạ phát huy sức mạnh tại Điện Biên Phủ, khiến quân Pháp hoang mang, lúng túng. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Đèo Pha-đin trên đường số 6, nơi đã chứng kiến các cuộc hành quân lớn của quân đội ta vào chiến dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Các đơn vị xung kích của ta dưới sự yểm trợ của pháo binh tấn công sân bay Mường Thanh. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Đúng 17 giờ 5 phút ngày 13/3/1954, Trung đoàn 45 vinh dự bắn phát đạn đầu tiên nhằm vào Him Lam, phân khu trung tâm, các sân bay, trận địa pháo, kho tàng của địch… mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta đã bắn rơi và phá hủy 177 máy bay các loại của địch. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Các chiến sĩ pháo binh của ta đang tích cực chuẩn bị cho giờ nổ súng. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Các đơn vị pháo binh của ta tiếp tục pháo kích vào các vị trí của địch ở vị trí 206. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Ngày 22/4/1954, quân ta đã bất ngờ tấn công vị trí 206 và tiêu diệt hoàn toàn vị trí này, đây là vị trí cuối cùng ở phía Tây sân bay Mường Thanh. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Quang cảnh chung khu đồi Độc Lập, lá cờ Quyết chiến quyết thắng, phần thưởng cao quý của Hồ Chủ tịch đang được các chiến sĩ xung kích phất cao trên nóc hầm chỉ huy địch sau khi các lực lượng phối hợp tiêu diệt hoàn toàn vị trí này ngày 14/3/1954. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị trúng đạn pháo của ta đang bốc cháy, các vị trí trên đồi này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3, ngày mở đầu chiến dịch. Trận mở đầu chiến dịch thắng lợi giòn giã. Thắng lợi đó có vai trò quan trọng của hỏa lực pháo binh. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Ngày 22/4/1954, quân ta đã bất ngờ tấn công vị trí 206 và tiêu diệt hoàn toàn vị trí này, đây là vị trí cuối cùng ở phía Tây sân bay Mường Thanh. (Nguồn: Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
|
Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị trúng đạn pháo của ta đang bốc cháy, các vị trí trên đồi này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3, ngày mở đầu chiến dịch. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Với thế trận áp đảo trên tất cả các mặt trận, toàn bộ giặc Pháp ở Điện Biên Phủ đã kéo cờ trắng ra hàng. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Trong các ngày 6 và 7/5, pháo binh ta liên tục tập kích hỏa lực vào Sở Chỉ huy của tướng De Castries và các điểm cao, hỗ trợ bộ binh tiến công tiêu diệt các mục tiêu, toàn bộ chỉ huy địch ở Điện Biên Phủ, đi đầu là Tướng De Castries ra hàng. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Ngày 7/5/1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, toàn bộ tập đòan cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ đã bị quân ta tiêu diệt, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” đang phấp phới bay trên nóc hầm Tướng De Castries. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Hàng trăm chiến sĩ dùng sức người kéo pháo vào trận địa, vượt qua núi cao, vực sâu, đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, góp phần xứng đáng vào chiến thắng của Chiến dịch. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
|
Lực lượng pháo cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc, không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, mà còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không cho quân Pháp tại Điện Biên Phủ. (Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN) |
window.fbAsyncInit=function(){FB.init({appId:’277749645924281′,xfbml:true,version:’v18.0′});FB.AppEvents.logPageView();};(function(d,s,id){var js,fjs=d.getElementsByTagName(s)[0];if(d.getElementById(id)){return;}js=d.createElement(s);js.id=id;js.src=”https://connect.facebook.net/en_US/sdk.js”;fjs.parentNode.insertBefore(js,fjs);}(document,’script’,’facebook-jssdk’));
Nguồn