Trang chủNewsThế giớiNghệ thuật "đi trên dây" và thử làm một việc khó

Nghệ thuật “đi trên dây” và thử làm một việc khó

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chuẩn bị có chuyến thăm chỉ vài giờ tới Ukraine nhưng chắc chắn sẽ làm được nhiều điều, không chỉ vì lợi ích của Ấn Độ mà còn vị cục diện xung đột Nga-Ukraine.

Ấn Độ 'đi trên dây' khi làm bạn với cả Ukraine và Nga
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (bên phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy vào tháng 6/2024. (Nguồn: Hindustan Times)

Không muốn mất đi những gì vốn có

Chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào ngày 23/8 này sẽ khiến Nga đặc biệt lưu tâm. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ tìm cách điều hướng quan hệ với hai đối tác vốn đối đầu nhau là Nga và phương Tây.

Ấn Độ là một trong số ít quốc gia có quan hệ thương mại và ngoại giao phát triển với cả hai bên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, gây nên căng thẳng toàn cầu, dẫn tới các lệnh trừng phạt đối với Điện Kremlin.

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tìm cách giữ lập trường trung lập trong suốt cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng đã vấp phải sự chỉ trích vì duy trì quan hệ thương mại và ngoại giao chặt chẽ với Moscow.

Hiện tại, Ấn Độ dường như đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ukraine thông qua chuyến thăm Kiev của Thủ tướng Modi vào tuần này, diễn ra theo lời mời của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Chuyến thăm của ông Modi sẽ là chuyến đi đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Ấn Độ tới Ukraine kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập cách đây hơn 30 năm, khi quốc gia châu Âu này giành được độc lập vào năm 1991.

Rick Rossow, chuyên gia nghiên cứu chính sách Mỹ-Ấn Độ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định Ấn Độ có mối quan hệ “sâu sắc hơn nhiều” với Nga nhưng muốn cải thiện mối quan hệ song phương còn “non trẻ” với Kiev.

“Trong năm tài chính 2021-2022, thương mại hàng hóa của Ấn Độ với Ukraine chỉ đạt khoảng 3,4 tỷ USD so với 13 tỷ USD với Nga. Moscow đã cung cấp cho New Delhi quyền tiếp cận các loại vũ khí tiên tiến mà các nhà sản xuất lớn khác như Mỹ chỉ mới phê chuẩn xuất khẩu sang Ấn Độ gần đây…

Tuy nhiên, Ấn Độ cũng có sinh viên đang học tập tại Ukraine, mua thiết bị quốc phòng từ Ukraine và Ukraine là một trong 50 đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ”, chuyên gia Rick Rossow phân tích đồng thời kết luận rằng quan hệ giữa Ấn Độ và Ukraine “không phải là không đáng kể”.

Bước ngoặt lịch sử

Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, đây sẽ là chuyến thăm “mang tính bước ngoặt và lịch sử”.

Tại cuộc họp báo về chuyến thăm, Vụ trưởng Vụ phương Tây của Bộ Ngoại giao Ấn Độ Tanmaya Lal khẳng định, New Delhi có mối quan hệ thực chất và độc lập với cả Nga và Ukraine. Chuyến thăm này sẽ dựa trên sự hợp tác liên tục và lâu dài giữa Ấn Độ và Ukraine.

“Hòa bình lâu dài chỉ có thể đạt được thông qua các lựa chọn được cả hai bên chấp nhận. Về phần mình, Ấn Độ tiếp tục hợp tác với tất cả các bên liên quan”, ông Tanmaya Lal cho biết.

Phía Ukraine cho biết khi lãnh đạo hai nước trực tiếp gặp gỡ vào ngày 23/8, Thủ tướng Modi và Tổng thống Zelensky sẽ thảo luận về quan hệ song phương và hợp tác đa phương.

Quan hệ giữa Ukraine và Ấn Độ chắc chắn đang ở giai đoạn mới phát triển so với mối quan hệ giữa New Delhi và Moscow.

Trước đó, Thủ tướng Modi đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 7, đây là lần đầu tiên ông đến thăm Điện Kremlin kể từ năm 2019. Trong thời gian diễn ra cuộc gặp, xung đột Nga-Ukraine diễn biến trên thực địa rất gay gắt và vấp phải phản ứng trái chiều từ cộng đồng quốc tế.

Bất chấp những bình luận đó, Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi đã chào nhau bằng cái ôm nồng ấm và Thủ tướng Modi đã gọi Tổng thống Putin là “người bạn thân mến”, đồng thời ca ngợi “sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau” giữa họ.

Ấn Độ cùng với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Trung Đông được coi là số ít đối tác quốc tế của Nga có tiềm năng đóng vai trò là trung gian hòa giải tương lai giữa Nga và Ukraine.

Hiện tại, tiến trình hòa bình giữa Moscow và Kiev vẫn là viễn cảnh xa vời khi cuộc xung đột đang trong giai đoạn căng thẳng và cả hai bên còn tồn tại nhiều khác biệt về các điều khoản của một lệnh ngừng bắn.

Cầu nối cho hòa bình

Harsh V. Pant, Phó Chủ tịch Quỹ Nghiên cứu Nhà quan sát (ORF) cho rằng Ấn Độ có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để đưa ra sáng kiến hòa bình trong tương lai.

“Tôi nghĩ Thủ tướng Modi luôn chú ý đến Ukraine vì về cơ bản, Ấn Độ có lợi ích lớn trong việc đảm bảo có được một cấu trúc an ninh ổn định ở châu Âu để đáp ứng được nguyện vọng của cả hai bên. Những gì Ấn Độ đã cố gắng làm là điều hướng phản ứng của mình đối với quan hệ Nga-Ukraine nói riêng và Nga-phương Tây nói chung”, chuyên gia Pant đánh giá.

Ông Pant cho rằng chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh Ấn Độ mong muốn chấm dứt xung đột và “cả hai bên thực sự ngồi vào bàn đàm phán”. Ông Pant bổ sung thêm rằng theo quan điểm của Ấn Độ, nếu không có Nga trên bàn đàm phán, sẽ không thể đạt được giải pháp.

Ông Rajiv Bhatia, cựu đại sứ Ấn Độ tại Myanmar và là thành viên tại tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại Gateway House có trụ sở tại Mumbai cũng chia sẻ nhận định trên. Thêm vào đó, ông cho rằng: “Nga là đồng minh truyền thống lâu đời và Ukraine cũng có quan hệ rất thân thiện với Ấn Độ. Đạt được sự cân bằng này là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt khi Ukraine nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phương Tây”.

Theo ông Bhatia, New Delhi không lo ngại chuyến thăm Kiev có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nga.

Trong những tháng gần đây, Kiev đã nhiều lần tìm kiếm sự hỗ trợ của Ấn Độ trong vấn đề giải quyết xung đột với Nga. Vào tháng 3 năm nay, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã có chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ để khuyến khích New Delhi tham gia Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine tại Thụy Sỹ vào tháng 6.

Dù tham gia hội nghị này, nhưng giống như nhiều quốc gia khác, Ấn Độ đã chọn không ký tuyên bố chung vì các cuộc thảo luận không có sự tham gia của Nga. Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố việc tham gia hội nghị phù hợp với cách tiếp cận nhất quán của nước này nhằm tạo điều kiện giải quyết xung đột một cách hòa bình và lâu dài thông qua đối thoại và ngoại giao.

Ngoài ra, các nhà phân tích nhận định chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Modi sẽ giúp Ấn Độ duy trì sự cân bằng trong chính sách đối ngoại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-tuong-an-do-tham-ukraine-nghe-thuat-di-tren-day-va-thu-lam-mot-viec-kho-283535.html

Cùng chủ đề

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Thanh niên Ấn Độ dùng lò vi sóng ‘độ’ AirPods thành máy trợ thính cho bà

Một thanh niên đam mê công nghệ ở Ấn Độ mua cặp AirPods Pro 2 cho người bà khiếm thính vì biết thiết bị này có tính năng trợ thính. Tuy nhiên, anh mau chóng phát hiện ra tính năng này bị chặn theo địa lý ở Ấn Độ do các hạn chế về quy định.Tuy vậy, thay vì bỏ cuộc, Rithwik Jayasimha và hội những người đam mê công nghệ Lagrange Point đã chế tạo một lồng...

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung “hàng nóng” sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu quân đội, chuyển đổi và giải trừ vũ khí Ukraine (CACDS) cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô sơ.

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Ngày 13/11, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng (CISA) đã ra tuyên bố chung cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông thương mại của Mỹ.

Ukraine “lạc quan thận trọng” sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev “hãy tin tưởng”

Ngày 13/11, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha thông báo đã thảo luận với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken tại Brussels, Bỉ, về cuộc xung đột với Nga cũng như tiến trình hội nhập của Kiev.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Mặc dù không đạt được giải pháp cuối cùng, Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Cùng chuyên mục

Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Mặc dù không đạt được giải pháp cuối cùng, Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?

Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11. ...

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

Cấu trúc san hô đơn lẻ lớn đến mức các nhà nghiên cứu đi thuyền ban đầu nghĩ rằng họ tình cờ bắt gặp một xác tàu đắm khổng lồ. ...

Mới nhất

Chuyển đổi số là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp buộc phải có cuộc ‘cách mạng’ về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào toàn bộ quy trình hoạt động. Đó là ý kiến của hầu hết doanh nghiệp tại các phiên chuyên đề của Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ 2...

Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024, ngày 14/11 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ đã tổ chức buổi tọa đàm “Của phố và người -...

Tối 14-11, giá vàng tiếp tục rớt mạnh

(NLĐO) - Giá vàng thế giới giảm thêm gần 20 USD/ounce, lùi sâu về mốc 2.550 USD/ounce kéo giá vàng miếng SJC đi xuống. ...

Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024

Sáng 14/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (Lễ Tuyên dương) đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo, Ban...

‘Không phải cứ học trường có tiếng là sẽ thành công’

Đó là những điều 'gan ruột' mà ông Đống Lương Sơn, nguyên tổng giám đốc khách sạn Yasaka-Saigon-Nhatrang, nói với học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM tại buổi định hướng nghề nghiệp giữa tháng 11-2024. ...

Mới nhất