Trang chủFigureTổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngNghệ thuật cân bằng quan hệ với các nước lớn

Nghệ thuật cân bằng quan hệ với các nước lớn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại một di sản đối ngoại to lớn và sâu sắc cho Việt Nam.

Kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao của dân tộc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp.

Có thể nói, Tổng Bí thư đã định hình và vận dụng thành công nghệ thuật cân bằng quan hệ với các nước lớn cho Việt Nam.

Ngoại giao cây tre

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14.12.2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định Việt Nam đã xây dựng nên “trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”,… thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam”.

Ngoại giao Việt Nam được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát là “kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, can trường trước mọi khó khăn, thử thách, vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; đoàn kết, nhân ái nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc”. Tư tưởng này đã được thể hiện xuyên suốt trong cách tiếp cận của Tổng Bí thư trong việc xử lý hài hòa, đúng đắn và hiệu quả quan hệ với các nước lớn.

Nghệ thuật cân bằng quan hệ với các nước lớn- Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 12.12.2023. TTXVN

Trong quan hệ với Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cách ứng xử mềm dẻo và linh hoạt, vừa kiên định bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, vừa duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác. Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư năm 2011, hai nước đã ký kết Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Điều này thể hiện chủ trương của Việt Nam trong giải quyết hoà bình tranh chấp trên Biển Đông và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Tháng 1.2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, trong đó hai bên nhấn mạnh sẽ kịp thời trao đổi, giải quyết thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, duy trì đà phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt – Trung. Tiếp đó, tháng 10.2022, ngay sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời cam kết quản lý tốt bất đồng trên biển thông qua đối thoại và tham vấn. Tiếp nối những kết quả này, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 12.2023, hai bên đã làm sâu sắc hơn quan hệ với Tuyên bố chung về xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ Việt Nam – Mỹ đã có bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2013, hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Mỹ và được đón tiếp tại Nhà Trắng. Chuyến thăm được đánh giá là “chuyến thăm lịch sử”, mở ra trang mới trong quan hệ hai nước. Trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung, thể hiện quyết tâm của hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương và hợp tác về các vấn đề khu vực, quốc tế.

Năm 2023, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Joe Biden đã đánh dấu một bước ngoặt nữa trong quan hệ Việt – Mỹ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Quyết định này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư trong việc tận dụng cơ hội hợp tác với các nước lớn để phục vụ lợi ích quốc gia – dân tộc. Đáng chú ý, khuôn khổ hợp tác mới không chỉ giới hạn ở các lĩnh vực truyền thống như kinh tế, thương mại, mà còn mở rộng sang những lĩnh vực then chốt của thế kỷ 21 như công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, lĩnh vực bán dẫn và chip.

Nghệ thuật cân bằng quan hệ với các nước lớn- Ảnh 2.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden chụp ảnh chung trước khi tiến hành hội đàm, ngày 10.9.2023. TTXVN

Bên cạnh việc nâng cấp quan hệ với Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam cũng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục coi trọng và thúc đẩy quan hệ truyền thống hữu nghị với Liên bang Nga. Năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, củng cố quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Đáng chú ý, vào tháng 6.2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Chuyến thăm này không chỉ khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Việt – Nga mà còn thể hiện sự khéo léo của Việt Nam trong việc cân bằng quan hệ với các cường quốc trong bối cảnh địa chính trị phức tạp.

Kiên định “bốn không”

Trước cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, gây áp lực chọn bên cho Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định trong các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo các nước lớn rằng Việt Nam kiên định thực hiện chính sách “Bốn không”: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Chính nhờ kiên định trong những nguyên tắc này mà Việt Nam duy trì được tự chủ chiến lược, đồng thời khẳng định uy tín “là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận được sự tiếc thương sâu sắc không chỉ từ nhân dân Việt Nam mà còn từ cộng đồng quốc tế, trong đó có nguyên thủ các nước lớn. Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân đến Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh để viếng và ghi sổ tang. Trong bài viết tại sổ tang, ông Tập đã gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc”, khẳng định những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư trong việc thúc đẩy quan hệ Việt – Trung. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng gửi lời chia buồn, ca ngợi Tổng Bí thư là “người ủng hộ mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân Mỹ và Việt Nam”. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thư chia buồn đã nhấn mạnh: “Nước Nga sẽ nhớ đến Tổng Bí thư như một người bạn thực sự có đóng góp cá nhân to lớn cho việc thiết lập và phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Moscow và Hà Nội”.

Sự chia sẻ, đánh giá cao của lãnh đạo các nước không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn phản ánh thành công của nghệ thuật cân bằng quan hệ với các cường quốc mà Tổng Bí thư đã đặt nền móng và duy trì trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước. Điều này một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, việc kế thừa và phát huy di sản đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là tư tưởng ngoại giao cây tre, sẽ giúp Việt Nam tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Nâng đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đã đạt “nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với tập thể Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong chỉ đạo các vấn đề đối ngoại quan trọng, xử lý đúng đắn các mối quan hệ đối ngoại, đánh giá, dự báo sát và đúng tình hình, “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”, để linh hoạt “biết cương, biết nhu”, “biết tiến, biết thoái” trên cơ sở bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc.

Một trong những “di sản” đối ngoại mang dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là việc chúng ta không chỉ giữ vững “trong ấm, ngoài êm” để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế đang trải qua những biến động lớn, rất phức tạp, mà còn nâng lên tầm cao mới với chất lượng mới, nội hàm chiến lược mới, độ tin cậy chính trị cao hơn và hợp tác thực chất, hiệu quả hơn trong quan hệ với các nước láng giềng, các cường quốc hàng đầu, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống cũng như uy tín, vị thế mới của Việt Nam trên cả bình diện song phương và đa phương. Những thành tựu này đã góp phần khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Trực tiếp tham gia các hoạt động đối ngoại cấp cao của Đảng, Nhà nước ta, Tổng Bí thư luôn để lại cho các đối tác, bạn bè quốc tế ấn tượng tốt đẹp về một nước Việt Nam phát triển năng động, giàu văn hiến, hòa hiếu, đề cao chính nghĩa, lẽ phải, tôn trọng luật pháp quốc tế, ứng xử có lý, có tình, là bạn bè thủy chung, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; về hình ảnh một nhà lãnh đạo có uy tín lớn, có tầm nhìn xa trông rộng, tư duy sắc bén, ứng xử mẫu mực, tinh tế, chân thành, gần gũi và giản dị.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/nghe-thuat-can-bang-quan-he-voi-cac-nuoc-lon-185240722225828375.htm

Cùng chủ đề

Binh sĩ Ấn Độ, Trung Quốc tặng kẹo cho nhau, ngừng đối đầu ở biên giới

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc trao đổi kẹo ngọt tại một số điểm biên giới, báo hiệu sự tan băng trong quan hệ song phương sau khi hoàn tất tiến trình rút quân khỏi 2 điểm tranh chấp. ...

Tập đoàn hạt nhân Trung Quốc công bố chip phát hiện bức xạ đầu tiên thế giới

Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) cho biết họ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt con chip đầu tiên trên thế giới có thể phát hiện bức xạ tia X và tia gamma. ...

Tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh: nguồn cảm hứng cho quan hệ đối ngoại Việt – Trung hiện...

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Hồ Chí Minh - Vì một thế giới hòa bình, hữu nghị và phát triển". Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế. Đây là hoạt động...

Ông Tập Cận Bình: Sẽ chỉ đạo kết nối giao thông Trung Quốc với Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định như trên trong cuộc gặp ngắn với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Nga. Cùng ngày, Thủ tướng cũng gặp lãnh đạo Lào và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị BRICS ở Kazan ngày 23-10 - Ảnh: AFP Kết nối giao thông để kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Tối 23-10 (giờ Nga,...

Nga diễn tập các đơn vị tên lửa hạt nhân, Tổng thống Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine, Israel kêu gọi Hamas...

Ukraine sơ tán hàng nghìn dân khỏi Kupiansk, Venezuela bắt công dân Mỹ với cáo buộc khủng bố, Philippines thúc giục ASEAN hoàn tất COC, Mỹ trừng phạt các công ty Trung Quốc liên quan đến UAV Nga…là một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier (phải) đón Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Berlin ngày 18/10. (Nguồn: AA)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Tổng thống Hoa Kỳ chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tiếp theo lời chia buồn của lãnh đạo các nước, đêm 19-7 (theo giờ địa phương), Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã có tuyên bố về việc Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần.Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà chính trị lỗi lạc, nhà lãnh đạo mẫu mựcCuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trường phái ‘ngoại giao cây tre Việt Nam’

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên đưa ra hình tượng, trường phái "ngoại giao cây tre Việt Nam" với gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, ngày càng được quốc tế thừa nhận rộng rãi. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên đề cập đến ngoại giao "cây tre Việt Nam”. Trong bài phát biểu kéo dài hơn 60 phút...

Người dân có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP Hồ Chí Minh

Sáng 25/7, đông đảo người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã có mặt từ sớm để chờ đến giờ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Cô Lê Thị Kim Liên, quê Lâm Đồng đã đón xe khách từ 1 giờ sáng ngày 25/7 đến đến Hội trường Thống Nhất lúc 6 giờ để kịp vào viếng. Mặc dù tại Lâm Đồng...

Cùng chuyên mục

20:09:30

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà ngoại giao xuất sắc

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, công tác đối ngoại luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Xác định được tầm quan trọng của công tác ngoại giao trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tại Hội trường Diên Hồng. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tòa án nhân dân

NDO - Gần 60 năm hoạt động cách mạng, trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo và để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong hệ thống Tòa án nhân dân.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019. Trên cương vị Chủ tịch...

Những khoảnh khắc gần gũi, bình dị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong suốt quá trình công tác, dù ở cương vị nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn khiêm nhường, giản dị, gần gũi với nhân dân. Vtcnews.vn Nguồn:https://vtcnews.vn/nhung-khoanh-khac-gan-gui-binh-di-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-ar886893.html

Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOV.VN - Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Chai Watcharong hôm qua (31/7) cho biết Thủ tướng Thái Lan đã yêu cầu treo cờ rủ trong 2 ngày 1-2/8/2024 để tướng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.   Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin viếng, dâng vòng hoa và ghi sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Theo ông Chai Watcharong, Thủ tướng Srettha đã yêu cầu tất cả các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước trên toàn quốc...

Phong cách ‘ngoại giao cây tre’ của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao cho rằng trường phái 'ngoại giao cây tre' có nội hàm sâu sắc, đó là 'vững ở gốc', 'chắc ở thân' và 'uyển chuyển ở cành'. Ngày 31.7, Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao đăng cai tổ chức Tọa đàm cấp khối với chủ đề "Ngoại giao cây tre Việt Nam: Các thành tựu đối ngoại quan trọng thời gian qua góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII...

Mới nhất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn...

Uống nước mía vắt chanh có chữa ung thư?

Uống nước mía vắt chanh có chữa ung thư?Thời gian gần đây có nhiều người đồn thổi uống nước mía vắt chanh có thể chữa được ung thư. Nói về vấn đề này, Báo VnExpress dẫn lời Bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K cho biết, đây là phương pháp...

Mới nhất